Thị phần của điện thoại Samsung, Apple thu hẹp vì đối thủ Trung Quốc
Quý 1/2017, thị phần toàn cầu của ba hãng sản xuất điện thoại lớn nhất Trung Quốc có xu hướng tăng mạnh
Quý 1/2017, ba thương hiệu điện thoại hàng đầu của Trung Quốc, gồm Oppo, Vivo và Huawei, chiếm tổng thị phần 24%, tăng 8% so với quý trước. Trong đó Oppo và Vivo đang nỗ lực soán ngôi vương của Huawei, hãng nghiên cứu Gartner cho biết.
Trong khi đó, thị phần điện thoại di động của Samsung giảm gần 3% do dư âm của việc thu hồi toàn bộ sản phẩm Galaxy Note 7 gặp sự cố năm ngoái, hãng nghiên cứu Gartner cho biết.
Cụ thể, trong quý, thị phần toàn cầu của Samsung giảm từ 23,3% của quý trước xuống còn 20,7%. Samsung cũng là hãng điện thoại duy nhất trong top 5 nhà sản xuất lớn nhất ghi nhận đơn hàng giao sụt giảm, từ 81 triệu xuống còn 78 triệu chiếc.
Theo Anshul Gupta, Giám đốc nghiên cứu của của Gartner, ngoài việc chịu ảnh hưởng lớn bởi các đối thủ Trung Quốc, Samsung vẫn đang phải gánh chịu hậu quả do việc thu hồi sản phẩm Note 7 vì sự cố nổ pin.
Sự cố lớn này không chỉ “để lại một khoảng trống” trong các dòng sản phẩm hiện có của Samsung, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh tiếng của công ty.
Tuy nhiên, ông này cũng cho rằng lượng đơn hàng đặt trước dòng sản phẩm mới nhất Galaxy S8 và S8 Plus là tia hy vọng giúp Samsung phục hồi trở lại trong năm nay.
Dù thị phần sụt giảm, Samsung hiện vẫn là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, theo sau là Apple (13,7%), Huawei (9%), Oppo (8,1%) và Vivo (6,8%).
Thuộc top 5 nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới, Apple cũng đang phải vật lộn cạnh tranh thương hiệu nội địa như Oppo, Vivo, Huawei, Xiaomi tại Trung Quốc - một trong những thị trường chủ chốt của công ty này.
Sản phẩm của các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc được đánh giá là đang ngày càng thu hẹp khoảng cách với hàng ngoại về kiểu dáng thiết kế và chất lượng.
Theo Gartner, lượng bán iPhone giao tận tay khách hàng trong quý là gần 52 triệu chiếc, tuy nhiên thị phần của điện thoại “táo khuyết” lại giảm từ 14,8% của quý trước xuống còn 13,7%. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các thương hiệu Trung Quốc.
Quý đầu năm, ba thương hiệu điện thoại hàng đầu của Trung Quốc, gồm Oppo, Vivo và Huawei, chiếm tổng thị phần 24%, tăng 8% so với quý trước. Trong đó, Oppo và Vivo đang nỗ lực soán ngôi vương của Huawei.
Với chiến lược mở rộng ra khu vực châu Á Thái Bình Dương đồng thời giữ vững vị trí tại thị trường Trung Quốc, thị phần của Oppo đã tăng gần gấp đôi lên 8% trong quý đầu năm. Doanh số bán toàn cầu của hãng này tăng trưởng hơn 94,6%.
Oppo cũng đang chuẩn bị tiếp cận thị trường Australia, bước đệm để tiến vào các thị trường lớn khác tại châu Âu và Mỹ.
Tuy nhiên, ông Gupta cho biết tất cả các hãng sản xuất điện thoại của Trung Quốc đều đang phải đối mặt với “vấn đề khó nhằn” khi lấn sân sang các thị trường này bởi luật bảo hộ trí tuệ tại Mỹ và châu Âu nghiêm ngặt hơn nhiều so với tại các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc.
Theo số liệu thị trường của Gartner, trong ba tháng đầu năm 2017, trên thế giới có 380 triệu chiếc điện thoại thông minh được bán ra, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong khi đó, thị phần điện thoại di động của Samsung giảm gần 3% do dư âm của việc thu hồi toàn bộ sản phẩm Galaxy Note 7 gặp sự cố năm ngoái, hãng nghiên cứu Gartner cho biết.
Cụ thể, trong quý, thị phần toàn cầu của Samsung giảm từ 23,3% của quý trước xuống còn 20,7%. Samsung cũng là hãng điện thoại duy nhất trong top 5 nhà sản xuất lớn nhất ghi nhận đơn hàng giao sụt giảm, từ 81 triệu xuống còn 78 triệu chiếc.
Theo Anshul Gupta, Giám đốc nghiên cứu của của Gartner, ngoài việc chịu ảnh hưởng lớn bởi các đối thủ Trung Quốc, Samsung vẫn đang phải gánh chịu hậu quả do việc thu hồi sản phẩm Note 7 vì sự cố nổ pin.
Sự cố lớn này không chỉ “để lại một khoảng trống” trong các dòng sản phẩm hiện có của Samsung, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh tiếng của công ty.
Tuy nhiên, ông này cũng cho rằng lượng đơn hàng đặt trước dòng sản phẩm mới nhất Galaxy S8 và S8 Plus là tia hy vọng giúp Samsung phục hồi trở lại trong năm nay.
Dù thị phần sụt giảm, Samsung hiện vẫn là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, theo sau là Apple (13,7%), Huawei (9%), Oppo (8,1%) và Vivo (6,8%).
Thuộc top 5 nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới, Apple cũng đang phải vật lộn cạnh tranh thương hiệu nội địa như Oppo, Vivo, Huawei, Xiaomi tại Trung Quốc - một trong những thị trường chủ chốt của công ty này.
Sản phẩm của các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc được đánh giá là đang ngày càng thu hẹp khoảng cách với hàng ngoại về kiểu dáng thiết kế và chất lượng.
Theo Gartner, lượng bán iPhone giao tận tay khách hàng trong quý là gần 52 triệu chiếc, tuy nhiên thị phần của điện thoại “táo khuyết” lại giảm từ 14,8% của quý trước xuống còn 13,7%. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các thương hiệu Trung Quốc.
Quý đầu năm, ba thương hiệu điện thoại hàng đầu của Trung Quốc, gồm Oppo, Vivo và Huawei, chiếm tổng thị phần 24%, tăng 8% so với quý trước. Trong đó, Oppo và Vivo đang nỗ lực soán ngôi vương của Huawei.
Với chiến lược mở rộng ra khu vực châu Á Thái Bình Dương đồng thời giữ vững vị trí tại thị trường Trung Quốc, thị phần của Oppo đã tăng gần gấp đôi lên 8% trong quý đầu năm. Doanh số bán toàn cầu của hãng này tăng trưởng hơn 94,6%.
Oppo cũng đang chuẩn bị tiếp cận thị trường Australia, bước đệm để tiến vào các thị trường lớn khác tại châu Âu và Mỹ.
Tuy nhiên, ông Gupta cho biết tất cả các hãng sản xuất điện thoại của Trung Quốc đều đang phải đối mặt với “vấn đề khó nhằn” khi lấn sân sang các thị trường này bởi luật bảo hộ trí tuệ tại Mỹ và châu Âu nghiêm ngặt hơn nhiều so với tại các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc.
Theo số liệu thị trường của Gartner, trong ba tháng đầu năm 2017, trên thế giới có 380 triệu chiếc điện thoại thông minh được bán ra, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2016.