Thất thu hàng nghìn tỷ đồng vì thuốc lá nhập lậu
Năm 2008, thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam đã làm thất thu thuế của Nhà nước khoảng 2.500-3.000 tỷ đồng
Năm 2008, thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam đã làm thất thu thuế của Nhà nước khoảng 2.500-3.000 tỷ đồng.
Con số này được ông Nguyễn Thái Sinh, Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam đưa ra tại hội nghị triển khai công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của Ban chỉ đạo 127 Trung ương ngày 21/3/2009.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, năm 2008 có hơn 700 triệu bao thuốc lá ngoại nhập lậu và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, chiếm khoảng 15-20% sản lượng tiêu thụ nội địa.
Đứng đầu là một số địa phương ở miền Nam, thuốc lá nhập lậu đã chiếm thị phần tiêu thụ rất lớn, như Cần Thơ chiếm 70% thị phần, Tp.HCM 46%. Tính chung các tỉnh Đông Nam Bộ thuốc lá lậu chiếm 41% thị phần. Trong đó, chiếm hơn 90% là hai nhãn hiệu thuốc lá lậu Jet và Hero.
Với số lượng thuốc lá nhập lậu trên, năm 2008, Nhà nước đã thất thu thuế khoảng 2.500- 3.000 tỷ đồng. “ Ngoài ra, ngoại tệ của đất nước còn “chảy máu” khoảng hơn 200 triệu USD để thu mua thuốc lá ngoại từ bên ngoài biên giới”, ông Sinh nói.
Không những thế, tình hình thuốc lá nhập lậu cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.
Cũng theo thống kê của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, lượng thuốc lá điếu nhập lậu năm 2008 đã làm toàn ngành mất khoảng 15.000 tấn nguyên liệu thuốc lá cung ứng ra thị trường, tương ứng với 9.000 ha trồng nguyên liệu và 4.000 lao động nông nghiệp mất việc làm trong 4 tháng.
Ngoài ra, lượng thuốc lá lậu còn làm mất đi nguồn cung ứng phụ liệu quan trọng như nguồn cung cấp giấy vấn điếu, đầu lọc, giấy sáp vàng… đáng kể là việc cung cấp nhãn bao (giảm 714 triệu tờ), nhãn tút ( giảm 77 triệu tờ), thùng carton (giảm 1,4 triệu thùng), túi PE (giảm 112 tấn)…
Một trong những lý do khiến lượng thuốc lá nhập lậu “tung hoành”, theo phân tích của Hiệp hội, do thị trường thuốc lá nhập lậu quá lớn, giá thấp hơn thuốc lá trong nước vì không phải chịu thuế. Hơn nữa, tâm lý chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng, sự tham gia vận chuyển của người lao động nghèo vùng biên đã tạo điều kiện cho thuốc lá ngoại lậu… nhập nội.
Ông Nguyễn Thái Sinh cho biết, phần lớn các loại thuốc lá nhập lậu đều không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo về chất lượng, vệ sinh an toàn sản phẩm, không có chế độ bảo quản hợp lý và hầu hết đã quá hạn sử dụng.
Đồng thời, thuốc lá lậu cũng không tuân theo chế độ nhãn hiệu hàng hóa, đặc biệt là không có lời cảnh báo sức khỏe và không có sự kiểm định về an toàn chất lượng sản phẩm.
Trong khi thực tế, tỷ lệ bị thuốc lá lậu bị bắt giữ và tiêu hủy chỉ chiếm khoảng 1,2% so với số lượng thuốc lá đã nhập lậu và đang lưu thông trên thị trường.
Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá lên 65% từ đầu năm 2008 nhằm mục tiêu làm giảm số người hút thuốc, theo ông Sinh sẽ khó có hiệu quả nếu không ngăn chặn được nguồn thuốc lá nhập lậu.
“Tình hình thuốc lá nhập lậu vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, nên nếu Nhà nước không có những giải pháp mạnh, hữu hiệu ngăn chặn triệt để thì chỉ trong thời gian ngắn nữa ngành công nghiệp thuốc lá Việt Nam sẽ khó giữ được vị trí tại thị trường nội địa”, vị đại diện hiệp hội này lo ngại.
Con số này được ông Nguyễn Thái Sinh, Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam đưa ra tại hội nghị triển khai công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của Ban chỉ đạo 127 Trung ương ngày 21/3/2009.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, năm 2008 có hơn 700 triệu bao thuốc lá ngoại nhập lậu và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, chiếm khoảng 15-20% sản lượng tiêu thụ nội địa.
Đứng đầu là một số địa phương ở miền Nam, thuốc lá nhập lậu đã chiếm thị phần tiêu thụ rất lớn, như Cần Thơ chiếm 70% thị phần, Tp.HCM 46%. Tính chung các tỉnh Đông Nam Bộ thuốc lá lậu chiếm 41% thị phần. Trong đó, chiếm hơn 90% là hai nhãn hiệu thuốc lá lậu Jet và Hero.
Với số lượng thuốc lá nhập lậu trên, năm 2008, Nhà nước đã thất thu thuế khoảng 2.500- 3.000 tỷ đồng. “ Ngoài ra, ngoại tệ của đất nước còn “chảy máu” khoảng hơn 200 triệu USD để thu mua thuốc lá ngoại từ bên ngoài biên giới”, ông Sinh nói.
Không những thế, tình hình thuốc lá nhập lậu cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.
Cũng theo thống kê của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, lượng thuốc lá điếu nhập lậu năm 2008 đã làm toàn ngành mất khoảng 15.000 tấn nguyên liệu thuốc lá cung ứng ra thị trường, tương ứng với 9.000 ha trồng nguyên liệu và 4.000 lao động nông nghiệp mất việc làm trong 4 tháng.
Ngoài ra, lượng thuốc lá lậu còn làm mất đi nguồn cung ứng phụ liệu quan trọng như nguồn cung cấp giấy vấn điếu, đầu lọc, giấy sáp vàng… đáng kể là việc cung cấp nhãn bao (giảm 714 triệu tờ), nhãn tút ( giảm 77 triệu tờ), thùng carton (giảm 1,4 triệu thùng), túi PE (giảm 112 tấn)…
Một trong những lý do khiến lượng thuốc lá nhập lậu “tung hoành”, theo phân tích của Hiệp hội, do thị trường thuốc lá nhập lậu quá lớn, giá thấp hơn thuốc lá trong nước vì không phải chịu thuế. Hơn nữa, tâm lý chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng, sự tham gia vận chuyển của người lao động nghèo vùng biên đã tạo điều kiện cho thuốc lá ngoại lậu… nhập nội.
Ông Nguyễn Thái Sinh cho biết, phần lớn các loại thuốc lá nhập lậu đều không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo về chất lượng, vệ sinh an toàn sản phẩm, không có chế độ bảo quản hợp lý và hầu hết đã quá hạn sử dụng.
Đồng thời, thuốc lá lậu cũng không tuân theo chế độ nhãn hiệu hàng hóa, đặc biệt là không có lời cảnh báo sức khỏe và không có sự kiểm định về an toàn chất lượng sản phẩm.
Trong khi thực tế, tỷ lệ bị thuốc lá lậu bị bắt giữ và tiêu hủy chỉ chiếm khoảng 1,2% so với số lượng thuốc lá đã nhập lậu và đang lưu thông trên thị trường.
Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá lên 65% từ đầu năm 2008 nhằm mục tiêu làm giảm số người hút thuốc, theo ông Sinh sẽ khó có hiệu quả nếu không ngăn chặn được nguồn thuốc lá nhập lậu.
“Tình hình thuốc lá nhập lậu vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, nên nếu Nhà nước không có những giải pháp mạnh, hữu hiệu ngăn chặn triệt để thì chỉ trong thời gian ngắn nữa ngành công nghiệp thuốc lá Việt Nam sẽ khó giữ được vị trí tại thị trường nội địa”, vị đại diện hiệp hội này lo ngại.