Thủ tướng: Trong ngoại giao, Việt Nam không "chọn bên" mà chọn lẽ phải lớn của thời đại

Tiến Dũng
Chia sẻ

Sáng 15/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động, thích ứng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”...

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP

Đây là sự kiện rất quan trọng và ý nghĩa nhằm quán triệt tinh thần, nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các kết luận, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc tới toàn ngành ngoại giao cũng như tới các cơ quan đối ngoại, ngoại vụ ở các địa phương.

Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các đại sứ, cán bộ ngoại giao đã phát biểu tham luận, tập trung đánh giá xu thế lớn của tình hình thế giới và kinh tế thế giới, thời cơ và thách thức đối với Việt Nam để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

Các đại biểu cũng đề xuất mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, định hướng và hướng đi mới nhằm triển khai hiệu quả ngoại giao phục vụ phát triển, phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển đất nước; đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện phương châm ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển “lấy người dân, địa phương, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị -Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị -Ảnh: VGP

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao chủ đề và ý nghĩa của Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 diễn ra ngay sau Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Thủ tướng nhấn mạnh cần tổ chức quán triệt nghiêm túc, sâu sắc bài phát biểu chỉ đạo và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Phân tích tình hình năm 2020 và năm 2021, Thủ tướng đánh giá ngành ngoại giao đã nắm chắc tình hình, làm tốt công tác dự báo chiến lược, tham mưu cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước các công việc đối nội, đối ngoại, góp phần hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Việt Nam đảm nhận trong các tổ chức quốc tế, làm cho các bạn bè, đối tác quốc tế yêu mến, tin tưởng hơn vào Việt Nam, uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Công tác ngoại giao kinh tế được triển khai hiệu quả, góp phần thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Lực lượng cán bộ làm công tác ngoại giao trưởng thành hơn về mọi mặt.

Ông cũng nhấn mạnh ngành ngoại giao đã có đóng góp quan trọng trong triển khai hiệu quả ngoại giao y tế, ngoại giao vaccine, vừa đóng góp có trách nhiệm vào nỗ lực chung của quốc tế, vừa tranh thủ được sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của quốc tế về vaccine, thiết bị y tế và thuốc điều trị cho công tác phòng chống dịch thời gian qua.

"Từ một nước tiếp cận vaccine tương đối chậm, Việt Nam đã trở thành một trong những nước đạt tỷ lệ tiêm chủng cao và tự tin thay đổi trạng thái sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội", Thủ tướng nêu rõ.

Theo ông, những kết quả này có được là nhờ ngành đã bám sát, cụ thể hóa, thực hiện nghiêm túc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; đoàn kết, thống nhất, phát huy truyền thống ngành ngoại giao, linh hoạt thích ứng với điều kiện mới; sự ủng hộ, hỗ trợ của các cấp, các ngành, các địa phương, bạn bè quốc tế.

"DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN", XEM LỢI ÍCH QUỐC GIA, DÂN TỘC LÀ TỐI THƯỢNG

Về nhiệm vụ trong năm 2022 và 2023, Thủ tướng yêu cầu phải bám sát, dự báo, đánh giá đúng tình hình trong nước và thế giới, những kết quả đã làm được và chưa được trong thời gian qua để định hình công tác đối ngoại.

Thủ tướng lưu ý một số vấn đề như cạnh tranh chiến lược, nhất là tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đông; tác động của đại dịch Covid-19; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; các thách thức như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, già hóa dân số, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường…

"Đây là những vấn đề toàn cầu, do đó cần có tư duy và cách tiếp cận, giải pháp toàn cầu, mang tính bao trùm, tổng thể, phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển mới", ông chỉ rõ.

Ở trong nước, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tiếp tục triển khai các nhiệm vụ rất quan trọng là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; với mục tiêu đến năm 2030, nước ta trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, phấn đấu trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: VGP
Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: VGP

Trước mắt, cả nước tiếp tục tập trung thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra; tiếp tục công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả và khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội; giữ vững ổn định chính trị,  bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; làm cho nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Qua hơn 2 tháng thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tình hình kinh tế - xã hội đã khởi sắc rõ nét, tuy nhiên, những khó khăn, thách thức còn rất nhiều, rất lớn.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng nêu rõ trên tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, phải bảo đảm ở mức cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, việc phục vụ lợi ích quốc gia dân tộc là tối thượng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam.

Cùng với đó, kiên định triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh phương châm ngoại giao “tình cảm, chân thành, tin cậy, bình đẳng, tôn trọng, hiệu quả, cùng phát triển”.

KHÔNG CHỌN BÊN MÀ CHỌN LẼ PHẢI LỚN CỦA THỜI ĐẠI

Thủ tướng cũng nêu rõ một số nội dung, nhiệm vụ trong triển khai 3 trụ cột ngoại giao gồm ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa.

Về ngoại giao chính trị, kiên định triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, để bạn bè, đối tác quốc tế ngày càng tin cậy và yêu mến Việt Nam, hiểu rõ hơn và ủng hộ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, giải quyết các vấn đề trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

“Tinh thần là chúng ta không 'chọn bên' mà chọn lẽ phải lớn của thời đại là hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Hoạt động ngoại giao kinh tế phải tích cực góp phần vào xây dựng và hoàn thiện thể chế, đào tạo nguồn nhân lực, thu hút và phát triển công nghệ xanh, tài chính xanh, nâng cao năng lực quản trị quốc gia; thúc đẩy các FTA hiệu quả, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tham gia vào các chuỗi liên kết toàn cầu, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; tham gia tích cực vào phòng chống Covid-19, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, chuyển từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu, chuyển đổi sáng tạo; ứng phó với các thách thức toàn cầu như đã chỉ ra.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Huân  chương Lao động hạng Nhất cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn - Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Huân  chương Lao động hạng Nhất cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn - Ảnh: VGP

Ngoại giao văn hóa cần tích cực triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ về văn hóa mà Đại hội XIII của Đảng và Hội nghị Văn hóa toàn quốc đã xác định theo tinh thần phát triển văn hóa ngang tầm kinh tế, chính trị, xã hội, thúc đẩy việc thế giới công nhận các di sản của Việt Nam, phát triển văn hóa gắn với phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn…

Về vấn đề xây dựng lực lượng ngoại giao, Thủ tướng nhấn mạnh đội ngũ này phải “nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, sâu sắc về khoa học và công nghệ”; đẩy mạnh xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, hòa bình, đoàn kết, nhân ái, tin cậy, thủy chung, linh hoạt, sáng tạo nhưng quật cường, kiên quyết; nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên trong ngành ngoại giao…

Thủ tướng cũng yêu cầu phải tiến tới hiện đại hóa cơ sở vật chất của ngành ngoại giao, các bộ ngành cùng chung tay vì mục tiêu này; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ ngoại giao.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con