Thưởng "đậm" bằng cổ phiếu ESOP: Ai hưởng lợi nhất?

An Nhiên
Chia sẻ

Phát hành ESOP được xem là phần thưởng cho người lao động, nhưng nếu ban lãnh đạo cao cấp dùng quyền biểu quyết để thưởng "đậm" cho chính mình thì đó có thể là trục lợi, nhất là khi giá chênh lệch quá xa với giá thị trường...

Ảnh  minh  hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Những năm gần đây, ESOP là một trong những hình thức khen thưởng phổ biến. Thông qua đợt phát hành cổ phiếu ESOP, nhân viên đủ tiêu chuẩn để hưởng ưu đãi sẽ được thưởng hoặc mua cổ phiếu của công ty với giá ưu đãi. Từ đó nâng cao hiệu quả làm việc để góp sức cho sự phát triển của công ty mà chính họ cũng là cổ đông.

Đối tượng nhận cổ phiếu ESOP cũng dần thay đổi với xu hướng phát hành cho lãnh đạo dày lên trong thời gian gần đây. 

DOANH NGHIỆP THƯỞNG ĐẬM CỔ PHIẾU ESOP CHO LÃNH ĐẠO

Công ty CP FPT là một trong những doanh nghiệp nổi bật trong việc phát hành ESOP cho lãnh đạo. Mới đây, FPT tiếp tục phát hành gần 1,3 triệu cổ phiếu ESOP tương ứng với 0,1646% số lượng cổ phiếu đang lưu hành cho 3 lãnh đạo cấp cao của công ty, giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngày kết thúc đợt phát hành là 7/4, ngày chuyển giao cổ phiếu 10/5. Trên thị trường, cổ phiếu FPT đóng cửa 31/5 ở mức 84.260 đồng/cổ phiếu. Nếu tính theo mức giá này, giá trị cổ phiếu ESOP mà ban lãnh đạo công ty nắm giữ ước khoảng 109 tỷ đồng. 

Nhắc đến chính sách cổ phiếu thưởng cho lãnh đạo cũng không thể không nhắc đến Công ty CP Thế giới Di động (MWG). Những năm gần đây, vấn đề cổ phiếu ESOP dồn dập đổ về túi của lãnh đạo và nhân viên khiến không ít nhà đầu tư phàn nàn lên tiếng.

Tháng 4 vừa qua, MWG phát hành 9,32 triệu cổ phiếu ESOP 2020 cho lãnh đạo chủ chốt của công ty và công ty con. Số cổ phiếu này tương đương với 2,2% số lượng cổ phiếu đang lưu hành, thời hạn chuyển nhượng 4 năm. Chốt phiên giao dịch 31/5 MWG ở mức giá 138.500 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo mức giá này, lô cổ phiếu ESOP mà ban lãnh đạo MWG nắm giữ có giá trị khoảng 1.290 tỷ đồng. Với 932.250 cổ phiếu ESOP 2020 còn lại dự kiến sẽ chia thưởng cho ban lãnh đạo công ty vào năm 2022.

Trả lời về vấn đề cổ phiếu ESOP, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 diễn ra gần đây, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ  tịch HĐQT cho biết, nếu chính sách này không tồn tại và không được thông qua cho thấy dấu hiệu thành quả Tập đoàn không được duy trì, cổ đông sẽ bị thiệt hại. Còn ông ông Trần Kinh Doanh Thành viên HĐQT nhấn mạnh, Nếu cứ tạo ra những bussiness mới và kinh doanh hiệu quả thì thưởng hiện tại 3% ESOP là không nhiều.

Năm 2021 MWG thông qua kế hoạch phát hành ESOP cho  ban  điều  hành  và  lãnh  đạo  chủ  chốt với tỷ lệ tối đa 3% số cổ phiếu đang lưu hành nhưng không quá 21,5 triệu đơn vị. Giá phát hành mỗi cổ phiếu Esop là 10.000 đồng. 

Kế  hoạch phát hành ESOP 2021 cho  ban  điều  hành  và  cán  bộ  chủ  chốt của  MWG.
Kế  hoạch phát hành ESOP 2021 cho  ban  điều  hành  và  cán  bộ  chủ  chốt của  MWG.

Giống như MWG, Công ty CP Chứng khoán SSI cũng thường xuyên phát hành cổ phiếu ESOP khối lượng lớn. Ngày 24/5 vừa qua, SSI thông báo phát hành 7,5 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động công ty, tỷ lệ phát hành 1,16% trong tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu, thời hạn chuyển nhượng trong vòng 2 năm. Thời gian thực hiện từ ngày 28/5 đến 10/6.

Trong đó, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 900.000 cổ phiếu, con trai của ông Hưng là Nguyễn Duy Khánh - Thành viên HĐQT đăng ký mua 200.000 cổ phiếu. 3 thành viên HĐQT khác đăng ký mua 760.000 cổ phiếu. Các Giám đốc tài chính, em dâu của giám đốc tài chính, Kế toán trưởng, Người phụ trách quản tị công ty kiêm thư ký công ty cũng đăng ký mua vào. Tổng số lượng cổ phiếu ESOP thành viên chủ chốt của SSI đăng ký mua là 2,34 triệu cổ phiếu, chiếm  31,2% lượng  ESOP dự  kiến  phát  hành.

Chốt phiên 31/5, SSI giao dịch ở mức giá 44.400 đồng/cổ phiếu, tạm tính theo mức giá này, số cổ phiếu ESOP dự kiến phát hành cho lãnh đạo cấp cao của công ty có giá trị khoảng 104 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo chủ chốt của SSI đăng ký mua ESOP.
Ban lãnh đạo chủ chốt của SSI đăng ký mua ESOP.

Không phát hành trực tiếp cho lãnh đạo song tại Công ty CP Thế giới số (DGW), người nhà và “sếp nhỏ” cũng mua thành công 26.000 cổ phiếu ESOP. Giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu, thời gian thực hiện giao dịch ngày 25/5.

Bà Tô Tiểu Ngọc và bà Tô Tiểu Yến, chị ruột của Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Tô Hồng Trang mua thành công 12.000 cổ phiếu; Vũ Thị Mai Hân Kế toán trưởng mua 4.000 cổ phiếu và Nguyễn Hoài Thu Trưởng phòng Kế toán mua 10.000 cổ phiếu. Bên cạnh đó, DGW cũng phát hành 1,2 triệu cổ phiếu cho 73 người lao động. Giá trị số cổ phiếu này tính theo mệnh giá là 1,2 tỷ đồng nhưng tính theo giá thị trường là 166,8 tỷ đồng.

Trước đó, Công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam cũng phát hành thành công 1,63 triệu cổ phiếu ESOP mệnh giá 10.000 cho 7 lãnh đạo chủ chốt của công ty.

 MẶT TRÁI CỦA CỔ PHIẾU ESOP

ESOP là việc gắn trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp bằng hình thức thưởng cổ phiếu, hoặc bán cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên với giá ưu đãi. Khi nắm trong tay cổ phần của Doanh nghiệp thì đương nhiên người lao động cũng là một phần của doanh nghiệp đó. Do vậy họ có thêm động lực để cống hiến cho công ty mà mình đang làm việc cũng như sở hữu cổ phiếu.

Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, ESOP cũng có mặt trái. Thứ nhất, theo chế độ kế toán của nước ngoài thì ESOP được hạch toán như một loại chi phí. Nên khi phát hành ESOP cho cán bộ công nhận viên thì giá trị của phần ESOP này sẽ được trừ thẳng vào lợi nhuận.

Thứ hai, ESOP cũng là một thước đo về tính liêm khiết của Ban lãnh đạo. Nếu ban lãnh đạo chiếm tỷ trọng cổ phần biểu quyết quá lớn thì thông qua việc ESOP này sẽ có thể trục lợi cho chính mình bằng chính cách phát hành ESOP với tỷ lệ lớn. Qua đó nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của bản thân trong công ty lên đồng thời làm giảm tỷ lệ sở hữu của các cổ đông khác.

Ví dụ: Năm 2016, Cổ phiếu TRS cũng đã có một lần phát hành ESOP với tỷ lệ phát hành bằng 5% tổng số cố phiếu đang lưu hành (tương ứng 110.684 cổ phiếu), tuy nhiên trong quá trình phân phối phối cổ phiếu, ba thành viên gồm Chủ tịch, CEO, CFO đã nhận 55,54% tổng số cố phiếu ESOP phát hành. Việc ba thành viên HĐQT, đồng thời là ba cổ đông lớn nhất của Công ty  tự nhận phần lớn số cổ phiếu thưởng làm mất đi ý nghĩa động viên tinh thần làm việc, đóng góp của cán bộ nhân viên.

Các doanh nghiệp lớn rất thích hình thức thưởng bằng cách này như như VNM, MWG, CTD, FPT...

"Bởi nếu thưởng theo cách thông thường thì ESOP sẽ được tính trực tiếp vào chi phí quản lý doanh nghiệp, làm giảm dòng tiền doanh nghiệp. Về mặt người được thưởng thì họ sẽ bị mất thuế thu nhập cá nhân có thể lên đến 35% sau khi nhận tiền thưởng. Đặc biệt là các nhân vật chủ chốt trong ban lãnh đạo nắm phần lớn cổ phần chi phối.

Nhưng nếu thưởng bằng hình thức ESOP thì nó sẽ được trích từ phần lợi nhuận chưa phân phối nên không làm giảm dòng tiền của doanh nghiệp, mặt khác người nhận thưởng cũng chỉ phải mất 0,1% tiền thuế khi bán cổ phiếu đi", ông Phan Linh, Chủ tịch Công ty Tư vấn và Đầu tư Take Profit Việt Nam bình luận. 

 
Ông Phan Linh, Chủ tịch Công ty Tư vấn và Đầu tư Take Profit Việt Nam.
Ông Phan Linh, Chủ tịch Công ty Tư vấn và Đầu tư Take Profit Việt Nam.

Việc giá chào bán cổ phiếu ESOP thấp hơn rất nhiều với thị giá, thậm chí giá cổ phiếu ESOP chỉ bằng 1/13 giá thị trường như trường hợp của MWG đã làm cho hiệu quả của ESOP không phát huy được hết tác dụng, thậm chí còn gây xung đột lợi ích với nhà đầu tư.

Còn theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, phát hành cổ phiếu ESOP sẽ dẫn đến trường hợp pha loãng cổ phiếu do đó, bất kỳ một đợt phát hành cổ phiếu ESOP nào cũng cần phải được cổ đông thông qua. Chưa kể, việc thưởng cổ phiếu đều đặt qua từng năm còn khiến nhà đầu tư lo ngại tác động tiêu cực đến động lực làm việc của nhân viên. Điều này khiến nhân viên sẽ có tư tưởng phải có ESOP mới gắn bó công ty, ảnh hưởng động lực phát triển.

Trong khi đó, cổ đông là những người bị ảnh hưởng đầu tiên bởi việc pha loãng tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty. Việc tăng thêm số cổ phần lưu hành với mức giá quá rẻ so với thị giá sẽ dẫn đến giá cổ phiếu bị ảnh hưởng tiêu cực khi hết thời gian hạn chế chuyển nhượng.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con