Thuế thu nhập chứng khoán: Phương án “tận thu” của ngành thuế?
Nhiều nhà đầu tư cho rằng đánh thuế thu nhập chứng khoán sẽ làm giảm tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm kể từ đầu năm 2008 đến nay đã khiến hầu hết các nhà đầu tư đều trong tình trạng thua lỗ.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng đánh thuế trong thời điểm này sẽ làm tăng chi phí tham gia thị trường, đồng thời sẽ làm giảm tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán.
“Trong khi các giải pháp hỗ trợ thị trường chưa được các cơ quan quản lý đưa ra thì việc đánh thuế trong thời điểm này đã thể hiện thái độ “tận thu” của ngành thuế”, ông Lê Trọng Nghĩa, nhà đầu tư tại sàn giao dịch Công ty Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia (IRS) nói.
Còn nhiều vướng mắc
Hơn 1 tháng nữa, đánh thuế thu nhập chứng khoán sẽ có hiệu lực nhưng đến thời điểm này vẫn đang còn nhiều vướng mắc được nêu ra. Một trong những vướng mắc đó chính là việc đánh thuế trong chuyển nhượng vốn đầu tư chứng khoán.
Mặc dù trong hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân có chỉ ra nhưng lại không nêu rõ trong trường hợp nào: mua, bán hay cả mua và bán đã khiến nhà đầu tư không biết sẽ bị đánh thuế trong trường hợp nào.
Theo ông Bùi Đức Thịnh, Giám đốc Phân tích đầu tư IRS, trong trường hợp này nên đánh thuế khi bán chứng khoán sẽ hợp lý hơn, vì đây là hoạt động chốt lời hay thoái vốn đầu tư. Thực hiện đánh thuế khi bán sẽ tránh được áp thuế hai lần cho cùng một khoản đầu tư.
“Nếu quy định không rõ ràng vô hình chung nhà đầu tư sẽ mất 0,2% trên một khoản đầu tư thay vì 0,1% như quy định trong luật”, ông Thịnh nói.
Không chỉ dừng lại ở đó việc áp dụng thuế cổ tức cũng gây ra nhiều thắc mắc. Bởi lẽ, khi cổ đông đã góp vốn vào một công ty, công ty đó đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên phần lợi nhuận thu được và chỉ chia cổ tức cho cổ đông trên phần còn lại.
Ông Thịnh cho rằng, nếu tiếp tục đánh thuế trên cổ tức sẽ là đánh thuế hai lần (thuế đánh trùng thuế) điều này sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư dài hạn.
Hơn nữa, việc đánh thuế trên cổ tức được thực hiện, nhà đầu tư sẽ bị thiệt hại nếu giữ cổ phiếu sau ngày chốt quyền nhận cổ tức (dù bằng tiền hay bằng cổ phiếu).
Giải thích kỹ hơn, ông Thịnh cho rằng vào ngày chốt quyền nhận cổ tức giá tham chiếu sẽ được điều chỉnh giảm đúng bằng tỷ lệ cổ tức được nhận và nhà đầu tư sẽ không được thêm bất kỳ một giá trị nào, trong khi đó lại mất đi 5% cổ tức được chia. Điều này dẫn đến hiện tượng các nhà đầu tư sẽ bán tháo cổ phiếu trước ngày chốt quyền để tránh 5% thuế.
Còn ông Lê Khánh Lâm, Phó Tổng giám đốc Công ty Kiểm toán DTL cho rằng, vướng mắc khi đánh thuế thu nhập chứng khoán cũng đang tập trung trong vấn đề kết chuyển lỗ của nhà đầu tư.
Nếu so với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%/năm thì mức thuế suất 20%/năm đối với lợi nhuận trước thuế trong đầu tư chứng khoán không chênh lệnh nhiều.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ thì được kết chuyển lỗ trong vòng 5 năm, còn cá nhân đầu tư chứng khoán thua lỗ lại không được kết chuyển lỗ mà phải quyết toán hàng năm.
“Trước đây, trong dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân đã có quy định cho phép nhà đầu tư cá nhân được kết chuyển lỗ trong 2 - 3 năm nhưng không hiểu sao khi Luật thuế thu nhập cá nhân chính thức được ban hành quy định này đã bị loại bỏ”, ông Lâm thắc mắc.
Ngoài ra, trong quy định về căn cứ tính thuế, với các giao dịch cổ phiếu trên thị trường OTC hay đăng ký giao dịch trên sàn trong quy định đánh thuế có ghi “nếu không có đầy đủ chứng từ chứng minh đầu vào thì căn cứ vào giá trị sổ sách của các công ty để tính thuế”.
Tuy nhiên, ông Thịnh cho rằng quy định này chưa chỉ rõ cách tính giá trị sổ sách như thế nào và giá trị sổ sách có phải chỉ do doanh nghiệp công bố hay có phải do công ty kiểm toán xác định.
Trong trường hợp nhà đầu tư không đồng ý với cách tính giá trị sổ sách của công ty mà yêu cầu phải do công ty kiểm toán thực hiện thì phải giải quyết như thế nào(?!).
Bên cạnh đó, hiện nay đang có hàng triệu cổ phiếu OTC được giao dịch hàng ngày và có rất nhiều cổ phiếu được nhà đầu tư mua từ nhiều năm trước.
Vậy việc tính thuế sẽ xác định như thế nào. Với trường hợp này không hiểu ngành thuế có đủ nhân lực, thời gian, chi phí để truy tìm và xác định số liệu mua bán không, ông Thịnh nói.
Thời điểm chưa thích hợp?
Suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, các hoạt động sản xuất kinh doanh đang đình trệ và việc đánh thuế vào thu nhập chứng khoán chắc chắn sẽ tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư trong thời gian tới.
Hiện tượng “trả cổ tức cao” trong năm 2008 để chạy thuế của năm 2009 đã xuất hiện.
Theo ông Lâm, từ nay đến cuối năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam còn ẩn chứa nhiều rủi ro, cộng với tâm lý lo ngại bị đánh thuế trong năm 2009 nên xu hướng bán ra để cắt lỗ và chạy thuế sẽ là điều không tránh khỏi.
“Khả năng thị trường tiếp tục sụt giảm, nhiều nhà đầu tư sẽ bỏ sàn và chuyển hướng sang kênh đầu tư khác là rất có thể”, ông Lâm nói.
Để giải quyết tình trạng tâm lý lo lắng trong giới đầu tư chứng khoán, ông Nghĩa cho rằng các cơ quan chức năng nên cân nhắc lại thời điểm chính thức đánh thuế thu nhập chứng khoán, còn nếu vẫn thực hiện thì nên áp dụng mức thuế suất 0% trong một thời gian để hỗ trợ thị trường.
Bên cạnh đó, nên áp dụng cơ chế điều tiết thuế suất hợp lý, chẳng hạn khi thị trường tăng nóng có thể tăng thuế nhưng khi thị trường giảm sẽ thực hiện giảm hoặc miễn thuế.
“Như vậy sẽ công bằng và hợp lý hơn, khi khó khăn nhà đầu tư được chia sẻ thì khi thuận lợi nhà đầu tư sẽ sẵn sàng nộp thuế”, ông Nghĩa nói.
Trong ngắn hạn, ông Lâm cho rằng đánh thuế thu nhập chứng khoán có thể sẽ tác động xấu đến thị trường chứng khoán nhưng trong trung và dài hạn sẽ ảnh hưởng tốt đến thị trường.
Bởi lẽ, do lo ngại về việc bị đánh thuế, nhà đầu tư sẽ cân nhắc hơn khi đưa ra các quyết định đầu tư, đa phần sẽ tập trung đầu tư trung và dài hạn.
Vì vậy, đánh thuế sẽ khuyến khích việc đầu tư dài hạn và tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán tăng trưởng ổn định trong thời gian dài.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng đánh thuế trong thời điểm này sẽ làm tăng chi phí tham gia thị trường, đồng thời sẽ làm giảm tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán.
“Trong khi các giải pháp hỗ trợ thị trường chưa được các cơ quan quản lý đưa ra thì việc đánh thuế trong thời điểm này đã thể hiện thái độ “tận thu” của ngành thuế”, ông Lê Trọng Nghĩa, nhà đầu tư tại sàn giao dịch Công ty Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia (IRS) nói.
Còn nhiều vướng mắc
Hơn 1 tháng nữa, đánh thuế thu nhập chứng khoán sẽ có hiệu lực nhưng đến thời điểm này vẫn đang còn nhiều vướng mắc được nêu ra. Một trong những vướng mắc đó chính là việc đánh thuế trong chuyển nhượng vốn đầu tư chứng khoán.
Mặc dù trong hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân có chỉ ra nhưng lại không nêu rõ trong trường hợp nào: mua, bán hay cả mua và bán đã khiến nhà đầu tư không biết sẽ bị đánh thuế trong trường hợp nào.
Theo ông Bùi Đức Thịnh, Giám đốc Phân tích đầu tư IRS, trong trường hợp này nên đánh thuế khi bán chứng khoán sẽ hợp lý hơn, vì đây là hoạt động chốt lời hay thoái vốn đầu tư. Thực hiện đánh thuế khi bán sẽ tránh được áp thuế hai lần cho cùng một khoản đầu tư.
“Nếu quy định không rõ ràng vô hình chung nhà đầu tư sẽ mất 0,2% trên một khoản đầu tư thay vì 0,1% như quy định trong luật”, ông Thịnh nói.
Không chỉ dừng lại ở đó việc áp dụng thuế cổ tức cũng gây ra nhiều thắc mắc. Bởi lẽ, khi cổ đông đã góp vốn vào một công ty, công ty đó đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên phần lợi nhuận thu được và chỉ chia cổ tức cho cổ đông trên phần còn lại.
Ông Thịnh cho rằng, nếu tiếp tục đánh thuế trên cổ tức sẽ là đánh thuế hai lần (thuế đánh trùng thuế) điều này sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư dài hạn.
Hơn nữa, việc đánh thuế trên cổ tức được thực hiện, nhà đầu tư sẽ bị thiệt hại nếu giữ cổ phiếu sau ngày chốt quyền nhận cổ tức (dù bằng tiền hay bằng cổ phiếu).
Giải thích kỹ hơn, ông Thịnh cho rằng vào ngày chốt quyền nhận cổ tức giá tham chiếu sẽ được điều chỉnh giảm đúng bằng tỷ lệ cổ tức được nhận và nhà đầu tư sẽ không được thêm bất kỳ một giá trị nào, trong khi đó lại mất đi 5% cổ tức được chia. Điều này dẫn đến hiện tượng các nhà đầu tư sẽ bán tháo cổ phiếu trước ngày chốt quyền để tránh 5% thuế.
Còn ông Lê Khánh Lâm, Phó Tổng giám đốc Công ty Kiểm toán DTL cho rằng, vướng mắc khi đánh thuế thu nhập chứng khoán cũng đang tập trung trong vấn đề kết chuyển lỗ của nhà đầu tư.
Nếu so với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%/năm thì mức thuế suất 20%/năm đối với lợi nhuận trước thuế trong đầu tư chứng khoán không chênh lệnh nhiều.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ thì được kết chuyển lỗ trong vòng 5 năm, còn cá nhân đầu tư chứng khoán thua lỗ lại không được kết chuyển lỗ mà phải quyết toán hàng năm.
“Trước đây, trong dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân đã có quy định cho phép nhà đầu tư cá nhân được kết chuyển lỗ trong 2 - 3 năm nhưng không hiểu sao khi Luật thuế thu nhập cá nhân chính thức được ban hành quy định này đã bị loại bỏ”, ông Lâm thắc mắc.
Ngoài ra, trong quy định về căn cứ tính thuế, với các giao dịch cổ phiếu trên thị trường OTC hay đăng ký giao dịch trên sàn trong quy định đánh thuế có ghi “nếu không có đầy đủ chứng từ chứng minh đầu vào thì căn cứ vào giá trị sổ sách của các công ty để tính thuế”.
Tuy nhiên, ông Thịnh cho rằng quy định này chưa chỉ rõ cách tính giá trị sổ sách như thế nào và giá trị sổ sách có phải chỉ do doanh nghiệp công bố hay có phải do công ty kiểm toán xác định.
Trong trường hợp nhà đầu tư không đồng ý với cách tính giá trị sổ sách của công ty mà yêu cầu phải do công ty kiểm toán thực hiện thì phải giải quyết như thế nào(?!).
Bên cạnh đó, hiện nay đang có hàng triệu cổ phiếu OTC được giao dịch hàng ngày và có rất nhiều cổ phiếu được nhà đầu tư mua từ nhiều năm trước.
Vậy việc tính thuế sẽ xác định như thế nào. Với trường hợp này không hiểu ngành thuế có đủ nhân lực, thời gian, chi phí để truy tìm và xác định số liệu mua bán không, ông Thịnh nói.
Thời điểm chưa thích hợp?
Suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, các hoạt động sản xuất kinh doanh đang đình trệ và việc đánh thuế vào thu nhập chứng khoán chắc chắn sẽ tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư trong thời gian tới.
Hiện tượng “trả cổ tức cao” trong năm 2008 để chạy thuế của năm 2009 đã xuất hiện.
Theo ông Lâm, từ nay đến cuối năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam còn ẩn chứa nhiều rủi ro, cộng với tâm lý lo ngại bị đánh thuế trong năm 2009 nên xu hướng bán ra để cắt lỗ và chạy thuế sẽ là điều không tránh khỏi.
“Khả năng thị trường tiếp tục sụt giảm, nhiều nhà đầu tư sẽ bỏ sàn và chuyển hướng sang kênh đầu tư khác là rất có thể”, ông Lâm nói.
Để giải quyết tình trạng tâm lý lo lắng trong giới đầu tư chứng khoán, ông Nghĩa cho rằng các cơ quan chức năng nên cân nhắc lại thời điểm chính thức đánh thuế thu nhập chứng khoán, còn nếu vẫn thực hiện thì nên áp dụng mức thuế suất 0% trong một thời gian để hỗ trợ thị trường.
Bên cạnh đó, nên áp dụng cơ chế điều tiết thuế suất hợp lý, chẳng hạn khi thị trường tăng nóng có thể tăng thuế nhưng khi thị trường giảm sẽ thực hiện giảm hoặc miễn thuế.
“Như vậy sẽ công bằng và hợp lý hơn, khi khó khăn nhà đầu tư được chia sẻ thì khi thuận lợi nhà đầu tư sẽ sẵn sàng nộp thuế”, ông Nghĩa nói.
Trong ngắn hạn, ông Lâm cho rằng đánh thuế thu nhập chứng khoán có thể sẽ tác động xấu đến thị trường chứng khoán nhưng trong trung và dài hạn sẽ ảnh hưởng tốt đến thị trường.
Bởi lẽ, do lo ngại về việc bị đánh thuế, nhà đầu tư sẽ cân nhắc hơn khi đưa ra các quyết định đầu tư, đa phần sẽ tập trung đầu tư trung và dài hạn.
Vì vậy, đánh thuế sẽ khuyến khích việc đầu tư dài hạn và tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán tăng trưởng ổn định trong thời gian dài.