“Tinh lọc” lễ hội: Để trở thành sản phẩm du lịch độc đáo

Chu Khôi
Chia sẻ

Lễ hội ngoài ý nghĩa văn hóa tâm linh, phong tục tập quán, thì ở khía cạnh kinh tế là một sản phẩm du lịch mang tính độc đáo. Tuy nhiên, với tình trạng nơi nào cũng tổ chức lễ hội rầm rộ, khuếch trương thanh thế, đã đến lúc các nhà quản lý cần tinh lọc bớt những lễ hội, chấm dứt những vấn đề phản cảm để phù hợp với cuộc sống hiện tại và tránh lãng phí…

Lễ hội chùa Ngọc Tiên, Xuân Trường, Nam Định
Lễ hội chùa Ngọc Tiên, Xuân Trường, Nam Định

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mỗi năm cả nước có gần 8.000 lễ hội, thể hiện sự đa dạng, phong phú, mang tính chất riêng biệt của mỗi dân tộc, vùng, miền địa lý, lịch sử…

Bên cạnh các hoạt động văn hóa tâm linh, nhiều lễ hội đã trở thành hoạt động dịch vụ du lịch đem lại sinh kế và thu nhập cho người dân địa phương. Ngoài ra, còn những lễ hội mới xuất hiện do chính quyền các địa phương và các bộ, ngành phối hợp tổ chức, như: lễ hội trái cây, lễ hội cá tra, lễ hội hoa…

GIA TĂNG LỄ HỘI VÀ LƯỢNG NGƯỜI THAM GIA

Sau ba năm bị gián đoạn do đại dịch Covid-19, mùa xuân năm 2023, các lễ hội đã được mở lại tưng bừng khắp cả nước. Ở miền Bắc nói chung, Hà Nội nói riêng, chưa năm nào, các lễ hội được tổ chức với quy mô rầm rộ như năm nay.

Lý giải sự gia tăng đột biến cả về số lượng người tham gia và cả nội dung liên quan tới lễ hội mùa xuân 2023 này, nhiều người cho rằng, hầu hết các lễ hội bị tạm ngừng tổ chức do đại dịch Covid -19, khiến nhu cầu được tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống của người dân đã bị kìm nén lâu ngày, nay như chiếc lò so được “bật tung”.

 

"Trong số khoảng 8000 lễ hội trên cả nước, có 7.039 lễ hội dân gian, 332 lễ hội lịch sử - cách mạng, 544 lễ hội tôn giáo và gần 30 lễ hội du nhập".

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Nhiều hội làng vốn chỉ tổ chức lớn vào những năm chẵn, hoặc 3 năm, 5 năm mới tổ chức một lần, năm nay dù là năm lẻ nhưng vẫn tổ chức thành lễ hội lớn, bởi vì mấy năm chẵn vừa qua tạm ngừng. Chỉ đến mấy làng xã ngoại thành phía Tây Hà Nội trong những ngày đầu xuân Quý Mão, cũng chứng kiến những lễ hội làng người đông như nêm cối, như lễ hội rước xôi Tây Mỗ, lễ hội rước lợn La Phù…

Rước thánh Tản Viên ở Lễ hội Đền Và xuân Quý Mão
Rước thánh Tản Viên ở Lễ hội Đền Và xuân Quý Mão

Những lễ hội lớn cấp vùng càng đông vui hơn. Điển hình như tại lễ hội Đền Và từ ngày 4-7/2/2023 vừa qua, hàng chục vạn khách thập phương trẩy hội, cả biển người đông nghịt tại bãi sông Hồng xem rước Thánh Tản Viên. Dòng người chen chân khắp các con đường xung quang khu thắng tích này.

Năm nay, lễ hội Đền Và tổ chức nhiều hoạt động tế lễ cực lớn, với tâm điểm là lễ rước long ngai bài vị Tam vị Đức Thánh Tản qua sông Hồng sang đền Ngự Dội thuộc xã Vĩnh Ninh - huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc để tế lễ. Đây là lần thứ 8 lễ hội Đền Và được phục dựng với nghi lễ rước kiệu Thánh qua sông Hồng. Lễ hội Đền Và còn là cầu nối giữa hiện tại - quá khứ - tương lai, giữa nhân dân 2 vùng: Sơn Tây, Hà Nội – Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Đây cũng là dịp nhân dân hai bên bờ sông Hồng giao lưu văn hóa, củng cố và tăng cường khối đoàn kết cộng đồng. 

Tại di tích đền Hạ ở huyện Ba Vì, cũng đã diễn ra lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh – lễ hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2018. Nghi lễ rước kiệu liên vùng dâng lễ bái tế Đức mẫu Thánh Tản tại đền Mẫu Lăng Sương (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) và rước kiệu lễ, hạ lộc từ đền Lăng Sương về đền Hạ (huyện Ba Vì, Hà Nội) đã được thực hiện với đầy đủ nghi thức truyền thống, tạo nên một không gian văn hóa thiêng liêng và đặc sắc.

Những năm trước đây, dù các cơ quan chức năng tăng cường nhiều biện pháp, nhưng một số hiện tượng tiêu cực, hình ảnh phản cảm gây bức xúc trong dư luận vẫn xảy ra trong mỗi mùa lễ hội. Đó là hiện tượng tranh cướp, chen lấn, xô đẩy để cướp lộc tại một số lễ hội như hội Giằng bông ở huyện Hoài Đức (Hà Nội), Hội Gióng ở Sóc Sơn (Hà Nội), hội Phết Hiền Quan (Phú Thọ)…

GIẢM BỚT NHỮNG HÌNH ẢNH PHẢN CẢM

Vào mùa lễ hội năm 2018 tại lễ hội Giằng bông của làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, trong màn giằng bông đã xuất hiện cảnh đấm đá, bóp cổ lẫn nhau của nhiều thanh niên tham dự. Sau khi thực hiện các nghi lễ, người ta đem cây bông (một đoạn tre dài hơn 1 m có 5 đốt đã được vót bông trắng tinh, cuốn xù từng gióng, sau đó lấy giấy gắn lại và thêm tua cho đẹp) từ trong trên bàn thờ đình ra sân, màn cướp bông tại sân đình Sơn Đồng bắt đầu.

Hàng trăm người chen lấn, giẫm đạp lên nhau, hàng loạt những pha ẩu đả ghê rợn, nhiều thanh niên tung cú đấm vào đỉnh đầu đối phương, bóp cổ nhau để giành lấy cây bông. Lực lượng an ninh bảo vệ lễ hội cùng ban tổ chức đã phải sử dụng còng tay đưa một số người ra khỏi khu vực tranh cướp.

Theo các nhà nghiên cứu, hành vi cướp phết, cướp hoa tre trong các lễ hội dân gian xưa chỉ là “cướp” mang tính ước lệ, chứ không phải hành vi cướp giật đồ lễ. Người tham gia lễ hội đều mong muốn may mắn cho mọi người, chứ không phải chỉ cho riêng mình, bởi nếu là cướp thì đây là hành vi xấu. Thế nhưng những năm gần đây, hành vi này đã bị biến tướng thành tranh cướp rất thô bạo và vô văn hóa, không còn là mang tính ước lệ, mà là tranh cướp thực sự. Đây là hành vi rất phản cảm và đáng lên án.

Để loại bỏ những tập tục không còn phù hợp với văn hóa tại các lễ hội, ngành văn hóa thể thao và du lịch các cấp đã đẩy mạnh truyên truyền vận động nhân dân. Năm nay, tục lệ cướp hoa tre tại đền Gióng đã chuyển thành rước hoa tre, sau đó để người dân xếp hàng lấy lộc. Các tập tục chém lợn, tế trâu đã được người dân và chính quyền thay đổi cách thức tổ chức, giảm các hình ảnh phản cảm, bạo lực.

Đầu năm 2023, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có các văn bản đề nghị tăng cường công tác quản lý lễ hội gửi về cho địa phương. 

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng có những văn bản yêu cầu tuyệt đối không để việc biến tướng tín ngưỡng thành dịch vụ mang tính trục lợi, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm quy định về thực hiện nếp sống văn minh.

Một trong những vấn đề nhức nhối trong nhiều năm qua, là tình trạng tổ chức dâng sao giải hạn diễn ra tại nhiều đền chùa, khiến dư luận rất bức xúc...

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 7-2023 phát hành ngày 13-02-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

“Tinh lọc” lễ hội: Để trở thành sản phẩm du lịch độc đáo - Ảnh 1

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con