Triều Tiên “đáng sợ” tới mức nào?
Truyền thông phương Tây mải “chế nhạo” Triều Tiên mà quên mất sức mạnh công nghệ được Bình Nhưỡng dồn nguồn lực đầu tư
Việc Triều Tiên được cho là tác giả gây ra vụ tấn công vào hệ thống máy tính của hãng phim Sony Pictures mới đây cho thấy khả năng vươn xa của Bình Nhưỡng ngoài tầm bắn của những quả tên lửa - hãng tin Bloomberg nhận định.
Trong suốt nhiều năm qua, Triều Tiên đã khiến giới chức quốc phòng phương Tây ra sức đồn đoán về chương chính hạt nhân của nước này. Tuy vậy, khả năng Triều Tiên thực hiện được một cuộc tấn công mạng ở nước ngoài đã minh chứng một sức mạnh khác của Bình Nhưỡng.
“Nhiều người bấy lâu nay vẫn nghĩ Triều Tiên không thể hiện thực hóa được những lời đe dọa. Nhưng đôi khi Triều Tiên làm được điều họ nói. Vì thế không thể lúc nào cũng coi Triều Tiên chỉ biết dọa suông”, ông Bruce Klingner, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Quỹ Heritage ở Washington, nhận xét.
Giới truyền thông phương Tây từ lâu vẫn mải “chế nhạo” Triều Tiên mà quên mất sức mạnh công nghệ được Bình Nhưỡng dồn nguồn lực đầu tư. Trong 5 năm trở lại đây, Hàn Quốc đã một số lần cáo buộc Triều Tiên tấn công mạng, và giờ có thể là lúc Bình Nhưỡng cho thấy khả năng thực hiện một cuộc tấn công mạng xuyên lục địa.
Hồi tháng 6, Triều Tiên thề sẽ “hủy diệt không thương tiếc” bất kỳ ai liên quan tới “The Interview”, một bộ phim hành động-hài của hãng Sony Pictures nói về một âm mưu ám sát nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Cách đây ít hôm, Sony Pictures đã phải tuyên bố hoãn ra mắt bộ phim này sau khi những kẻ tấn công xâm nhập hệ thống máy tính của hãng.
“Nỗi lo về các kỹ năng tấn công mạng của Triều Tiên cũng như khả năng tấn công khác của nước này đã gia tăng. Quan niệm cho rằng Triều Tiên là một mối đe dọa đáng sợ đã được củng cố”, nhà nghiên cứu Kim Jin Moo thuộc Viện Phân tích quốc phòng ở Seoul cho biết.
Đối với Hàn Quốc, sự đe dọa tấn công mạng từ Triều Tiên không phải là chuyện hiếm. Hàn Quốc nói Triều Tiên đã 6 lần tấn công mạng nhằm vào các cơ quan, tổ chức của nước này từ năm 2009, gây thiệt hại 780 triệu USD. Trong số này có cuộc tấn công vào một trong những ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc là Nonghyup, khiến khoảng 30 triệu khách hàng của nhà băng này không thể rút tiền trong nhiều ngày vào năm 2011.
Đáp trả, Chính phủ Hàn Quốc dự định tăng hơn gấp đôi nhân sự trong bộ phận an ninh mạng quốc gia lên mức 1.000 người trong thời gian từ nay đến năm 2030. Đầu năm nay, Bộ Khoa học Hàn Quốc cảnh báo, Triều Tiên đang đẩy mạnh nỗ lực đánh cắp thông tin từ các máy tính bằng cách sử dụng email cài mã độc.
Ngày 20/12, Triều Tiên phủ nhận những cáo buộc cho rằng nước này tấn công mạng máy tính của Sony và kêu gọi Mỹ hợp tác để tìm ra thủ phạm của vụ tấn công. Trước đó, hôm 19/12, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) nói Bình Nhưỡng đã gây ra vụ tấn công.
Suốt nhiều thập niên qua, Triều Tiên nỗ lực phát triển sức mạnh quân sự của mình bằng cách chế tạo bom hạt nhân, tên lửa đạn đạo và tên lửa tầm xa. Trong mấy năm gần đây, dưới thời Kim Jong Un, Triều Tiên bắt đầu phát triển năng lực mạng thông qua xây dựng một đội ngũ hacker tinh vi. Giới quan sát cho rằng, Triều Tiên cảm thấy cần phải thực hiện vụ tấn công Sony Pictures bởi “The Interview” là một phim liên quan tới Kim Jong Un, người được kính trọng tuyệt đối ở nước này.
Trong một hội thảo vào năm 2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khi đó là ông Kim Kwan Jin nói, dù sở hữu cơ sở hạ tầng Internet yếu kém, Triều Tiên có tới 3.000 chuyên gia mạng bên cạnh lực lượng quân đội 1,2 triệu quân và một chương trình hạt nhân.
Ông Kim Heung Kwang, một người Triều Tiên chạy sang Hàn Quốc và hiện đang giảng dạy ở trường Hamheung Computer College, cho biết, hầu hết thành viên trong lực lượng chuyên gia mạng của Triều Tiên được tuyển mộ từ những trường danh tiếng như Kim Nhật Thành. Ông Kim nói đã nhận được thông tin từ học trò cũ của ông ở Triều Tiên cho biết hiện đã là thành viên của đơn vị mang tên “121”.
“Họ được đưa tới những căn hộ đẹp ở Bình Nhưỡng, sinh hoạt theo nhóm, đi lại bằng xe bus và chỉ được gặp người thân, bạn bè vào cuối tuần”, ông Kim cho hay. “Triều Tiên còn nghèo nhưng dồn nguồn lực vào những gì mà nhà lãnh đạo cho là cần thiết. Họ dùng những máy tính tốt nhất và những người giỏi nhất mà họ có để tăng cường năng lực tấn công mạng”.
Theo ông Kim, gần đây, đơn vị trên đã được đào tạo để đánh cắp khối lượng dữ liệu lớn từ các mạng máy tính nước ngoài và phân tích các dữ liệu đó. Ông Kim cũng nghi ngờ đơn vị này đã tấn công Sony Pictures.
Trong suốt nhiều năm qua, Triều Tiên đã khiến giới chức quốc phòng phương Tây ra sức đồn đoán về chương chính hạt nhân của nước này. Tuy vậy, khả năng Triều Tiên thực hiện được một cuộc tấn công mạng ở nước ngoài đã minh chứng một sức mạnh khác của Bình Nhưỡng.
“Nhiều người bấy lâu nay vẫn nghĩ Triều Tiên không thể hiện thực hóa được những lời đe dọa. Nhưng đôi khi Triều Tiên làm được điều họ nói. Vì thế không thể lúc nào cũng coi Triều Tiên chỉ biết dọa suông”, ông Bruce Klingner, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Quỹ Heritage ở Washington, nhận xét.
Giới truyền thông phương Tây từ lâu vẫn mải “chế nhạo” Triều Tiên mà quên mất sức mạnh công nghệ được Bình Nhưỡng dồn nguồn lực đầu tư. Trong 5 năm trở lại đây, Hàn Quốc đã một số lần cáo buộc Triều Tiên tấn công mạng, và giờ có thể là lúc Bình Nhưỡng cho thấy khả năng thực hiện một cuộc tấn công mạng xuyên lục địa.
Hồi tháng 6, Triều Tiên thề sẽ “hủy diệt không thương tiếc” bất kỳ ai liên quan tới “The Interview”, một bộ phim hành động-hài của hãng Sony Pictures nói về một âm mưu ám sát nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Cách đây ít hôm, Sony Pictures đã phải tuyên bố hoãn ra mắt bộ phim này sau khi những kẻ tấn công xâm nhập hệ thống máy tính của hãng.
“Nỗi lo về các kỹ năng tấn công mạng của Triều Tiên cũng như khả năng tấn công khác của nước này đã gia tăng. Quan niệm cho rằng Triều Tiên là một mối đe dọa đáng sợ đã được củng cố”, nhà nghiên cứu Kim Jin Moo thuộc Viện Phân tích quốc phòng ở Seoul cho biết.
Đối với Hàn Quốc, sự đe dọa tấn công mạng từ Triều Tiên không phải là chuyện hiếm. Hàn Quốc nói Triều Tiên đã 6 lần tấn công mạng nhằm vào các cơ quan, tổ chức của nước này từ năm 2009, gây thiệt hại 780 triệu USD. Trong số này có cuộc tấn công vào một trong những ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc là Nonghyup, khiến khoảng 30 triệu khách hàng của nhà băng này không thể rút tiền trong nhiều ngày vào năm 2011.
Đáp trả, Chính phủ Hàn Quốc dự định tăng hơn gấp đôi nhân sự trong bộ phận an ninh mạng quốc gia lên mức 1.000 người trong thời gian từ nay đến năm 2030. Đầu năm nay, Bộ Khoa học Hàn Quốc cảnh báo, Triều Tiên đang đẩy mạnh nỗ lực đánh cắp thông tin từ các máy tính bằng cách sử dụng email cài mã độc.
Ngày 20/12, Triều Tiên phủ nhận những cáo buộc cho rằng nước này tấn công mạng máy tính của Sony và kêu gọi Mỹ hợp tác để tìm ra thủ phạm của vụ tấn công. Trước đó, hôm 19/12, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) nói Bình Nhưỡng đã gây ra vụ tấn công.
Suốt nhiều thập niên qua, Triều Tiên nỗ lực phát triển sức mạnh quân sự của mình bằng cách chế tạo bom hạt nhân, tên lửa đạn đạo và tên lửa tầm xa. Trong mấy năm gần đây, dưới thời Kim Jong Un, Triều Tiên bắt đầu phát triển năng lực mạng thông qua xây dựng một đội ngũ hacker tinh vi. Giới quan sát cho rằng, Triều Tiên cảm thấy cần phải thực hiện vụ tấn công Sony Pictures bởi “The Interview” là một phim liên quan tới Kim Jong Un, người được kính trọng tuyệt đối ở nước này.
Trong một hội thảo vào năm 2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khi đó là ông Kim Kwan Jin nói, dù sở hữu cơ sở hạ tầng Internet yếu kém, Triều Tiên có tới 3.000 chuyên gia mạng bên cạnh lực lượng quân đội 1,2 triệu quân và một chương trình hạt nhân.
Ông Kim Heung Kwang, một người Triều Tiên chạy sang Hàn Quốc và hiện đang giảng dạy ở trường Hamheung Computer College, cho biết, hầu hết thành viên trong lực lượng chuyên gia mạng của Triều Tiên được tuyển mộ từ những trường danh tiếng như Kim Nhật Thành. Ông Kim nói đã nhận được thông tin từ học trò cũ của ông ở Triều Tiên cho biết hiện đã là thành viên của đơn vị mang tên “121”.
“Họ được đưa tới những căn hộ đẹp ở Bình Nhưỡng, sinh hoạt theo nhóm, đi lại bằng xe bus và chỉ được gặp người thân, bạn bè vào cuối tuần”, ông Kim cho hay. “Triều Tiên còn nghèo nhưng dồn nguồn lực vào những gì mà nhà lãnh đạo cho là cần thiết. Họ dùng những máy tính tốt nhất và những người giỏi nhất mà họ có để tăng cường năng lực tấn công mạng”.
Theo ông Kim, gần đây, đơn vị trên đã được đào tạo để đánh cắp khối lượng dữ liệu lớn từ các mạng máy tính nước ngoài và phân tích các dữ liệu đó. Ông Kim cũng nghi ngờ đơn vị này đã tấn công Sony Pictures.