Tiền cạn, lãi suất cao, gọi vốn ở Phố Wall bây giờ quá khó!

An Huy
Chia sẻ

Các công ty ở khu vực Bắc Mỹ sẽ phải huy động được ít nhất 200 tỷ USD trong năm 2022 và 2023 để trả lãi vay. Lãi suất có thể duy trì ở mức cao trong nhiều năm tới nếu lạm phát cao dai dẳng, từ đó phân loại doanh nghiệp Mỹ thành hai nhóm: một nhóm bao gồm những công ty giảm được nợ và có thu nhập để sống sót; và nhóm còn lại không làm được điều đó...

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Bloomberg.
Ảnh minh hoạ - Ảnh: Bloomberg.

Mùa thu thường là thời điểm bận rộn nhất trong năm của những người làm trong ngành tài chính ở Mỹ, nhưng mấy tuần gần đây, hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phiếu và mua bán-sáp nhập doanh nghiệp (M&A) ở Phố Wall đều diễn ra hết sức nhỏ giọt - theo tờ Wall Street Journal.

Nguồn cung tiền cho những thương vụ như vậy đang bốc hơi từng ngày, và sự suy giảm của hoạt động gọi vốn được những người trong ngành dự báo sẽ kéo dài. Nguyên do nằm ở việc chi phí vay vốn tăng vọt do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất để chống lạm phát. Đến hiện tại, các đợt tăng lãi suất mạnh tay liên tiếp của Fed vẫn chưa khiến tiêu dùng trong nền kinh tế giảm sút mạnh như kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, sự thắt chặt đó đã trở thành một đòn giáng mạnh vào doanh nghiệp Mỹ, trong bối cảnh tổng số nợ của doanh nghiệp nước này đã vượt ngưỡng 10 nghìn tỷ USD, và phần lớn trong số này được vay trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây khi Fed giữ lãi suất ở mức gần 0.

Một phân tích của Wall Street Journal dựa trên dữ liệu từ Fitch Ratings cho thấy các công ty ở khu vực Bắc Mỹ sẽ phải huy động được ít nhất 200 tỷ USD trong năm 2022 và 2023 để trả lãi vay. Lãi suất có thể duy trì ở mức cao trong nhiều năm tới nếu lạm phát cao dai dẳng, từ đó phân loại doanh nghiệp Mỹ thành hai nhóm: một nhóm bao gồm những công ty giảm được nợ và có thu nhập để sống sót; và nhóm còn lại không làm được điều đó.

Ông Stephan Feldgoise, trưởng nhóm M&A của ngân hàng Goldman Sachs, tiết lộ rằng chủ đề quan trọng nhất mà nhiều khách hàng doanh nghiệp của ông đều muốn nói đến hiện nay là chính sách của Fed. “Xét tới những thay đổi quan trọng, chúng tôi dành nhiều thời gian chỉ để nói về những gì đang diễn ra và ảnh hưởng của những thay đổi đó đến hoạt động kinh doanh của họ”, ông Feldgoise nói.

Hãng xe Ford có giá trị vốn hoá thị trường 3 tỷ USD và đạt doanh thu quý 3 tăng trưởng dương. Tuy nhiên, ông Marion Harris, trưởng bộ phận cho vay của Ford cho biết “chi phí vay vốn ngày càng cao, và chúng tôi không thể đẩy hết phần chi phí tăng thêm về phía người tiêu dùng”. Bộ phận này cắt giảm 10% dự báo lợi nhuận cả năm 2022, và một phần nguyên nhân là lãi suất tăng.

Đối với chuỗi bệnh viện Community Health Systems, lợi nhuận đang giảm nhanh hơn so với tốc độ mà công ty có thể cắt giảm khối nợ 12 tỷ USD. “Giá nhân công và tiền lương tăng tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi”, Giám đốc tài chính Kevin Hammons của công ty cho biết. Giá trái phiếu của Community Health đã giảm 35% trong thời gian từ tháng 9 đến nay, còn 42 cent/1 USD mệnh giá, phản ánh tình trạng bấp bênh về sức khoẻ tài chính của công ty.

Nhà quản lý quỹ John Zito của Apollo Global Management cho biết công ty này đã chi hơn 1 tỷ USD trong tháng 10 để mua vào những trái phiếu hạng đầu tư có tài sản đảm bảo bị bán tháo trong cơn biến động thị trường. Trước đó, trong quý 3, công ty quản lý quỹ này đã chi 6 tỷ USD để mua trái phiếu. Phần lớn những trái phiếu đó đều mang lại lợi tức hơn 10% do giá giảm xuống mức thấp. Ông Zito cho rằng trong dài hạn, Apollo sẽ hưởng lợi từ những khoản đầu tư này.

Lãi suất tăng mạnh đang bóp nghẹt những lĩnh vực phụ thuộc vào vay nợ lãi suất thấp để tăng trưởng, như bất động sản và tài chính. Fed hy vọng rằng sự giảm tốc như vậy sẽ lan rộng trong nền kinh tế thực, từ đó “hãm phanh” giá cả.

Trong tháng 9 và tháng 10, tổng giá trị các vụ M&A ở Mỹ đạt 219 tỷ USD, giảm khoảng 43% so với cùng kỳ năm ngoái - theo dữ liệu từ Dealogic. Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) giảm còn 1,6 tỷ USD trong tháng 10, giảm 95% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức thấp nhất trong một tháng kể từ năm 2011.

Thực tế mới và khắc nghiệt đã ập xuống đã các công ty và nhà đầu tư chỉ sau vài tháng. Các ngân hàng và công ty cổ phần tư nhân - từ chỗ sẵn sàng rót vốn cho những thương vụ có định giá cao - giờ đây đã chuyển sang chấp nhận huy động vốn ở bất kỳ giá nào.

“Điều khiến tôi lo ngại hơn cả là những gì sắp xảy đến với những khoản đầu tư có định giá cao đã diễn ra trong hai năm qua”, bà Andrea Auerbach, trưởng bộ phận đầu tư cổ phần tư nhân toàn cầu tại công ty tư vấn Cambride Associates, phát biểu.

Công ty bán lẻ trực tuyến Enjoy Technology là một ví dụ. Lên sàn vào tháng 10/2021 thông qua sáp nhập với một công ty séc trắng (SPAC), Enjoy có kế hoạch huy động vốn để phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, vào tháng 5, công ty tiết lộ đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nhà đầu tư, và đến tháng 6, công ty nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

 

“Chúng tôi tin rằng sẽ có khoảng 2.000 doanh nghiệp ở Mỹ bị giảm điểm tín nhiệm và 200 doanh nghiệp vỡ nợ trong chu kỳ tín dụng 2023-2024”.

CEO Bruce Richards của Marathon Asset Management

Một ví dụ khác là Citrix Systems, công ty điện toán đám mây mà các công ty cổ phần tư nhân đã mua với giá 16,5 tỷ USD hồi tháng 9 bằng một phần tiền đi vay. Các ngân hàng đã lỗ ít nhất 500 triệu USD vì không thể bán được các khoản vay liên quan đến công ty này.

Danh sách của những thương vụ gây thua lỗ đang dài trên trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, bao gồm vụ rót 13 tỷ USD cho tỷ phú Elon Musk thâu tóm Twitter; 6 tỷ USD để Apollo mua công ty sản xuất phụ tùng ô tô Tenneco; hay 8 tỷ USD dể một công ty đầu tư cổ phần tư nhân mua lại công ty truyền thông Nielsen Holdings…

Trong năm 2021, các công ty đầu tư cổ phần tư nhân đã thực hiện các thương vụ ở Mỹ với tổng trị giá khoảng 1 nghìn tỷ USD, rót vốn vào cả những lĩnh vực ngách như rửa xe. Chi phí của những khoản vay đó đang tăng lên khi Fed nâng lãi suất. Khi lợi nhuận của các công ty đầu tư cổ phần tư nhân giảm, các quỹ lương hưu của Mỹ cũng bị ảnh hưởng, đúng vào lúc các quỹ này đối mặt với thua lỗ lớn từ thị trường cổ phiếu và trái phiếu.

Nếu những bất ổn này trên thị trường tài chính lan rộng ra nền kinh tế, điều xảy ra tiếp theo có thể sẽ là một chuỗi các vụ vỡ nợ doanh nghiệp.

“Chúng tôi tin rằng sẽ có khoảng 2.000 doanh nghiệp ở Mỹ bị giảm điểm tín nhiệm và 200 doanh nghiệp vỡ nợ trong chu kỳ tín dụng 2023-2024”, CEO Bruce Richards của Marathon Asset Management nhận định. Chu kỳ vỡ nợ này có thể kéo dài hơn so với những chu kỳ trước đây, vì lạm phát còn cao sẽ khiến Fed khó sớm giảm lãi suất như hồi năm 2009 hay 2020, ông Richards nói.

Tổng số nợ của các doanh nghiệp vỡ nợ trong chu kỳ này có thể lên tới nửa nghìn tỷ USD, vượt xa mức 200 tỷ USD của năm 2008-2009, vì con số dư nợ hiện nay lớn hơn nhiều. “Chúng tôi tin là mùa đông đang đến”, vị CEO phát biểu.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con