Tín chỉ carbon và câu chuyện mục tiêu kép chuyển đổi số bền vững

Khánh Huyền
Chia sẻ

Trong bối cảnh thế giới đang hướng tới mục tiêu Net zero - tức là tạo ra mức phát thải ròng bằng 0, ngày càng nhiều tổ chức doanh nghiệp đưa ra chiến lược và tập trung nguồn lực vào các hoạt động giảm thiểu carbon...

Hệ thống làm mát chiller tiên tiến tại TTDL Viettel Hòa Lạc. Ảnh: Viettel IDC.
Hệ thống làm mát chiller tiên tiến tại TTDL Viettel Hòa Lạc. Ảnh: Viettel IDC.

Thị trường carbon sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu về khí hậu, an ninh năng lượng và phát triển bền vững bằng cách thúc đẩy hiệu quả chuyển đổi năng lượng và huy động vốn cho các dự án năng lượng sạch. Đây là đánh giá được ông Joseph McMonigle, Tổng thư ký Diễn đàn Năng lượng quốc tế đưa ra hồi đầu năm nay.

Thị trường carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, thông qua vào năm 1997. Theo đó, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính hay còn gọi là tín chỉ carbon.

Trên thế giới, thị trường carbon đã phát triển mạnh mẽ từ nhiều năm trở lại đây. Thị trường mua bán tín chỉ carbon toàn cầu năm 2023 đã đạt mức cao kỷ lục hơn 948 tỷ USD, tăng 2% so với năm trước đó. Nhiều quốc gia và khu vực đã triển khai hệ thống giao dịch khí thải (ETS) để định giá lượng khí thải carbon và khuyến khích các công ty đầu tư vào hệ thống công nghệ phát thải khí carbon thấp, giúp đáp ứng các mục tiêu về khí hậu.

Trong khi đó, nghiên cứu của Markets and Markets cho thấy, Châu Á Thái Bình Dương được đánh giá sẽ trở thành khu vực có thị trường tín chỉ carbon tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2023 - 2028, dẫn đầu là Trung Quốc.

Một nghiên cứu khoa học mới đây cho thấy, lượng khí phát thải cần phải giảm 43% vào năm 2030 để mục tiêu khí hậu đi đúng hướng. Việc đầu tư vào công nghệ sạch được xem là chiến lược then chốt để có thể đảm bảo được mục tiêu này.

Những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch, bao gồm pin, năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp xanh được xem là trụ cột trong tương lai này như Mỹ, quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu xe điện.

THỊ TRƯỜNG CÒN MỚI MẺ TẠI VIỆT NAM

Mặc dù thị trường tín chỉ carbon đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam, đây dường như vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ.

Thị trường carbon Việt Nam hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và dự kiến đến năm 2028, Việt Nam mới vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon.

Việc phát triển thị trường tín chỉ carbon đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư chuyển đổi công nghệ; cũng như xem xét đến đội ngũ nhân lực vận hành và làm chủ các công nghệ, máy móc mới. Điều này không hề dễ dàng đối với nhiều doanh nghiệp trong nước.

Là một trong những lĩnh vực đòi hỏi nguồn năng lượng cũng như thải ra lượng khí nhà kính cao, ngành dịch vụ trung tâm dữ liệu (TTDL) cũng đang đối mặt với nhiều thách thức.

Theo thống kê, thế giới hiện có tới 8.000 trung tâm dữ liệu. Năng lượng tiêu thụ của mỗi trung tâm dữ liệu tương đương mức tiêu thụ của 25.000 hộ gia đình và chiếm 2-3% năng lượng điện tiêu thụ toàn cầu, 5% khí hiệu ứng nhà kính do các trung tâm dữ liệu gây ra. Điều này buộc các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thực hiện chiến lược chuyển đổi kép gồm chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, hướng đến năng lượng tái tạo.

Trung tâm dữ liệu Viettel Hòa Lạc mới đi vào hoạt động vào tháng 4 vừa qua được xem là trung tâm dữ liệu đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng và vận hành theo mục tiêu này.

Trung tâm dữ liệu Viettel Hòa Lạc có thiết kế thân thiện với môi trường. Ảnh: Viettel IDC.
Trung tâm dữ liệu Viettel Hòa Lạc có thiết kế thân thiện với môi trường. Ảnh: Viettel IDC.

Không chỉ có thiết kế “tổ ong” để tối ưu luồng gió, cách nhiệt, đảm bảo tối ưu hiệu quả làm mát, trung tâm dữ liệu này cũng được sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. trung tâm dữ liệu Viettel Hoà Lạc sử dụng hệ thống giải nhiệt ly tâm đệm từ, có hiệu suất làm mát cao hơn các hệ thống làm mát truyền thống hoặc các hệ thống giải nhiệt công nghệ cũ khác khoảng 40%, giúp cho các trung tâm dữ liệu sử dụng năng lượng một cách hiệu quả hơn, thân thiện hơn với môi trường.

Đồng thời, việc ứng dụng AI trong hệ thống giám sát, quản lý chung của cả trung tâm dữ liệu (hệ thống BMS) - thực hiện giám sát, điều chỉnh tự động hoạt động vận hành của trung tâm dữ liệu giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, tính ổn định, an toàn của hệ thống đồng thời cũng nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, hiệu quả làm mát cho toàn bộ cơ sở.

Đây cũng là trung tâm dữ liệu đầu tiên cam kết hướng tới sử dụng năng lượng tái tạo để đáp ứng 30% lượng điện tiêu thụ vào năm 2030.

Với vai trò dẫn đầu lĩnh vực trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây tại Việt Nam, Viettel IDC luôn xác định triết lý kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Việc xây dựng và hận hành một trung tâm dữ liệu “xanh” đồng nghĩa với việc lựa chọn kiên định với mục tiêu phát triển bền vững không chỉ của doanh nghiệp nói riêng mà còn của quốc gia nói chung.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con