Tranh chấp đất đai ngày càng phức tạp
Các tranh chấp về đất đai trong nước thời gian gần đây chủ yếu diễn ra ở các thành phố lớn
Báo cáo của Tòa án Nhân dân Tối cao cho biết, các tranh chấp đất đai phải đưa ra tòa án giải quyết trong thời gian gần đây đã tăng về số lượng và phức tạp hơn về tính chất.
Cụ thể, chỉ tính riêng tranh chấp về quyền sử dụng đất (không tính tranh chấp về tài sản gắn liền với đất), trong năm 2007 tòa án nhân dân các cấp thụ lý 19.564 vụ; năm 2008 là 19.730 vụ; năm 2009 là 20.080 vụ.
Trong các con số kể trên, tranh chấp về đất cho mượn, lấn đất, chiếm đất chiếm khoảng 50% trên tổng số các vụ án tranh chấp đất đai; tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chiếm trên 27%; còn lại là tranh chấp khác về đất đai. Theo Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình, các tranh chấp về đất đai trong nước thời gian gần đây chủ yếu diễn ra ở các thành phố lớn.
Báo cáo của Tòa án Nhân dân Tối cao cũng cho biết, trong năm 2009, số lượng các bản án, quyết định về tranh chấp đất đai bị tòa án cấp phúc thẩm hủy 4%, sửa 7,5%. Án bị sửa, hủy tập trung nhiều nhất là các vụ án tranh chấp về đất cho mượn, lấn đất, chiếm đất.
Năm 2008 có 107 vụ, năm 2009 có 158 vụ án tranh chấp về đất đai bị hủy để giải quyết lại, nguyên nhân chủ yếu là do việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Cụ thể, chỉ tính riêng tranh chấp về quyền sử dụng đất (không tính tranh chấp về tài sản gắn liền với đất), trong năm 2007 tòa án nhân dân các cấp thụ lý 19.564 vụ; năm 2008 là 19.730 vụ; năm 2009 là 20.080 vụ.
Trong các con số kể trên, tranh chấp về đất cho mượn, lấn đất, chiếm đất chiếm khoảng 50% trên tổng số các vụ án tranh chấp đất đai; tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chiếm trên 27%; còn lại là tranh chấp khác về đất đai. Theo Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình, các tranh chấp về đất đai trong nước thời gian gần đây chủ yếu diễn ra ở các thành phố lớn.
Báo cáo của Tòa án Nhân dân Tối cao cũng cho biết, trong năm 2009, số lượng các bản án, quyết định về tranh chấp đất đai bị tòa án cấp phúc thẩm hủy 4%, sửa 7,5%. Án bị sửa, hủy tập trung nhiều nhất là các vụ án tranh chấp về đất cho mượn, lấn đất, chiếm đất.
Năm 2008 có 107 vụ, năm 2009 có 158 vụ án tranh chấp về đất đai bị hủy để giải quyết lại, nguyên nhân chủ yếu là do việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.