Triều Tiên tuyên bố theo đuổi chương trình hạt nhân
Đại sứ Triều Tiên: “Nếu Mỹ tiếp tục, chúng tôi cũng sẽ phải có hành động đáp trả”
Triều Tiên sẽ theo đuổi chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của mình, bất chấp sự phản đối của Mỹ và đồng minh - hãng tin Reuters dẫn lời đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc So Se Pong tuyên bố ngày 1/4.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin này tại Geneva, Thụy Sỹ, đại sứ So cũng nói rằng tình trạng “bán chiến tranh” hiện đang tồn tại trên bán đảo Triều Tiên.
Ông So đã chỉ trích cuộc tập trận chung quy mô lớn thường niên của Mỹ và Hàn Quốc đang diễn ra, cho rằng cuộc tập trận này nhằm mục đích “lật đổ chính quyền Triều Tiên” và xâm chiếm Bình Nhưỡng.
“Nếu Mỹ tiếp tục, chúng tôi cũng sẽ phải có hành động đáp trả. Bởi vậy, chúng tôi phải phát triển, và chúng tôi phải tạo thêm sự phòng ngừa, sự phòng ngừa bằng hạt nhân”, ông So nói. Nhà ngoại giao này cũng là phái viên của Triều Tiên tại Hội nghị về Giải trừ vũ khí do Liên hiệp quốc tài trợ.
“Chính sách đồng thời là chính sách của đất nước tôi, cũng như của đảng tôi. Điều này có nghĩa là đồng thời sản xuất hạt nhân và phát triển kinh tế”, ông So nói, nhấn mạnh mục tiêu kép trong đường lối chính sách của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Theo dự kiến, chính sách này sẽ được phê chuẩn tại kỳ đại hội đầu tiên sau 36 năm của Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới.
Triều Tiên vừa tiến hành vụ thử hạt nhân thứ tư vào tháng 1 vừa qua, trước khi phóng thử tên lửa tầm xa vào tháng 2. Quân đội Hàn Quốc ngày 1/4 nói Triều Tiên đã phòng một tên lửa xuống bờ biển phía Đông.
Ông So nói không có bất kỳ thông tin nào về vụ phóng tên lửa trên hay những cáo buộc của Hàn Quốc nói Triều Tiên làm gián đoạn tín hiệu định vị toàn cầu (GPS) - hành động mà Seoul cho là khiến một số tàu bè phải quay trở lại cảng và đẩy căng thẳng gia tăng.
“Seoul đang đưa ra quá nhiều đồn đoán, quá nhiều thông tin sai lệch”, vị đại sứ phát biểu.
Ngày 31/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết tăng cường sức ép với Triều Tiên nhằm đáp trả vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Ba nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết đối với vấn đề phòng thủ của mỗi nước và cảnh báo có thể có thêm biện pháp để phản ứng trước những nguy cơ từ Bình Nhưỡng.
“Thực ra, chúng tôi gọi cuộc gặp thượng đỉnh đó là một dạng tuyên truyền”, đại sứ So nói.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã ngày 4/1 đưa tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi đối thoại để giải quyết xung đột trên bán đảo Triều Tiên trong một cuộc gặp với Tổng thống Park Geun-hye ở Washington.
Khi được hỏi liệu Triều Tiên có cảm thấy sức ép từ đồng minh Trung Quốc và các cường quốc khác, ông So đáp: “Khi chúng tôi định làm bất kỳ điều gì, thì chúng tôi không cần quan tâm. Chúng tôi sẽ làm theo cách của mình. Chúng tôi sẽ không đối thoại hay thảo luận gì cả”.
Về nghị quyết trừng phạt Triều Tiên mà Liên hiệp quốc thông qua mới đây, ông So nói: “Chúng tôi chống lại nghị quyết đó vì nghị quyết không công bằng. Vào thời điểm này, đúng là đang có một cuộc chiến tranh... Chúng tôi đang bận xử lý tình trạng bán chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên”.
Đề cập đến cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, vị đại sứ Triều Tiên cho rằng có 300.000 binh sỹ tham gia: “Họ đang cho thấy rõ mục đích thực sự của họ là lật đổ chính quyền Triều Tiên”.
Khi được hỏi về triển vọng nối lại cuộc đàm phán 6 bên đang bị gián đoạn về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, ông So đáp rằng giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên không còn là vấn đề trên bàn đàm phán. “Nếu Mỹ dừng chính sách thù địch đối với Triều Tiên và ký hiệp ước hòa bình, thì mọi chuyện có thể sẽ khác”, ông So nói.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin này tại Geneva, Thụy Sỹ, đại sứ So cũng nói rằng tình trạng “bán chiến tranh” hiện đang tồn tại trên bán đảo Triều Tiên.
Ông So đã chỉ trích cuộc tập trận chung quy mô lớn thường niên của Mỹ và Hàn Quốc đang diễn ra, cho rằng cuộc tập trận này nhằm mục đích “lật đổ chính quyền Triều Tiên” và xâm chiếm Bình Nhưỡng.
“Nếu Mỹ tiếp tục, chúng tôi cũng sẽ phải có hành động đáp trả. Bởi vậy, chúng tôi phải phát triển, và chúng tôi phải tạo thêm sự phòng ngừa, sự phòng ngừa bằng hạt nhân”, ông So nói. Nhà ngoại giao này cũng là phái viên của Triều Tiên tại Hội nghị về Giải trừ vũ khí do Liên hiệp quốc tài trợ.
“Chính sách đồng thời là chính sách của đất nước tôi, cũng như của đảng tôi. Điều này có nghĩa là đồng thời sản xuất hạt nhân và phát triển kinh tế”, ông So nói, nhấn mạnh mục tiêu kép trong đường lối chính sách của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Theo dự kiến, chính sách này sẽ được phê chuẩn tại kỳ đại hội đầu tiên sau 36 năm của Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới.
Triều Tiên vừa tiến hành vụ thử hạt nhân thứ tư vào tháng 1 vừa qua, trước khi phóng thử tên lửa tầm xa vào tháng 2. Quân đội Hàn Quốc ngày 1/4 nói Triều Tiên đã phòng một tên lửa xuống bờ biển phía Đông.
Ông So nói không có bất kỳ thông tin nào về vụ phóng tên lửa trên hay những cáo buộc của Hàn Quốc nói Triều Tiên làm gián đoạn tín hiệu định vị toàn cầu (GPS) - hành động mà Seoul cho là khiến một số tàu bè phải quay trở lại cảng và đẩy căng thẳng gia tăng.
“Seoul đang đưa ra quá nhiều đồn đoán, quá nhiều thông tin sai lệch”, vị đại sứ phát biểu.
Ngày 31/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết tăng cường sức ép với Triều Tiên nhằm đáp trả vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Ba nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết đối với vấn đề phòng thủ của mỗi nước và cảnh báo có thể có thêm biện pháp để phản ứng trước những nguy cơ từ Bình Nhưỡng.
“Thực ra, chúng tôi gọi cuộc gặp thượng đỉnh đó là một dạng tuyên truyền”, đại sứ So nói.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã ngày 4/1 đưa tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi đối thoại để giải quyết xung đột trên bán đảo Triều Tiên trong một cuộc gặp với Tổng thống Park Geun-hye ở Washington.
Khi được hỏi liệu Triều Tiên có cảm thấy sức ép từ đồng minh Trung Quốc và các cường quốc khác, ông So đáp: “Khi chúng tôi định làm bất kỳ điều gì, thì chúng tôi không cần quan tâm. Chúng tôi sẽ làm theo cách của mình. Chúng tôi sẽ không đối thoại hay thảo luận gì cả”.
Về nghị quyết trừng phạt Triều Tiên mà Liên hiệp quốc thông qua mới đây, ông So nói: “Chúng tôi chống lại nghị quyết đó vì nghị quyết không công bằng. Vào thời điểm này, đúng là đang có một cuộc chiến tranh... Chúng tôi đang bận xử lý tình trạng bán chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên”.
Đề cập đến cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, vị đại sứ Triều Tiên cho rằng có 300.000 binh sỹ tham gia: “Họ đang cho thấy rõ mục đích thực sự của họ là lật đổ chính quyền Triều Tiên”.
Khi được hỏi về triển vọng nối lại cuộc đàm phán 6 bên đang bị gián đoạn về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, ông So đáp rằng giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên không còn là vấn đề trên bàn đàm phán. “Nếu Mỹ dừng chính sách thù địch đối với Triều Tiên và ký hiệp ước hòa bình, thì mọi chuyện có thể sẽ khác”, ông So nói.