Thị trường ôtô: “Nội - ngoại” xung khắc
Mối quan hệ giữa các nhà sản xuất ôtô trong nước và nhiều doanh nghiệp nhập khẩu lại trở nên xung khắc
Trong khi thị trường ôtô đang “nóng bỏng” với tình trạng “cháy” xe nội và xe “ngoại” dồn dập tràn về thì mối quan hệ giữa các nhà sản xuất ôtô trong nước và nhiều doanh nghiệp nhập khẩu lại trở nên xung khắc.
VAMA “tố” gian lận xe nhập
Mới đây, Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đã gửi văn bản đến lãnh đạo Bộ Tài chính và Bộ Công Thương trong đó nêu lên tình trạng gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Theo VAMA thì thời gian vừa qua, nhiều nhà nhập khẩu ôtô đã cố tình làm giá hóa đơn thấp hơn nhiều so với giá bán thực tế đối với khách hàng để hạ thấp mức thuế phải nộp. Hậu quả là Nhà nước sẽ mất đi nguồn thu ngân sách đáng kể từ thuế nhập khẩu, sau đó là thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Một nguy cơ khác được VAMA cho là nghiêm trọng hơn là “thị phần của xe nhập khẩu nguyên chiếc có thể tiếp tục tăng lên và tiếp tục gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp ôtô trong nước qua việc khai giá không đúng và có thể sẽ vượt qua thị phần của xe lắp ráp trong nước trong tương lai gần”.
Từ đó, VAMA cảnh báo “nếu tình hình này tiếp diễn, không chỉ có ngành công nghiệp ôtô trong nước bị ảnh hưởng và không thể phát triển được mà thâm hụt thương mại lớn do tăng nhập khẩu ôtô nguyên chiếc cũng có thể xảy ra từ năm 2018 (tức thời điểm thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ ASEAN bằng 0% - PV) trở đi”.
Vì vậy, VAMA đề nghị các cơ quan chức năng cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, đồng thời tiến hành điều tra, làm rõ và tìm ra giải pháp, có những hành động mạnh mẽ, qua đó ngăn chặn việc gian lận thương mại, giữ cho môi trường kinh doanh ở Việt Nam lành mạnh và đảm bảo thuế được tận thu.
Nhằm giúp cho việc điều tra được thuận lợi, VAMA cam kết các thành viên sẽ cung cấp cho các cơ quan chức năng đầy đủ các loại thông tin như số VIN/số khung, model, tên thương hiệu, quốc giá xuất khẩu/tên nhà xuất khẩu và địa chỉ.
Các nhà nhập khẩu kêu oan
Sau khi văn bản trên của VAMA được phát đi, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ôtô đã lên tiếng về việc họ bị “tố” oan.
Đại diện một số doanh nghiệp nhập khẩu lớn cho biết mặc dù cũng có tình trạng như VAMA nêu lên song không nhiều và đó chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”. Trên thực tế, rất nhiều nhà nhập khẩu lâu nay vẫn làm ăn “quan minh chính đại”.
Về vấn đề khai giá tính thuế, các doanh nghiệp này cho rằng tiếng là doanh nghiệp được quyền tự khai nhưng thực tế sự chủ động lại không lớn như vậy. Trong quá trình làm thủ tục, mức giá kê khai hầu hết đều được tham vấn, sát với giá thực tế và được hải quan chấp thuận.
Chưa kể, dù doanh nghiệp có muốn khai giá thấp cũng không làm nổi bởi cơ quan hải quan cũng sẽ khảo sát giá. Nếu cơ quan hải quan sau khi đã xác định được mức giá thực tế cao hơn giá doanh nghiệp đã kê khai thì sẽ tiến hành truy thu thuế.
Về nguy cơ “loạn” thị trường do xe nhập ồ ạt đưa về đồng thời ngành công nghiệp ôtô trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng được VAMA cảnh báo, một số ý kiến cũng nêu quan điểm không đồng tình.
Một quan chức ngành hải quan cho rằng các kiến nghị mà VAMA đưa ra là thiếu cơ sở, thiếu thuyết phục.
Bởi lẽ, hiện thị trường ôtô trong nước đang rất “nóng”, nhiều loại xe lắp ráp trong nước bị “cháy” hàng nên xét về khía cạnh cung cầu, nguồn xe nhập khẩu là cần thiết để “giải tỏa” thị trường do các thành viên VAMA không đáp ứng nổi.
Ngoài ra, cũng theo vị quan chức này, việc VAMA “tố” các doanh nghiệp trốn lậu thuế thì cần phải có chứng cứ cụ thể chứ không thể nói chung chung. Theo quy trình, để hàng hóa được thông quan, hải quan phải thu thập được đầy đủ các dữ liệu chứ không thể cứ doanh nghiệp khai báo thế nào là cho thông quan thế ấy.
VAMA “tố” gian lận xe nhập
Mới đây, Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đã gửi văn bản đến lãnh đạo Bộ Tài chính và Bộ Công Thương trong đó nêu lên tình trạng gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Theo VAMA thì thời gian vừa qua, nhiều nhà nhập khẩu ôtô đã cố tình làm giá hóa đơn thấp hơn nhiều so với giá bán thực tế đối với khách hàng để hạ thấp mức thuế phải nộp. Hậu quả là Nhà nước sẽ mất đi nguồn thu ngân sách đáng kể từ thuế nhập khẩu, sau đó là thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Một nguy cơ khác được VAMA cho là nghiêm trọng hơn là “thị phần của xe nhập khẩu nguyên chiếc có thể tiếp tục tăng lên và tiếp tục gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp ôtô trong nước qua việc khai giá không đúng và có thể sẽ vượt qua thị phần của xe lắp ráp trong nước trong tương lai gần”.
Từ đó, VAMA cảnh báo “nếu tình hình này tiếp diễn, không chỉ có ngành công nghiệp ôtô trong nước bị ảnh hưởng và không thể phát triển được mà thâm hụt thương mại lớn do tăng nhập khẩu ôtô nguyên chiếc cũng có thể xảy ra từ năm 2018 (tức thời điểm thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ ASEAN bằng 0% - PV) trở đi”.
Vì vậy, VAMA đề nghị các cơ quan chức năng cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, đồng thời tiến hành điều tra, làm rõ và tìm ra giải pháp, có những hành động mạnh mẽ, qua đó ngăn chặn việc gian lận thương mại, giữ cho môi trường kinh doanh ở Việt Nam lành mạnh và đảm bảo thuế được tận thu.
Nhằm giúp cho việc điều tra được thuận lợi, VAMA cam kết các thành viên sẽ cung cấp cho các cơ quan chức năng đầy đủ các loại thông tin như số VIN/số khung, model, tên thương hiệu, quốc giá xuất khẩu/tên nhà xuất khẩu và địa chỉ.
Các nhà nhập khẩu kêu oan
Sau khi văn bản trên của VAMA được phát đi, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ôtô đã lên tiếng về việc họ bị “tố” oan.
Đại diện một số doanh nghiệp nhập khẩu lớn cho biết mặc dù cũng có tình trạng như VAMA nêu lên song không nhiều và đó chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”. Trên thực tế, rất nhiều nhà nhập khẩu lâu nay vẫn làm ăn “quan minh chính đại”.
Về vấn đề khai giá tính thuế, các doanh nghiệp này cho rằng tiếng là doanh nghiệp được quyền tự khai nhưng thực tế sự chủ động lại không lớn như vậy. Trong quá trình làm thủ tục, mức giá kê khai hầu hết đều được tham vấn, sát với giá thực tế và được hải quan chấp thuận.
Chưa kể, dù doanh nghiệp có muốn khai giá thấp cũng không làm nổi bởi cơ quan hải quan cũng sẽ khảo sát giá. Nếu cơ quan hải quan sau khi đã xác định được mức giá thực tế cao hơn giá doanh nghiệp đã kê khai thì sẽ tiến hành truy thu thuế.
Về nguy cơ “loạn” thị trường do xe nhập ồ ạt đưa về đồng thời ngành công nghiệp ôtô trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng được VAMA cảnh báo, một số ý kiến cũng nêu quan điểm không đồng tình.
Một quan chức ngành hải quan cho rằng các kiến nghị mà VAMA đưa ra là thiếu cơ sở, thiếu thuyết phục.
Bởi lẽ, hiện thị trường ôtô trong nước đang rất “nóng”, nhiều loại xe lắp ráp trong nước bị “cháy” hàng nên xét về khía cạnh cung cầu, nguồn xe nhập khẩu là cần thiết để “giải tỏa” thị trường do các thành viên VAMA không đáp ứng nổi.
Ngoài ra, cũng theo vị quan chức này, việc VAMA “tố” các doanh nghiệp trốn lậu thuế thì cần phải có chứng cứ cụ thể chứ không thể nói chung chung. Theo quy trình, để hàng hóa được thông quan, hải quan phải thu thập được đầy đủ các dữ liệu chứ không thể cứ doanh nghiệp khai báo thế nào là cho thông quan thế ấy.