Thủ tướng: Không được dỡ cầu Long Biên!
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Tôi thấy bàn về bảo tồn gì mà dỡ đi chỗ khác thì còn gì là bảo tồn nữa”
“Tổng thống, Thủ tướng Pháp khi sang đây họ cũng mong muốn mình giữ nguyên cầu Long Biên, rồi có gì họ sẽ tài trợ. Chúng ta giờ đừng bàn việc dỡ cầu nữa, chỗ nào tốt nhất, hay nhất thì làm thôi”.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp của Chính phủ sáng 28/2, xung quanh nội dung đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 và “số phận” cầu Long Biên đang được dư luận quan tâm.
Mở đầu chủ đề này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết, tiến độ dự án đường sắt đô thị của Hà Nội hiện nay đã quá chậm trễ rồi. Đã thế, liên quan đến việc xây cầu đường sắt vượt sông Hồng, hiện lại có nhiều ý kiến tranh luận khiến dự án càng rối.
Riêng với dự án xây cầu đường sắt, Bộ trưởng Thăng cho biết, Bộ Giao thông Vận tải hoàn toàn đồng ý với phương án mà Thủ tướng đã phê duyệt từ 2011 - xây một cầu mới cách cầu Long Biên hiện tại 30 m.
Theo Bộ trưởng Thăng, đây là phương án khả thi nhất, tiết kiệm chi phí nhất vì giải phóng mặt bằng không lớn. Còn phương án của Hà Nội đề xuất xây cầu mới cách cầu cũ 186 m hoàn toàn không khả thi và chi phí giải phóng mặt bằng lớn, liên quan đến hàng trăm hộ dân.
“Lẽ ra cứ theo phương án Thủ tướng đã duyệt mà làm, đằng này Hà Nội lại tiến hành hội thảo nọ, hội thảo kia, thành ra lắm ý kiến, tranh luận ầm lên dẫn tới dự án bị chậm trễ”, Bộ trưởng Thăng phàn nàn.
Ngắt lời Bộ trưởng Thăng, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải bình luận: “Hà Nội là hay thay đổi lắm. Giờ cũng không biết Hà Nội muốn gì nữa!”.
Ngay sau đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu với chủ ý chỉ đạo các bộ ngành, thành phố Hà Nội sớm thống nhất được quan điểm đối với dự án này.
“Tôi thấy bàn về bảo tồn gì mà dỡ đi chỗ khác thì còn gì là bảo tồn nữa. Tổng thống, Thủ tướng Pháp khi sang đây họ cũng mong muốn mình giữ nguyên cầu Long Biên giữ nguyên rồi có gì họ sẽ tài trợ. Chúng ta chỗ nào tốt nhất, hay nhất thì làm thôi, giờ đừng bàn dỡ cầu Long Biên nữa”, Thủ tướng kết luận.
“Đề bài của Hà Nội”
Trước đó, ông Nguyễn Thịnh Thành, Chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã lên tiếng chiều 26/2, sau những tranh luận gần đây về việc Bộ Giao thông Vận tải và thành phố Hà Nội đang tính toán xây một cầu mới, thay thế cầu Long Biên hiện tại.
“Thành phố Hà Nội luôn có quan điểm nhất quán về việc phải giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển”, ông Thành khẳng định và cho biết, Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng các bộ, ngành liên quan sớm tổ chức hội thảo với sự tham gia rộng rãi của các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực để xem xét toàn diện, khách quan, khoa học, nhằm đề xuất phương án tối ưu đảm bảo gắn kết việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa cầu Long Biên với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giao thông.
“Sau khi có kết quả lấy ý kiến và thống nhất giữa các bộ, ngành, thành phố Hà Nội sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ”, ông Thành cho hay.
Đáng chú ý, theo thông tin từ Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông, việc xây dựng một cầu đường sắt mới đi trùng với tim cầu Long Biên hiện tại mới chỉ là một trong nhiều phương án mà đơn vị tư vấn đưa ra để tham khảo, “hoàn toàn không có chuyện phá cầu Long Biên”.
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng cho biết thêm, trước đây, sau khi Bộ đưa ra phương án xây cầu mới cách cầu Long Biên 30 m, nhưng phía Hà Nội yêu cầu Bộ nghiên cứu trong phạm vi 200 - 300 m xung quanh cầu Long Biên.
Tuy nhiên, khi Bộ đưa ra phương án xây cầu mới cách cầu cũ 186 m thì có nhiều hộ dân kiện vì giải phóng mặt bằng. Vào tháng 10/2013, Hà Nội lại đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt nghiên cứu thiết kế cầu mới đi trùng tim cầu cũ nên Bộ mới bổ sung thêm 3 phương án này.
"Bây giờ, sau khi đưa ra 3 phương án rồi họp với phía Hà Nội, chúng tôi vẫn kiến nghị dùng phương án trước đây là xây cầu mới cách cầu cũ 30m. Bộ vẫn nhất quán như vậy, 3 phương án đưa ra là nghiên cứu thêm. Bộ đã có văn bản gửi cho Hà Nội tuần trước, kiên định phương án xây cầu mới cách cầu Long Biên 30 m", Thứ trưởng Đông nói.
Trong khi đó, với tư cách là đơn vị trực tiếp đưa ra 3 phương án cải tạo cầu Long Biên, ông Trần Thiện Cảnh, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải (TRICC), cho biết việc nghiên cứu và đề xuất ba phương án xây dựng cầu đường sắt trùng lên cầu Long Biên là theo đề bài của thành phố Hà Nội. Còn quan điểm của đơn vị này là nên xây dựng một cây cầu mới hoàn toàn, không bắt cầu Long Biên hiện tại gánh thêm chức năng đường sắt đô thị.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp của Chính phủ sáng 28/2, xung quanh nội dung đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 và “số phận” cầu Long Biên đang được dư luận quan tâm.
Mở đầu chủ đề này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết, tiến độ dự án đường sắt đô thị của Hà Nội hiện nay đã quá chậm trễ rồi. Đã thế, liên quan đến việc xây cầu đường sắt vượt sông Hồng, hiện lại có nhiều ý kiến tranh luận khiến dự án càng rối.
Riêng với dự án xây cầu đường sắt, Bộ trưởng Thăng cho biết, Bộ Giao thông Vận tải hoàn toàn đồng ý với phương án mà Thủ tướng đã phê duyệt từ 2011 - xây một cầu mới cách cầu Long Biên hiện tại 30 m.
Theo Bộ trưởng Thăng, đây là phương án khả thi nhất, tiết kiệm chi phí nhất vì giải phóng mặt bằng không lớn. Còn phương án của Hà Nội đề xuất xây cầu mới cách cầu cũ 186 m hoàn toàn không khả thi và chi phí giải phóng mặt bằng lớn, liên quan đến hàng trăm hộ dân.
“Lẽ ra cứ theo phương án Thủ tướng đã duyệt mà làm, đằng này Hà Nội lại tiến hành hội thảo nọ, hội thảo kia, thành ra lắm ý kiến, tranh luận ầm lên dẫn tới dự án bị chậm trễ”, Bộ trưởng Thăng phàn nàn.
Ngắt lời Bộ trưởng Thăng, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải bình luận: “Hà Nội là hay thay đổi lắm. Giờ cũng không biết Hà Nội muốn gì nữa!”.
Ngay sau đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu với chủ ý chỉ đạo các bộ ngành, thành phố Hà Nội sớm thống nhất được quan điểm đối với dự án này.
“Tôi thấy bàn về bảo tồn gì mà dỡ đi chỗ khác thì còn gì là bảo tồn nữa. Tổng thống, Thủ tướng Pháp khi sang đây họ cũng mong muốn mình giữ nguyên cầu Long Biên giữ nguyên rồi có gì họ sẽ tài trợ. Chúng ta chỗ nào tốt nhất, hay nhất thì làm thôi, giờ đừng bàn dỡ cầu Long Biên nữa”, Thủ tướng kết luận.
“Đề bài của Hà Nội”
Trước đó, ông Nguyễn Thịnh Thành, Chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã lên tiếng chiều 26/2, sau những tranh luận gần đây về việc Bộ Giao thông Vận tải và thành phố Hà Nội đang tính toán xây một cầu mới, thay thế cầu Long Biên hiện tại.
“Thành phố Hà Nội luôn có quan điểm nhất quán về việc phải giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển”, ông Thành khẳng định và cho biết, Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng các bộ, ngành liên quan sớm tổ chức hội thảo với sự tham gia rộng rãi của các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực để xem xét toàn diện, khách quan, khoa học, nhằm đề xuất phương án tối ưu đảm bảo gắn kết việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa cầu Long Biên với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giao thông.
“Sau khi có kết quả lấy ý kiến và thống nhất giữa các bộ, ngành, thành phố Hà Nội sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ”, ông Thành cho hay.
Đáng chú ý, theo thông tin từ Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông, việc xây dựng một cầu đường sắt mới đi trùng với tim cầu Long Biên hiện tại mới chỉ là một trong nhiều phương án mà đơn vị tư vấn đưa ra để tham khảo, “hoàn toàn không có chuyện phá cầu Long Biên”.
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng cho biết thêm, trước đây, sau khi Bộ đưa ra phương án xây cầu mới cách cầu Long Biên 30 m, nhưng phía Hà Nội yêu cầu Bộ nghiên cứu trong phạm vi 200 - 300 m xung quanh cầu Long Biên.
Tuy nhiên, khi Bộ đưa ra phương án xây cầu mới cách cầu cũ 186 m thì có nhiều hộ dân kiện vì giải phóng mặt bằng. Vào tháng 10/2013, Hà Nội lại đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt nghiên cứu thiết kế cầu mới đi trùng tim cầu cũ nên Bộ mới bổ sung thêm 3 phương án này.
"Bây giờ, sau khi đưa ra 3 phương án rồi họp với phía Hà Nội, chúng tôi vẫn kiến nghị dùng phương án trước đây là xây cầu mới cách cầu cũ 30m. Bộ vẫn nhất quán như vậy, 3 phương án đưa ra là nghiên cứu thêm. Bộ đã có văn bản gửi cho Hà Nội tuần trước, kiên định phương án xây cầu mới cách cầu Long Biên 30 m", Thứ trưởng Đông nói.
Trong khi đó, với tư cách là đơn vị trực tiếp đưa ra 3 phương án cải tạo cầu Long Biên, ông Trần Thiện Cảnh, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải (TRICC), cho biết việc nghiên cứu và đề xuất ba phương án xây dựng cầu đường sắt trùng lên cầu Long Biên là theo đề bài của thành phố Hà Nội. Còn quan điểm của đơn vị này là nên xây dựng một cây cầu mới hoàn toàn, không bắt cầu Long Biên hiện tại gánh thêm chức năng đường sắt đô thị.