Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm cá nhân vụ Tiên Lãng
Trong tuần tới, đích thân Thủ tướng sẽ chủ trì nghe lãnh đạo Hải Phòng báo cáo về vụ việc cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng
“Thủ tướng không chỉ xem xét, giải quyết trực tiếp vấn đề trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ việc ông Đoàn Văn Vươn mà còn xem đây là một bài học với các dự án giao, thu hồi, cưỡng chế đất đai khác.”
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết như vậy trước câu hỏi của báo giới về quan điểm và hướng chỉ đạo xử lý của Chính phủ đối với vụ việc cưỡng chế khu đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều tối ngày 4/2, Bộ trưởng Đam cho hay, ngay sau khi xảy ra vụ việc, Thủ tướng đã yêu cầu lãnh đạo thành phố Hải Phòng chỉ đạo, xem xét làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến việc giao, sử dụng, thu hồi và tổ chức cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Vừa rồi, Thủ tướng tiếp tục yêu cầu Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và một số bộ ngành liên quan nắm chắc thông tin, phân tích vụ việc, sau đó có ý kiến để trong tuần tới đây Thủ tướng sẽ nghe các bên liên quan báo cáo, từ đó có ý kiến chỉ đạo.
Tinh thần chung là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, mọi việc đều phải xử lý đúng theo pháp luật. Cá nhân, tổ chức nào đúng, sai đều phải công khai, sai đến đâu xử lý đến đó.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng cho biết, ngoài việc yêu cầu Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng báo cáo về vụ việc, Thủ tướng còn yêu cầu Thuờng vụ Thành ủy Hải Phòng có báo cáo chính thức vụ việc này về 3 nội dung.
Thứ nhất là việc giao đất, thu hồi đất đúng, sai ở điểm nào, trách nhiệm thuộc cá nhân nào? Thứ hai, việc tổ chức cưỡng chế có đúng quy định của pháp luật không, cách thức tiến hành cưỡng chế có đúng không, sai ở điểm nào? Nếu sai, ai chịu trách nhiệm? Thứ ba, các tài sản như nhà, ao cá của ông Đoàn Văn Vươn như báo chí phản ánh là đã bị phá hủy thì do ai có chủ trương, ai thực hiện việc này?
Theo Bộ trưởng Đam, việc Thủ tướng tiếp tục yêu cầu lãnh đạo Hải Phòng, các bộ, ngành xem xét báo cáo làm rõ vụ việc phần nào thể hiện báo cáo của Hải Phòng về vụ việc chưa đầy đủ, cụ thể và chi tiết.
Về cuộc họp giữa Thủ tướng với lãnh đạo thành phố Hải Phòng và các bộ, ngành vào tuần tới, Bộ trưởng Đam cho hay, Thủ tướng không chỉ xem xét, giải quyết trực tiếp vấn đề trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ việc ông Đoàn Văn Vươn mà còn xem đây là một bài học với các dự án giao, thu hồi, cưỡng chế đất đai khác.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng sẽ xem xét trách nhiệm của các bên liên quan để xem việc cung cấp thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng đã kịp thời chưa, đúng với tinh thần Luật Báo chí và tinh thần công khai minh bạch hay chưa. Kết quả cuộc họp tới đây cũng sẽ được thông tin công khai với báo giới và dư luận.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam thông tin thêm, trong quá trình thảo luận về việc tổng kết, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Chính phủ cũng đã có yêu cầu các bộ, ngành chức năng báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Luật Đất đai, trên cơ sở đó Chính phủ sẽ có kiến nghị, đề xuất lên Quốc hội, Bộ Chính trị một số sửa đổi liên quan đến đất đai để làm sao sử dụng tài nguyên này một cách có hiệu quả, đảm bảo cho người dân có đất sản xuất.
Với quan điểm cá nhân của mình, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, đến năm 2013 sẽ hết thời hạn giao đất nhưng nếu trong khi chưa có một giải pháp rõ ràng khi thời hạn giao đất đã hết thì tốt nhất nên kéo dài thời hạn giao đất, chờ đến khi luật được sửa đổi rõ ràng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết như vậy trước câu hỏi của báo giới về quan điểm và hướng chỉ đạo xử lý của Chính phủ đối với vụ việc cưỡng chế khu đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều tối ngày 4/2, Bộ trưởng Đam cho hay, ngay sau khi xảy ra vụ việc, Thủ tướng đã yêu cầu lãnh đạo thành phố Hải Phòng chỉ đạo, xem xét làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến việc giao, sử dụng, thu hồi và tổ chức cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Vừa rồi, Thủ tướng tiếp tục yêu cầu Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và một số bộ ngành liên quan nắm chắc thông tin, phân tích vụ việc, sau đó có ý kiến để trong tuần tới đây Thủ tướng sẽ nghe các bên liên quan báo cáo, từ đó có ý kiến chỉ đạo.
Tinh thần chung là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, mọi việc đều phải xử lý đúng theo pháp luật. Cá nhân, tổ chức nào đúng, sai đều phải công khai, sai đến đâu xử lý đến đó.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng cho biết, ngoài việc yêu cầu Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng báo cáo về vụ việc, Thủ tướng còn yêu cầu Thuờng vụ Thành ủy Hải Phòng có báo cáo chính thức vụ việc này về 3 nội dung.
Thứ nhất là việc giao đất, thu hồi đất đúng, sai ở điểm nào, trách nhiệm thuộc cá nhân nào? Thứ hai, việc tổ chức cưỡng chế có đúng quy định của pháp luật không, cách thức tiến hành cưỡng chế có đúng không, sai ở điểm nào? Nếu sai, ai chịu trách nhiệm? Thứ ba, các tài sản như nhà, ao cá của ông Đoàn Văn Vươn như báo chí phản ánh là đã bị phá hủy thì do ai có chủ trương, ai thực hiện việc này?
Theo Bộ trưởng Đam, việc Thủ tướng tiếp tục yêu cầu lãnh đạo Hải Phòng, các bộ, ngành xem xét báo cáo làm rõ vụ việc phần nào thể hiện báo cáo của Hải Phòng về vụ việc chưa đầy đủ, cụ thể và chi tiết.
Về cuộc họp giữa Thủ tướng với lãnh đạo thành phố Hải Phòng và các bộ, ngành vào tuần tới, Bộ trưởng Đam cho hay, Thủ tướng không chỉ xem xét, giải quyết trực tiếp vấn đề trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ việc ông Đoàn Văn Vươn mà còn xem đây là một bài học với các dự án giao, thu hồi, cưỡng chế đất đai khác.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng sẽ xem xét trách nhiệm của các bên liên quan để xem việc cung cấp thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng đã kịp thời chưa, đúng với tinh thần Luật Báo chí và tinh thần công khai minh bạch hay chưa. Kết quả cuộc họp tới đây cũng sẽ được thông tin công khai với báo giới và dư luận.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam thông tin thêm, trong quá trình thảo luận về việc tổng kết, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Chính phủ cũng đã có yêu cầu các bộ, ngành chức năng báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Luật Đất đai, trên cơ sở đó Chính phủ sẽ có kiến nghị, đề xuất lên Quốc hội, Bộ Chính trị một số sửa đổi liên quan đến đất đai để làm sao sử dụng tài nguyên này một cách có hiệu quả, đảm bảo cho người dân có đất sản xuất.
Với quan điểm cá nhân của mình, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, đến năm 2013 sẽ hết thời hạn giao đất nhưng nếu trong khi chưa có một giải pháp rõ ràng khi thời hạn giao đất đã hết thì tốt nhất nên kéo dài thời hạn giao đất, chờ đến khi luật được sửa đổi rõ ràng.