Tìm kiếm giải pháp lâu dài cho biển Đông
Sáng 23/1, tham luận tại Đại hội Đảng 12, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã đề cập tình hình phức tạp ở biển Đông
Sáng 23/1, tham luận tại Đại hội Đảng 12, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã đề cập tình hình phức tạp ở biển Đông.
Phó thủ tướng khẳng định, thành tựu đối ngoại 5 năm qua khẳng định sự đúng đắn của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá, “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” mà Đại hội Đảng 11 đã đề ra.
Hoạt động đối ngoại đã góp phần quan trọng duy trì môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước, thông qua việc đưa mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.
Tham luận nêu rõ, trong 5 năm qua, lần đầu tiên Việt Nam đã hoàn thành việc xây dựng khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với các nước láng giềng, với hầu hết các nước có ảnh hưởng lớn ở khu vực và trên thế giới.
Cụ thể là đã thiết lập thêm quan hệ đối tác chiến lược với 8 nước, quan hệ đối tác toàn diện thêm với 3 nước, nâng tổng số đối tác chiến lược lên 15 nước và tổng số đối tác toàn diện lên 10 nước, trong đó Việt Nam đã có khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược hoặc đối tác toàn diện với tất cả 5 nước uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Cũng trong 5 năm qua, Việt Nam đã vận động được thêm 38 trong tổng số 59 đối tác chính thức công nhận Việt Nam có quy chế kinh tế thị trường.
Trong các thành tựu nổi bật, Phó thủ tướng nhấn mạnh, trước những diễn biến phức tạp ở biển Đông, Việt Nam đã sử dụng triệt để các biện pháp chính trị - ngoại giao, thông qua song phương và đa phương, khu vực và quốc tế, kiên trì và kiên quyết trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thúc đẩy hợp tác hữu nghị, nỗ lực đối thoại nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề biển Đông.
Đồng thời vẫn duy trì đoàn kết trong ASEAN, duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc.
“Chúng ta đã tranh thủ được công luận quốc tế lên tiếng ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam, phản đối các hành động vi phạm luật pháp quốc tế, bảo vệ hòa bình, ổn định, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc”, Phó thủ tướng nói.
Trong 5- 10 năm tới, theo Phó thủ tướng, với Việt Nam chiều sâu của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đưa hội nhập đi vào chiều sâu tức là phải tạo được sự đan xen, gắn kết lợi ích, một cách lâu dài và bền vững giữa nước ta với các đối tác, đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập đi vào thực chất, nhất là với các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh và phát triển của đất nước.
Đồng thời tạo dựng được lòng tin và hình thành nên các cơ chế hợp tác có hiệu quả trong việc thúc đẩy quan hệ, ngăn ngừa, đẩy lùi các nguy cơ, kiểm soát các bất đồng và giải quyết các vấn đề nảy sinh, nhất là các vấn đề có thể tác động nghiêm trọng tới an ninh và phát triển của đất nước ta.
Về kinh tế đưa hội nhập đi vào chiều sâu tức là phải tận dụng các cam kết quốc tế để mở rộng thị trường, tái phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của doanh nghiệp Việt Nam; gia tăng mức độ tự chủ của nền kinh tế, xác lập vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất, cung ứng ở khu vực và toàn cầu; tăng cường khả năng ứng phó của nền kinh tế trước những tác động từ bên ngoài; đóng góp ngày càng nhiều cho quá trình phát triển nội lực và liên kết vùng trong cả nước.
Ông nhấn mạnh, đưa hội nhập kinh tế quốc tế đi vào chiều sâu cũng có nghĩa là phải tận dụng được chính hệ thống quy tắc và luật lệ của các tổ chức quốc tế để bảo vệ được các lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân Việt Nam trong quan hệ với đối tác nước ngoài.
Đưa hội nhập đi vào chiều sâu là để tạo dựng các mối quan hệ ổn định, lâu dài hơn với các đối tác, gia tăng tính ổn định, bền vững của môi trường chính trị, an ninh; đưa đất nước ta lên vị trí cao hơn ở khu vực và trên thế giới, Phó thủ tướng khái quát.
Phó thủ tướng khẳng định, thành tựu đối ngoại 5 năm qua khẳng định sự đúng đắn của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá, “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” mà Đại hội Đảng 11 đã đề ra.
Hoạt động đối ngoại đã góp phần quan trọng duy trì môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước, thông qua việc đưa mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.
Tham luận nêu rõ, trong 5 năm qua, lần đầu tiên Việt Nam đã hoàn thành việc xây dựng khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với các nước láng giềng, với hầu hết các nước có ảnh hưởng lớn ở khu vực và trên thế giới.
Cụ thể là đã thiết lập thêm quan hệ đối tác chiến lược với 8 nước, quan hệ đối tác toàn diện thêm với 3 nước, nâng tổng số đối tác chiến lược lên 15 nước và tổng số đối tác toàn diện lên 10 nước, trong đó Việt Nam đã có khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược hoặc đối tác toàn diện với tất cả 5 nước uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Cũng trong 5 năm qua, Việt Nam đã vận động được thêm 38 trong tổng số 59 đối tác chính thức công nhận Việt Nam có quy chế kinh tế thị trường.
Trong các thành tựu nổi bật, Phó thủ tướng nhấn mạnh, trước những diễn biến phức tạp ở biển Đông, Việt Nam đã sử dụng triệt để các biện pháp chính trị - ngoại giao, thông qua song phương và đa phương, khu vực và quốc tế, kiên trì và kiên quyết trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thúc đẩy hợp tác hữu nghị, nỗ lực đối thoại nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề biển Đông.
Đồng thời vẫn duy trì đoàn kết trong ASEAN, duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc.
“Chúng ta đã tranh thủ được công luận quốc tế lên tiếng ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam, phản đối các hành động vi phạm luật pháp quốc tế, bảo vệ hòa bình, ổn định, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc”, Phó thủ tướng nói.
Trong 5- 10 năm tới, theo Phó thủ tướng, với Việt Nam chiều sâu của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đưa hội nhập đi vào chiều sâu tức là phải tạo được sự đan xen, gắn kết lợi ích, một cách lâu dài và bền vững giữa nước ta với các đối tác, đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập đi vào thực chất, nhất là với các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh và phát triển của đất nước.
Đồng thời tạo dựng được lòng tin và hình thành nên các cơ chế hợp tác có hiệu quả trong việc thúc đẩy quan hệ, ngăn ngừa, đẩy lùi các nguy cơ, kiểm soát các bất đồng và giải quyết các vấn đề nảy sinh, nhất là các vấn đề có thể tác động nghiêm trọng tới an ninh và phát triển của đất nước ta.
Về kinh tế đưa hội nhập đi vào chiều sâu tức là phải tận dụng các cam kết quốc tế để mở rộng thị trường, tái phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của doanh nghiệp Việt Nam; gia tăng mức độ tự chủ của nền kinh tế, xác lập vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất, cung ứng ở khu vực và toàn cầu; tăng cường khả năng ứng phó của nền kinh tế trước những tác động từ bên ngoài; đóng góp ngày càng nhiều cho quá trình phát triển nội lực và liên kết vùng trong cả nước.
Ông nhấn mạnh, đưa hội nhập kinh tế quốc tế đi vào chiều sâu cũng có nghĩa là phải tận dụng được chính hệ thống quy tắc và luật lệ của các tổ chức quốc tế để bảo vệ được các lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân Việt Nam trong quan hệ với đối tác nước ngoài.
Đưa hội nhập đi vào chiều sâu là để tạo dựng các mối quan hệ ổn định, lâu dài hơn với các đối tác, gia tăng tính ổn định, bền vững của môi trường chính trị, an ninh; đưa đất nước ta lên vị trí cao hơn ở khu vực và trên thế giới, Phó thủ tướng khái quát.