Thực tế, nợ xấu có thể gấp hơn ba lần báo cáo
Một lần nữa, mức độ thực tế của nợ xấu ngân hàng được đánh giá có thể hơn rất nhiều so với báo cáo
Theo tài liệu Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, trong khuôn khổ đề án xây dựng dự thảo Luật hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, mức độ nợ xấu một lần nữa được đánh giá lại.
Cụ thể, theo Ngân hàng Nhà nước, trong những năm thực hiện chủ trương tái cơ cấu, các tổ chức tín dụng đã tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực tự xử lý nợ xấu.
Tính đến 31/12/2015, các tổ chức tín dụng đã xử lý được 493,09 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Đến cuối tháng 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng là 2,46%.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đã đưa ra đánh giá thận trọng hơn về mức độ nợ xấu, ở một cấp độ khác so với con số 2,46% nói trên (con số theo báo cáo của các tổ chức tín dụng).
Ngân hàng Nhà nước đánh giá, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã kiểm soát ở mức dưới 3% nhưng nợ xấu có xu hướng tăng trở lại về quy mô. Và tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu do Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) quản lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu có khả năng lên đến 8,86% tổng dư nợ, do khâu xử lý tài sản bảo đảm và xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết.
Như trên, mức độ đánh giá của Ngân hàng Nhà nước không dừng lại ở con số tổng hợp từ báo cáo của các tổ chức tín dụng, mà còn ở lượng mà VAMC đang quản lý, và đặc biệt là cả dạng “nợ tiềm ẩn thành nợ xấu”.
Trước khi có chủ trương tái cơ cấu và có đề án xử lý nợ xấu, từ năm 2011 trở về trước, nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam được báo cáo phổ biến dưới mốc 3%, có thời điểm tăng lên 3,4%. Tuy nhiên, sau đó Ngân hàng Nhà nước đánh giá lại, từ báo cáo của các thành viên và qua kênh giám sát từ xa, mức độ thực của nợ xấu được thống kê lên tới hai con số.
Cụ thể, tại thời điểm tháng 30/9/2012, nợ xấu toàn hệ thống từng được xác định lên tới 17,21%.
Cụ thể, theo Ngân hàng Nhà nước, trong những năm thực hiện chủ trương tái cơ cấu, các tổ chức tín dụng đã tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực tự xử lý nợ xấu.
Tính đến 31/12/2015, các tổ chức tín dụng đã xử lý được 493,09 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Đến cuối tháng 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng là 2,46%.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đã đưa ra đánh giá thận trọng hơn về mức độ nợ xấu, ở một cấp độ khác so với con số 2,46% nói trên (con số theo báo cáo của các tổ chức tín dụng).
Ngân hàng Nhà nước đánh giá, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã kiểm soát ở mức dưới 3% nhưng nợ xấu có xu hướng tăng trở lại về quy mô. Và tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu do Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) quản lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu có khả năng lên đến 8,86% tổng dư nợ, do khâu xử lý tài sản bảo đảm và xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết.
Như trên, mức độ đánh giá của Ngân hàng Nhà nước không dừng lại ở con số tổng hợp từ báo cáo của các tổ chức tín dụng, mà còn ở lượng mà VAMC đang quản lý, và đặc biệt là cả dạng “nợ tiềm ẩn thành nợ xấu”.
Trước khi có chủ trương tái cơ cấu và có đề án xử lý nợ xấu, từ năm 2011 trở về trước, nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam được báo cáo phổ biến dưới mốc 3%, có thời điểm tăng lên 3,4%. Tuy nhiên, sau đó Ngân hàng Nhà nước đánh giá lại, từ báo cáo của các thành viên và qua kênh giám sát từ xa, mức độ thực của nợ xấu được thống kê lên tới hai con số.
Cụ thể, tại thời điểm tháng 30/9/2012, nợ xấu toàn hệ thống từng được xác định lên tới 17,21%.