Trí tuệ nhân tạo giúp tầm soát Alzheimer
Người cao tuổi trải qua những thay đổi sinh lý có thể gây trục trặc trong các chức năng bộ não, phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu và nhớ lại thông tin. Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ bao gồm di truyền, ảnh hưởng từ đột quỵ não, Parkinson, lạm dụng nhóm thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm... trong thời gian dài. Bệnh thường xuất hiện ở đối tượng người cao tuổi nhưng không phải quá trình lão hóa bình thường mà là một bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Công ty viễn thông Hàn Quốc (SK Telecom) và Khoa Y trường Đại học Quốc gia Seoul ngày 2/11 cho biết hai đơn vị này đã phát triển thành công chương trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tầm soát suy giảm trí nhớ bằng giọng nói và bắt đầu tiến hành thử nghiệm thực tế.Theo đó, giọng nói của con người được tạo ra bởi dây thanh âm trong hộp thanh quản. Giọng nói của người mắc chứng suy giảm trí nhớ có đặc điểm khác so với người bình thường. Do đó, thông qua giọng nói, AI sẽ phân tích điểm khác biệt và đưa ra chẩn đoán người đó có mắc chứng suy giảm trí nhớ hay không.
Công ty viễn thông Hàn Quốc (SK Telecom) và Khoa Y trường Đại học Quốc gia Seoul ngày 2/11 cho biết hai đơn vị này đã phát triển thành công chương trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tầm soát suy giảm trí nhớ bằng giọng nói và bắt đầu tiến hành thử nghiệm thực tế.Theo đó, giọng nói của con người được tạo ra bởi dây thanh âm trong hộp thanh quản. Giọng nói của người mắc chứng suy giảm trí nhớ có đặc điểm khác so với người bình thường. Do đó, thông qua giọng nói, AI sẽ phân tích điểm khác biệt và đưa ra chẩn đoán người đó có mắc chứng suy giảm trí nhớ hay không.
SK Telecom cho biết công nghệ này giúp giảm chi phí chẩn đoán bệnh do có thể tiến hành tầm soát "không tiếp xúc". Ngoài ra, chương trình cũng được phát triển dưới dạng ứng dụng di động để người dùng có thể sử dụng dễ dàng mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.Bắt đầu từ tháng 11 này, SK Telecom cùng với nhóm nghiên cứu và chuyên gia tâm lý học lâm sàng thuộc khoa Y của Đại học Quốc gia Seoul lên kế hoạch kiểm chứng chương trình nói trên tại các bệnh viện và trung tâm dành cho người mắc chứng Alzheimer. Kết quả thử nghiệm lâm sàng sẽ được sử dụng để cải thiện và nâng cao độ chính xác của chương trình trong quá trình chẩn đoán.
Được biết, SK Telecom cũng có kế hoạch bổ sung đặc điểm của người mắc chứng Alzheimer (như đặc trưng ngôn ngữ, nhận diện khuôn mặt, nhịp tim, huyết áp...) nhằm hoàn thiện chương trình ứng dụng AI tầm soát suy giảm trí nhớ và dự kiến sẽ cho ra mắt trong năm 2021.Theo Giám đốc Công nghệ (CTO) của SK Telecom Kim Yoon, đây là một tiến bộ lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ứng dụng AI. Cùng chung quan điểm này, Giáo sư Lee June-young của khoa Y, Đại học Quốc gia Seoul nhận định rằng phương pháp tầm soát chứng suy giảm trí nhớ bằng giọng nói sẽ góp phần rất lớn vào việc chẩn đoán sớm bệnh Alzheimer.
Suy giảm trí nhớ là biểu hiện đầu tiên của bệnh sa sút trí tuệ. Giai đoạn đầu chủ yếu là giảm trí nhớ ngắn hạn, đôi khi bệnh nhân/ người nhà không nhận biết được thời gian khởi phát triệu chứng. Vào năm 2019, một nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển cho thấy xét nghiệm máu cũng có thể phát hiện chính xác mức độ protein beta-amyloid ở tất cả các giai đoạn trong bệnh suy giảm trí nhớ và có thể sử dụng trong chăm sóc lâm sàng.