Tiêu điểm công nghệ: Ví điện tử sẽ lên ngôi
Tới năm 2012, tiền tệ kỹ thuật số sẽ được chấp nhận ở khắp nước Mỹ và ví tiền thông thường sẽ không còn chỗ đứng
Tới năm 2012, tiền tệ kỹ thuật số sẽ được chấp nhận ở khắp nước Mỹ và ví tiền thông thường sẽ không còn chỗ đứng, Chủ tịch PayPal, ông Scott Thompson, cho biết nhân sự kiện PayPal đạt 100 triệu tài khoản kích hoạt.
"Chúng tôi tin tưởng rằng, vào năm 2015, tiền tệ kỹ thuật số sẽ phổ biến ở mọi nơi trên đất nước Mỹ, từ các cửa hàng địa phương cho tới chuỗi siêu thị Wal-Mart. Chúng ta sẽ không cần phải mang theo ví làm gì nữa", ông Thompson nói.
Hiện PayPal đang bắt đầu chương trình thử nghiệm dịch vụ tiền điện tử này tại Mỹ. Những người tham gia thử nghiệm sẽ thanh toán mọi việc bằng dịch vụ điện tử. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, để ví tiền thông thường bị khai tử hoàn toàn vào năm 2015, PayPal sẽ còn phải thực hiện nhiều công đoạn.
Ngoài dự báo về tương lai ví điện tử, tuần qua cũng có nhiều tin công nghệ đáng chú ý khác:
Apple bất ngờ thoát nạn
Công ty điện tử Samsung xứ sở kim chi vừa bất ngờ rút đơn kiện hãng công nghệ Mỹ Apple. Trước đó, hôm 28/6, Samsung đã đâm đơn kiện lên Ủy ban thương mại Mỹ (ITC) đề nghị cấm nhập khẩu iPhone, iPad và iPod Touch của Apple.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời người phát ngôn Nam Ki Yung của Samsung cho biết, công ty điện tử này muốn bố trí lại vụ kiện của họ một cách hợp lý hơn. Động thái bất ngờ này đã khiến dư luận đặt câu hỏi, Samsung nhượng bộ hay đang tính nước cờ mới cho cuộc chiến chống Apple.
Trong một động thái khác, hôm 3/7, Samsung công bố, doanh số toàn cầu của chiếc máy tính bảng Galaxy S II đã đạt tới 3 triệu chiếc. "Mốc 3 triệu chiếc cho thấy mối quan hệ gắn bó giữa các nhà mạng đối tác của Samsung trong việc phân phối sản phẩm", Quản lý khối Mobile Communications của Samsung cho hay.
Và đối mặt thách thức mới
Hãng công nghệ Huawei của Trung Quốc mới đây đã tung ra thị trường chiếc máy tính bảng MedaPad, với màn hình 7 inch và sử dụng hệ điều hành Android 3.2 Honeycomb của Google. Huawei là công ty mới nhất tham gia vào cuộc chiến máy tính bảng ở châu Á.
Giới phân tích cho rằng, "cuộc chiến máy tính bảng" đang dần nóng lên tại châu lục này, bởi sản phẩm của các công ty từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan sẽ thách thức sự thống trị cả về tính năng lẫn giá cả của sản phẩm iPad do Apple chế tạo.
Theo ước tính, châu Á sẽ chiếm khoảng 1/3 doanh số bán máy tính bảng của thế giới vào năm 2015, đạt 50 triệu chiếc trên tổng doanh số 150 triệu chiếc của toàn cầu. Con số trên với lợi nhuận không nhỏ đã khơi mào một cuộc giành giật thị phần tại thị trường này.
iPad của Apple đã chiếm tới 84% trong tổng số máy tính bảng được bán ra trên thị trường toàn cầu trong năm 2010. Tuy nhiên, dự báo mức thị phần này sẽ giảm xuống còn 69 - 70% trong năm 2011.
Nokia muốn rời Nhật
Theo trang Phonearena, hãng điện thoại Nokia của Phần Lan sẽ ngừng bán dòng điện thoại sang trọng Vertu tại thị trường Nhật Bản vào cuối tháng này, do gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh.
Trước đó, Nokia đã ngừng hoàn toàn việc bán các thiết bị S40 và Symbian của mình tại Nhật Bản, nhưng vẫn giữ lại thương hiệu Vertu. Dự kiến, tới cuối tháng 7, nhà sản xuất điện thoại Phần Lan sẽ đóng cửa các cửa hàng bán lẻ Vertu ở quận Shibuya và Ginza (Tokyo).
Dịch vụ Vertu sẽ vẫn tiếp tục được cung cấp cho tới cuối tháng 8, thời điểm Nokia chấm dứt hợp đồng với nhà mạng NTT Docomo. Đây được xem là dấu hiệu kết thúc cho sự hiện diện của Vertu tại Nhật bản. Tuy nhiên, văn phòng của hãng tại Nhật Bản vẫn tiếp tục mở cho đến cuối năm nay.
Quyết định rút khỏi thị trường Nhật Bản cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng nhu cầu các sản phẩm smartphone và điện thoại Vertu tại thị trường Nhật. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, những dòng điện thoại siêu sang của Vertu với giá bán từ 7.00 0- 250.000 USD sẽ là những sản phẩm bị "quên lãng" đầu tiên.
"Chúng tôi tin tưởng rằng, vào năm 2015, tiền tệ kỹ thuật số sẽ phổ biến ở mọi nơi trên đất nước Mỹ, từ các cửa hàng địa phương cho tới chuỗi siêu thị Wal-Mart. Chúng ta sẽ không cần phải mang theo ví làm gì nữa", ông Thompson nói.
Hiện PayPal đang bắt đầu chương trình thử nghiệm dịch vụ tiền điện tử này tại Mỹ. Những người tham gia thử nghiệm sẽ thanh toán mọi việc bằng dịch vụ điện tử. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, để ví tiền thông thường bị khai tử hoàn toàn vào năm 2015, PayPal sẽ còn phải thực hiện nhiều công đoạn.
Ngoài dự báo về tương lai ví điện tử, tuần qua cũng có nhiều tin công nghệ đáng chú ý khác:
Apple bất ngờ thoát nạn
Công ty điện tử Samsung xứ sở kim chi vừa bất ngờ rút đơn kiện hãng công nghệ Mỹ Apple. Trước đó, hôm 28/6, Samsung đã đâm đơn kiện lên Ủy ban thương mại Mỹ (ITC) đề nghị cấm nhập khẩu iPhone, iPad và iPod Touch của Apple.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời người phát ngôn Nam Ki Yung của Samsung cho biết, công ty điện tử này muốn bố trí lại vụ kiện của họ một cách hợp lý hơn. Động thái bất ngờ này đã khiến dư luận đặt câu hỏi, Samsung nhượng bộ hay đang tính nước cờ mới cho cuộc chiến chống Apple.
Trong một động thái khác, hôm 3/7, Samsung công bố, doanh số toàn cầu của chiếc máy tính bảng Galaxy S II đã đạt tới 3 triệu chiếc. "Mốc 3 triệu chiếc cho thấy mối quan hệ gắn bó giữa các nhà mạng đối tác của Samsung trong việc phân phối sản phẩm", Quản lý khối Mobile Communications của Samsung cho hay.
Và đối mặt thách thức mới
Hãng công nghệ Huawei của Trung Quốc mới đây đã tung ra thị trường chiếc máy tính bảng MedaPad, với màn hình 7 inch và sử dụng hệ điều hành Android 3.2 Honeycomb của Google. Huawei là công ty mới nhất tham gia vào cuộc chiến máy tính bảng ở châu Á.
Giới phân tích cho rằng, "cuộc chiến máy tính bảng" đang dần nóng lên tại châu lục này, bởi sản phẩm của các công ty từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan sẽ thách thức sự thống trị cả về tính năng lẫn giá cả của sản phẩm iPad do Apple chế tạo.
Theo ước tính, châu Á sẽ chiếm khoảng 1/3 doanh số bán máy tính bảng của thế giới vào năm 2015, đạt 50 triệu chiếc trên tổng doanh số 150 triệu chiếc của toàn cầu. Con số trên với lợi nhuận không nhỏ đã khơi mào một cuộc giành giật thị phần tại thị trường này.
iPad của Apple đã chiếm tới 84% trong tổng số máy tính bảng được bán ra trên thị trường toàn cầu trong năm 2010. Tuy nhiên, dự báo mức thị phần này sẽ giảm xuống còn 69 - 70% trong năm 2011.
Nokia muốn rời Nhật
Theo trang Phonearena, hãng điện thoại Nokia của Phần Lan sẽ ngừng bán dòng điện thoại sang trọng Vertu tại thị trường Nhật Bản vào cuối tháng này, do gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh.
Trước đó, Nokia đã ngừng hoàn toàn việc bán các thiết bị S40 và Symbian của mình tại Nhật Bản, nhưng vẫn giữ lại thương hiệu Vertu. Dự kiến, tới cuối tháng 7, nhà sản xuất điện thoại Phần Lan sẽ đóng cửa các cửa hàng bán lẻ Vertu ở quận Shibuya và Ginza (Tokyo).
Dịch vụ Vertu sẽ vẫn tiếp tục được cung cấp cho tới cuối tháng 8, thời điểm Nokia chấm dứt hợp đồng với nhà mạng NTT Docomo. Đây được xem là dấu hiệu kết thúc cho sự hiện diện của Vertu tại Nhật bản. Tuy nhiên, văn phòng của hãng tại Nhật Bản vẫn tiếp tục mở cho đến cuối năm nay.
Quyết định rút khỏi thị trường Nhật Bản cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng nhu cầu các sản phẩm smartphone và điện thoại Vertu tại thị trường Nhật. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, những dòng điện thoại siêu sang của Vertu với giá bán từ 7.00 0- 250.000 USD sẽ là những sản phẩm bị "quên lãng" đầu tiên.