Thủ tướng: “Biến đau thương thành hành động”, thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Huyền Vy
Chia sẻ

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý 3 năm 2024…

Kinh tế vĩ mô trong 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội được bảo đảm.
Kinh tế vĩ mô trong 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội được bảo đảm.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý 3/2024.

Công điện nêu rõ, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta trong 6 tháng đầu năm 2024 thể hiện rõ sự phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; đạt nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội được bảo đảm, tăng lương được thực hiện theo lộ trình.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội nước ta còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường.  Trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn…

Trước tình hình đó, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là các Bộ, cơ quan, địa phương) căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại các Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/66/2024, số 108/NQ-CP ngày 10/7/2024, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và Quý 3 năm 2024 như sau:

Thứ nhất, tiếp tục tập trung tháo gỡ kịp thời khó khăn cho người dân và doanh nghiệp

Theo đó, Bộ Tài chính triển khai hiệu quả các chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền sử dụng đất, giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng, giảm phí, lệ phí đã được ban hành. Đồng thời khẩn trương nghiên cứu tác động, hoàn thiện, đề xuất Chính phủ Nghị định về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong tháng 7/2024.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sử dụng hiệu quả các công cụ điều hành để điều tiết tỷ giá, lãi suất, phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát rủi ro nợ xấu, triển khai hiệu quả các biện pháp xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng…

Phối hợp với các cơ quan liên quan thúc đẩy gói tín dụng nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng, gói tín dụng hỗ trợ nông, lâm, thủy sản 30 nghìn tỷ đồng…

Thứ hai, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công để kích hoạt dẫn dắt đầu tư tư, thúc đẩy hợp tác công tư.

Trong đó, các thành viên Chính phủ chủ động xây dựng kế hoạch công tác để tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 14/3/2023 và 26 Tổ công tác theo Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023.

Các Bộ, cơ quan, địa phương quán triệt, coi giải ngân đầu tư công là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm; khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư các dự án dự kiến khởi công mới cuối năm 2024; kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình chậm tiến độ giao, thực hiện, giải ngân vốn, tiêu cực, tham nhũng, thất thoát, lãng phí.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền trong tháng 7/2024 điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 giữa các bộ, cơ quan, địa phương theo chỉ đạo tại các Nghị quyết số 65/NQ-CP ngày 07/5/2024, số 82/NQ-CP ngày 05/6/2024 và số 108/NQ-CP ngày 10/7/2024.

Các Bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan được giao làm Chủ dự án thành phần khẩn trương rà soát tổng thể các vướng mắc trong việc giải ngân vốn sự nghiệp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 6 trong tháng 8/2024.

Thứ ba, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách nhà nước.

Thứ tư, tiếp tục triệt để tiết kiệm, cắt giảm chi thường xuyên để dành cho chi đầu tư phát triển và an sinh xã hội. Trong đó, các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm yêu cầu tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì họp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan trước ngày 27/7/2024 để thống nhất phương án sử dụng khoản tiết kiệm chi theo nguyên tắc bố trí cho một số ít nhiệm vụ, dự án có ý nghĩa thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún.

Thứ năm, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, phát triển thị trường trong nước, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực.

Theo đó, các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá. Thúc đẩy sản xuất, bảo đảm cung ứng đầy đủ nhu cầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, điện, xăng dầu....

Đồng thời tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, sản phẩm, chuỗi cung ứng; ưu tiên khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm, chiến lược và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký; thúc đẩy đàm phán, ký kết các FTA mới.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương theo dõi sát tình hình, chủ động dự báo, tính toán và cập nhật kịch bản lạm phát để xây dựng kịch bản điều hành giá tổng thể. Các Bộ, cơ quan, địa phương chủ động đánh giá kỹ tác động đến lạm phát, tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá các hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước quản lý khi có dư địa và điều kiện cho phép, với mức độ, thời điểm phù hợp, tránh dồn vào cùng một thời điểm…

Thứ sáu, tăng cường các biện pháp phòng, chống biến đổi khí hậu, thiên tai, không để bị động bất ngờ; tiếp tục thúc đẩy phát triển năng lượng xanh, năng lượng sạch, sớm hoàn thành Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam theo đúng chỉ đạo tại Thông báo số 328/TB-VPCP ngày 16/7/2024, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn nhằm tạo môi trường pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, trình Chính phủ trong tháng 7/2024.

Thứ bảy, chú trọng hơn nữa các lĩnh vực văn hóa, xã hội. Quan tâm thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ các đối tượng chính sách, người dân có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức thực hiện các hoạt động ý nghĩa, thiết thực tri ân, đền ơn, đáp nghĩa nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7…

Thư tám, tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách để tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc, giải phóng nguồn lực cho thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, các Bộ, cơ quan, địa phương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chi tiết và ban hành theo thẩm quyền các Thông tư, văn bản hướng dẫn, bảo đảm đồng thời với hiệu lực của các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Giá, Luật Các tổ chức tín dụng…

Tập trung rà soát, đề xuất phương án xử lý các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, tháo gỡ dứt điểm khó khăn, vướng mắc để sửa đổi, bổ sung ngay các văn bản theo thẩm quyền.

Đẩy mạnh cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp…

Hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, bảo đảm hoàn thành trước ngày 30/9/2024 để chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Thủ tướng giao Bộ Tư pháp tổng hợp nội dung báo cáo của các bộ, cơ quan, địa phương về việc rà soát các văn bản pháp luật, xác định các vướng mắc, điểm nghẽn cần tập trung tháo gỡ ở tầm luật để đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV xem xét, ban hành văn bản phù hợp, hiệu quả để xử lý ngay các bất cập, vướng mắc pháp lý phát sinh trong thực tiễn, cản trở sự phát triển…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo Tổng cục Thống kê khẩn trương xây dựng Cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia theo Quyết định số 1627/QĐ-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ chín, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ, nhất là các đề án trong Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương hoàn thành các đề án, nhiệm vụ đã quá hạn, khắc phục ngay tình trạng nợ đọng các nhiệm vụ được giao.

Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các Bộ, cơ quan, địa phương, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; kiên quyết chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con