Triều Tiên phóng 4 tên lửa nhằm mục đích gì?
Triều Tiên phóng tên lửa chỉ vài ngày sau khi Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu cuộc tập quân sự chung hàng năm giữa hai nước
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Triều Tiên đã phóng 4 tên lửa tầm ngắn vào vùng biển Nhật Bản vào lúc gần 18h chiều ngày hôm qua (27/2).
Hãng tin CNN dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, các quả tên lửa nói trên có vẻ như không được phóng về phía hải phận của Hàn Quốc và đã bay về phía Nga, sau đó rơi xuống biển. Theo nhận định của Lầu năm góc, vụ phóng tên lửa lần này của Triều Tiên không bị coi là một vấn đề nghiêm trọng, bởi tầm bắn của các quả tên lửa chỉ vào khoảng 160 km.
Triều Tiên phóng tên lửa chỉ vài ngày sau khi Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu cuộc tập quân sự chung hàng năm giữa hai nước. Cuộc tập trận này năm nào cũng vấp phải sự phản đối của phía Triều Tiên và làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Washington và Seoul với Bình Nhưỡng.
Năm ngoái, cuộc tập trận đã kéo theo hàng tuần căng thẳng cao độ giữa hai bên, trong đó phía Triều Tiên liên tục đưa ra những lời đe dọa chiến tranh. Vào tháng 5/2013, Triều Tiên phóng 6 quả tên lửa tầm ngắn khiến dư luận quốc tế quan ngại.
Hiện Hàn Quốc và Mỹ chưa đưa ra thông tin cụ thể về địa điểm họ tiến hành cuộc tập trận, và cũng không rõ các quả tên lửa mà họ phóng đi có nhằm vào nơi diễn ra cuộc tập trận hay không. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói sẽ cung cấp thêm thông tin cụ thể trong một cuộc họp báo dự kiến có thể diễn ra trong ngày hôm nay (28/2).
Theo các chuyên gia về quan hệ quốc tế, vụ phóng tên lửa lần này của Triều Tiên có thể không báo hiệu trước cho sự lặp lại của những gì đã diễn ra trong năm 2013. Năm ngoái, Triều Tiên đã đưa ra một loạt những lời đe dọa tấn công phủ đầu Mỹ và Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân. Khi đó, Bình Nhưỡng cũng tuyên bố rằng, thỏa thuận đình chiến kết thúc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên vào năm 1953 là vô giá trị và không còn hiệu lực.
Trong cuộc tập trận Mỹ-Hàn năm ngoái, máy bay đánh bom tàng hình đã được sử dụng, được cho là một nguyên nhân dẫn tới phản ứng tiêu cực từ phía Triều Tiên. Sau vụ thử hạt nhân thứ ba và bắn một loạt tên lửa, nước này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ và các lệnh trừng phạt siết chặt của cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, vụ phóng tên lửa mà Triều Tiên vừa thực hiện được cho là rất khác. “Có thể đây chỉ là một vụ thử nghiệm quân sự thông thường. Tôi không cho đây là một vấn đề lớn”, chuyên gia về quốc phòng và đối ngoại Michael O’Hanlon thuộc Viện Brookings nhận định.
Ngoài ra, theo giới quan sát, vụ phóng tên lửa này cũng có thể là một nỗ lực của Triều Tiên nhằm nhắc nhở thế giới và người dân của chính nước này rằng, Bình Nhưỡng có sức mạnh.
Hầu hết các chuyên gia đánh giá, Triều Tiên phải mất nhiều năm nữa mới có được công nghệ gắn đầu đạn hạt nhân lên tên lửa, nhưng nước này thực sự có tiềm lực về quân sự thông thường, bao gồm các tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng đem chất nổ đi xa hàng trăm dặm.
“Vụ thử tên lửa lần này của Triền Tiên đơn thuần chỉ là một phần trong những nỗ lực tiếp diễn nhằm chứng tỏ với thế giới, và quan trọng hơn là đối với chính người dân Triều Tiên, về khả năng của Bình Nhưỡng. Đây chẳng qua là một sự thể hiện mình thay vì một vấn đề có ý nghĩa địa chính trị”, ông David Rothkopf, biên tập viên tờ Foreign Policy của Mỹ, nhận xét.
“Tôi không cảm thấy có gì đáng ngạc nhiên. Và chúng ta nên chờ những vụ tương tự chừng nào chế độ ở Triều Tiên vẫn còn tồn tại”, ông Rothkopf nói.
Hãng tin CNN dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, các quả tên lửa nói trên có vẻ như không được phóng về phía hải phận của Hàn Quốc và đã bay về phía Nga, sau đó rơi xuống biển. Theo nhận định của Lầu năm góc, vụ phóng tên lửa lần này của Triều Tiên không bị coi là một vấn đề nghiêm trọng, bởi tầm bắn của các quả tên lửa chỉ vào khoảng 160 km.
Triều Tiên phóng tên lửa chỉ vài ngày sau khi Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu cuộc tập quân sự chung hàng năm giữa hai nước. Cuộc tập trận này năm nào cũng vấp phải sự phản đối của phía Triều Tiên và làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Washington và Seoul với Bình Nhưỡng.
Năm ngoái, cuộc tập trận đã kéo theo hàng tuần căng thẳng cao độ giữa hai bên, trong đó phía Triều Tiên liên tục đưa ra những lời đe dọa chiến tranh. Vào tháng 5/2013, Triều Tiên phóng 6 quả tên lửa tầm ngắn khiến dư luận quốc tế quan ngại.
Hiện Hàn Quốc và Mỹ chưa đưa ra thông tin cụ thể về địa điểm họ tiến hành cuộc tập trận, và cũng không rõ các quả tên lửa mà họ phóng đi có nhằm vào nơi diễn ra cuộc tập trận hay không. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói sẽ cung cấp thêm thông tin cụ thể trong một cuộc họp báo dự kiến có thể diễn ra trong ngày hôm nay (28/2).
Theo các chuyên gia về quan hệ quốc tế, vụ phóng tên lửa lần này của Triều Tiên có thể không báo hiệu trước cho sự lặp lại của những gì đã diễn ra trong năm 2013. Năm ngoái, Triều Tiên đã đưa ra một loạt những lời đe dọa tấn công phủ đầu Mỹ và Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân. Khi đó, Bình Nhưỡng cũng tuyên bố rằng, thỏa thuận đình chiến kết thúc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên vào năm 1953 là vô giá trị và không còn hiệu lực.
Trong cuộc tập trận Mỹ-Hàn năm ngoái, máy bay đánh bom tàng hình đã được sử dụng, được cho là một nguyên nhân dẫn tới phản ứng tiêu cực từ phía Triều Tiên. Sau vụ thử hạt nhân thứ ba và bắn một loạt tên lửa, nước này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ và các lệnh trừng phạt siết chặt của cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, vụ phóng tên lửa mà Triều Tiên vừa thực hiện được cho là rất khác. “Có thể đây chỉ là một vụ thử nghiệm quân sự thông thường. Tôi không cho đây là một vấn đề lớn”, chuyên gia về quốc phòng và đối ngoại Michael O’Hanlon thuộc Viện Brookings nhận định.
Ngoài ra, theo giới quan sát, vụ phóng tên lửa này cũng có thể là một nỗ lực của Triều Tiên nhằm nhắc nhở thế giới và người dân của chính nước này rằng, Bình Nhưỡng có sức mạnh.
Hầu hết các chuyên gia đánh giá, Triều Tiên phải mất nhiều năm nữa mới có được công nghệ gắn đầu đạn hạt nhân lên tên lửa, nhưng nước này thực sự có tiềm lực về quân sự thông thường, bao gồm các tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng đem chất nổ đi xa hàng trăm dặm.
“Vụ thử tên lửa lần này của Triền Tiên đơn thuần chỉ là một phần trong những nỗ lực tiếp diễn nhằm chứng tỏ với thế giới, và quan trọng hơn là đối với chính người dân Triều Tiên, về khả năng của Bình Nhưỡng. Đây chẳng qua là một sự thể hiện mình thay vì một vấn đề có ý nghĩa địa chính trị”, ông David Rothkopf, biên tập viên tờ Foreign Policy của Mỹ, nhận xét.
“Tôi không cảm thấy có gì đáng ngạc nhiên. Và chúng ta nên chờ những vụ tương tự chừng nào chế độ ở Triều Tiên vẫn còn tồn tại”, ông Rothkopf nói.