Truyền thông Triều Tiên cảnh báo xảy ra nạn đói
“Chúng ta có thể lại phải trải qua cuộc hành quân gian khổ mà ở đó chúng ta phải ăn rễ cây”
Một tờ báo của Triều Tiên đã lên tiếng cảnh báo người dân nước này chuẩn bị cho khó khăn kinh tế trong thời gian tới, hãng tin CNBC cho hay.
Bài viết đăng trên tờ báo Rodong Sinmun vào tuần này đã đề cập tới một “cuộc hành quân gian khổ” mới - cụm từ thường được dùng để chỉ cuộc khủng hoảng kinh tế và nạn đói xảy ra ở Triều Tiên vào thập niên 1990, bị cho là khiến nhiều người dân nước này thiệt mạng.
“Con đường cách mạng không bao giờ là dễ dàng. Chúng ta có thể lại phải trải qua cuộc hành quân gian khổ mà ở đó chúng ta phải ăn rễ cây, và chúng ta có thể phải chống lại kẻ thù chỉ bằng sức của mình”, bài báo viết.
Bài báo trên được đăng tải trong bối cảnh Liên hiệp quốc thực thi lệnh trừng phạt tăng cường đối với Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân thứ tư của nước này hồi tháng 1 và vụ phóng tên lửa hồi tháng 2.
Nghị quyết trừng phạt mới thông qua ngày 2/3 khắc nghiệt hơn so với các nghị quyết trường phạt trước đó của Liên hiệp quốc dành cho Triều Tiên, nhằm mục đích cắt đứt nguồn tài chính mà Bình Nhưỡng có thể dùng cho chương trình phát triển hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vẫn thường tuyên bố nước này cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân bất kỳ lúc nào để đáp trả sự đe dọa của kẻ thù, tức Mỹ và Hàn Quốc. Đầu tháng này, truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biêt ông Kim Jong Un tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ sớm tiến hành thử đầu đạn hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Bất chấp lời cảnh báo mà tờ Rodong Sinmun đưa ra, một số chuyên gia tin nền kinh tế Triều Tiên có thể “trụ vững” hơn dự báo.
Ông Marcus Noland, Phó chủ tịch Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết, theo một số nguồn tin, giá thực phẩm và tỷ giá ở Triều Tiên gần đây có vẻ vẫn giữ ổn định và chưa có bằng chứng nào về sự suy giảm mạnh của hoạt động thương mại.
“Số liệu tháng 3 về thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên có thể được công bố trong tháng 4, và nhiều khả năng sẽ có một số dấu hiệu về suy giảm thương mại. Nhưng cho dù lệnh trừng phạt mới bắt đầu có tác động, thì điều đó vẫn sẽ chưa hiện rõ trong số liệu tháng 3”, ông Noland nhận định.
Phần lớn nguồn cung thực phẩm và năng lượng của Triều Tiên là từ Trung Quốc, nước chiếm hơn 70% tổng kim ngạch thương mại của Triều Tiên - theo số liệu do Hội đồng Quan hệ đối ngoại của Mỹ đưa ra hồi tháng 2.
Vào năm 2013, Triều Tiên xuất khẩu khoảng 4,4 tỷ USD và nhập khẩu khoảng 5,2 tỷ USD, cuốn CIA World Factbook cho biết.
Bài viết đăng trên tờ báo Rodong Sinmun vào tuần này đã đề cập tới một “cuộc hành quân gian khổ” mới - cụm từ thường được dùng để chỉ cuộc khủng hoảng kinh tế và nạn đói xảy ra ở Triều Tiên vào thập niên 1990, bị cho là khiến nhiều người dân nước này thiệt mạng.
“Con đường cách mạng không bao giờ là dễ dàng. Chúng ta có thể lại phải trải qua cuộc hành quân gian khổ mà ở đó chúng ta phải ăn rễ cây, và chúng ta có thể phải chống lại kẻ thù chỉ bằng sức của mình”, bài báo viết.
Bài báo trên được đăng tải trong bối cảnh Liên hiệp quốc thực thi lệnh trừng phạt tăng cường đối với Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân thứ tư của nước này hồi tháng 1 và vụ phóng tên lửa hồi tháng 2.
Nghị quyết trừng phạt mới thông qua ngày 2/3 khắc nghiệt hơn so với các nghị quyết trường phạt trước đó của Liên hiệp quốc dành cho Triều Tiên, nhằm mục đích cắt đứt nguồn tài chính mà Bình Nhưỡng có thể dùng cho chương trình phát triển hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vẫn thường tuyên bố nước này cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân bất kỳ lúc nào để đáp trả sự đe dọa của kẻ thù, tức Mỹ và Hàn Quốc. Đầu tháng này, truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biêt ông Kim Jong Un tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ sớm tiến hành thử đầu đạn hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Bất chấp lời cảnh báo mà tờ Rodong Sinmun đưa ra, một số chuyên gia tin nền kinh tế Triều Tiên có thể “trụ vững” hơn dự báo.
Ông Marcus Noland, Phó chủ tịch Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết, theo một số nguồn tin, giá thực phẩm và tỷ giá ở Triều Tiên gần đây có vẻ vẫn giữ ổn định và chưa có bằng chứng nào về sự suy giảm mạnh của hoạt động thương mại.
“Số liệu tháng 3 về thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên có thể được công bố trong tháng 4, và nhiều khả năng sẽ có một số dấu hiệu về suy giảm thương mại. Nhưng cho dù lệnh trừng phạt mới bắt đầu có tác động, thì điều đó vẫn sẽ chưa hiện rõ trong số liệu tháng 3”, ông Noland nhận định.
Phần lớn nguồn cung thực phẩm và năng lượng của Triều Tiên là từ Trung Quốc, nước chiếm hơn 70% tổng kim ngạch thương mại của Triều Tiên - theo số liệu do Hội đồng Quan hệ đối ngoại của Mỹ đưa ra hồi tháng 2.
Vào năm 2013, Triều Tiên xuất khẩu khoảng 4,4 tỷ USD và nhập khẩu khoảng 5,2 tỷ USD, cuốn CIA World Factbook cho biết.