Tiêu điểm công nghệ: iPhone 4S “cháy hàng” và “thất sủng”

Phúc Minh
Chia sẻ

Mẫu iPhone 4S của nhà sản xuất Apple tiếp tục làm mưa làm gió trên thị trường Mỹ, song có vẻ như đang bị thất sủng tại Việt Nam

iPhone 4S không được người tiêu dùng Việt Nam quan tâm nhiều như với "người anh em" iPhone 4.
iPhone 4S không được người tiêu dùng Việt Nam quan tâm nhiều như với "người anh em" iPhone 4.
Mẫu iPhone 4S của nhà sản xuất Apple tiếp tục làm mưa làm gió trên thị trường Mỹ, song có vẻ như đang bị thất sủng tại Việt Nam; An ninh thông tin mạng của Việt Nam năm 2011 nhiều biến cố đáng báo động... là những tin nóng công nghệ trong tuần qua.

Ngoài vui, trong buồn

Theo thông tin từ các nhà mạng phân phối tại Mỹ, mẫu smartphone mới nhất của Apple vẫn duy trì được sức nóng của nó như những ngày đầu, khi tình trạng "cháy hàng" vẫn liên tục diễn ra, khiến khách hàng phải chờ đợi dài cổ mới được sở hữu sản phẩm này.

Cụ thể, các thuê bao AT&T muốn mua iPhone 4S qua kênh trực tuyến sẽ phải chờ tới 21 ngày để nhận được thiết bị. Trong khi đó, Verizon Wireless cũng cho biết, họ đang làm việc với Apple để bổ sung lượng iPhone 4S cho các cửa hàng bán lẻ và phân phối qua kênh trực tuyến.

Một đại dện của AT&T là Gelnn Lurie cho hay, “lượng nhu cầu từ người tiêu dùng là quá lớn. Do vậy, chúng tôi không thể đáp ứng nhanh chóng các đơn đặt hàng hiện nay”. Còn đại diện của Verizon, thì "sức hút của iPhone 4S không chỉ mạnh mẽ ở thời điểm ra mắt".

Tuy nhiên, ở Việt Nam, iPhone 4S không có được cái may mắn như vậy. Theo các báo trong nước, người dùng Việt Nam dường như không mấy mặn mà với iPhone 4S. Trên nhiều diễn đàn mạng, ngày càng nhiều người phàn nàn về các lỗi trên iPhone 4S, đặc biệt là về hao pin.

Nhiều người băn khoăn không biết có nên mua iPhone 4S vào thời điểm hiện nay hay không. Bằng chứng là, trên Voz, khi một thành viên đặt câu hỏi, có nên mua iPhone 4S không, thì nhận được rất nhiều phản hồi cho rằng, nếu không vội thì chờ tới năm sau xem iPhone 5 thế nào.

Một yếu tố khác cũng cho thấy iPhone 4S không được người dùng Việt Nam mặn mà, là giá mặt hàng này đang sụt nhanh. Hiện tại, một số cửa hàng đang rao bán iPhone 4S bản 16 GB với giá 19 - 19,5 triệu đồng, giảm mạnh so với thời điểm đầu là 24 - 31 triệu đồng.

Nhiều diễn biến phức tạp

Theo báo cáo của Chi hội An toàn thông tin phía nam (VNISA) được công bố hôm 18/11, năm 2011, an ninh thông tin mạng của Việt Nam có nhiều biến cố đáng báo động và diễn biến phức tạp, các vụ tấn công và vi phạm gia tăng mạnh, hình thức ngày càng tinh vi và có tổ chức.

Báo cáo cho biết, chỉ tính đến ngày 7/11, ở Việt Nam đã có hơn 300 website của các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân bị tấn công, trong đó có nhiều trang mang tên miền gov.vn. Gần đây nhất, hồi tháng 10, hơn 150 website tên miền .vn, .com, .net đã bị tin tặc đánh sập.

Đối tượng bị tấn công và sửa đổi thông tin không dừng lại ở các đơn vị nhà nước, cá nhân, doanh nghiệp nhỏ mà còn có cả trang thông tin của các tập đoàn, tổng công ty có tiềm năng về tài chính với nhiều dữ liệu cần được bảo mật…

Theo VNISA, trong năm 2011 tại Việt Nam nổi lên hiện tượng tội phạm nước ngoài tới tạm trú sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, ăn cắp thông tin, tài khoản cá nhân trên toàn cầu. Ngoài ra, các tội phạm nước ngoài sử dụng thẻ tín dụng giả tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng.

Các chuyên gia về an ninh thông tin nhận định, năm 2011, các cuộc tấn công vào mạng thông tin Việt Nam ngày càng mang động cơ chính trị và kinh tế rõ ràng.

Các tổ chức tội phạm hoặc tổ chức cực đoan sử dụng công nghệ cao, đặc biệt là Internet như một công cụ và môi trường để tấn công vào các tổ chức, cơ quan, thạm chí chính phủ và quốc gia nhằm làm tổn thất về kinh tế, chính trị, xã hội ngày cao.

Với sự bùng nổ trong công nghệ viễn thông tiên tiến, thiết bị di động đã trở thành mục tiêu bị các đối tượng tin tặc lợi dụng tấn công vì tài nguyên cũng như công cụ phòng thủ yếu, điều này khiến việc lưu trữ thông tin cá nhân, bí mật kinh doanh, định vị địa lý bị tin tặc lợi dụng khai thác.

Ngoài ra, các mạng xã hội cũng là môi trường phổ biến bị tin tặc lợi dụng thông qua việc sử dụng các chiêu thức dụ người sử dụng tham gia các cuộc khảo sát trực tuyến có mục đích xấu, cài đặt các ứng dụng kém an toàn…

Trước báo cáo của VNISA, hãng bảo mật Sophos có trụ sở tại Singapore đã công bố kết quả khảo sát về tình trạng tin rác cho thấy, châu Á chiếm tới 5 vị trí trong top 10 thế giới về lĩnh vực này. Việt Nam cũng bị Sophos "ưu ái" dành cho một vị trí trong top 10.

Cụ thể, theo kết quả khảo sát của Sophos, Mỹ đứng dầu danh sách này khi chiếm tới 11,3% lượng tin rác toàn cầu trong quý 3/2011. Tiếp theo là Hàn Quốc (9,6%), Ấn Độ (8,8%), Nga (7,9%), Brazil (5,7%), vùng lãnh thổ Đài Loan (3,8%), Việt Nam (3,5%), Indonesia (3,3%)...

Chuyên gia Graham Cluley của Sophos cho biết, đa số các tin rác được phát tán bởi các mạng lưới máy tính nhiễm virus hoạt động dưới sự kiểm soát của những kẻ gửi thư rác. Theo chuyên gia này, vấn đề tin rác không chỉ giới hạn ở dạng thư điện tử truyền thống, mà ở cả các dịch vụ mạng xã hội.

Và câu chuyện bản quyền

Cũng liên quan tới Việt Nam, theo nhận định trong báo cáo phần mềm bất hợp pháp năm 2010 của BSA/IDC, Việt Nam được xem là thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài trong khu vực, vì vậy, tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao thực sự gây thiệt hại lớn cho đất nước.

Báo cáo cho biết, 59% người sử dụng máy tính cá nhân trên toàn cầu nói rằng việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mang lại lợi ích cho kinh tế địa phương, và 61% người dùng trên toàn cầu cho rằng việc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ tạo ra việc làm.

Tỷ lệ vi phạm phần mềm trên toàn cầu là 42%, giảm từ 43% trong năm 2009. Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại các nước đang phát triển cao gấp 2,5 lần so với các nước phát triển, và giá trị thương mại của phần mềm bất hợp pháp (31,9 tỷ USD) chiếm hơn một nửa tổng giá trị trên thế giới.

Còn tại Việt Nam, theo báo cáo của BSA/IDC, tỷ lệ vi phạm bản quyền đứng thứ 16 trong năm 2010, chiếm 83% và tổng giá trị thương mại của phần mềm bất hợp pháp ước đạt khoảng 412 triệu USD.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con