Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục thống trị ngành đất hiếm nhiều năm nữa

Thanh Minh
Chia sẻ

Không chỉ Hoa Kỳ, nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung về đất hiếm để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo đó là "một thách thức lớn"...

Trung Quốc khai thác khoảng 70% lượng đất hiếm toàn cầu và chiếm hơn 90% năng lực tách lọc và chế biến đất hiếm nặng trên thế giới.
Trung Quốc khai thác khoảng 70% lượng đất hiếm toàn cầu và chiếm hơn 90% năng lực tách lọc và chế biến đất hiếm nặng trên thế giới.

Trung Quốc được dự báo sẽ duy trì lợi thế chiến lược trước Hoa Kỳ trong ngành đất hiếm, nhờ vào các khoản đầu tư dài hạn của Bắc Kinh vào công nghệ khai thác và chế biến tiên tiến. Ngược lại, Hoa Kỳ đang phải trả giá cho hàng thập kỷ thiếu đầu tư, chính sách lỗi thời và sự thiếu vắng một chiến lược đồng bộ, theo một báo cáo từ tổ chức tư vấn Strategy Risks có trụ sở tại New York.

MỸ VẪN PHỤ THUỘC VÀO KHOÁNG SẢN NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC

Đất hiếm, gồm 17 nguyên tố hóa học, là thành phần thiết yếu trong các ngành công nghiệp công nghệ cao như sản xuất chip bán dẫn, pin xe điện, tuabin gió, và vũ khí tiên tiến. Trang South China Morning Post cho biết cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng tận dụng vị thế thống trị trong chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu, đặc biệt trong các cuộc đàm phán thương mại gần đây với chính quyền Tổng thống Trump.

Các khoáng sản quan trọng này đã trở thành một con bài mạnh mẽ để Trung Quốc đối phó với các hạn chế công nghệ của Washington, dẫn đến một thỏa thuận tại London vào tháng trước, đặt nền móng cho cả hai bên nới lỏng các biện pháp hạn chế.

Mặc dù Hoa Kỳ đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách, các nhà phân tích tại Strategy Risks cho rằng nước này vẫn chưa làm đủ để giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu đất hiếm từ Trung Quốc trong ngắn và trung hạn. Báo cáo nêu rõ: “Dù Hoa Kỳ đang giải quyết các điểm yếu trong lĩnh vực này thông qua các sáng kiến nhằm tăng cường sản xuất và chế biến vật liệu, Mỹ vẫn phụ thuộc vào khoáng sản nhập khẩu từ Trung Quốc, do thiếu các mỏ khoáng sản thô và đầu tư từ chính phủ”.

Theo báo cáo, Trung Quốc khai thác khoảng 70% lượng đất hiếm toàn cầu và chiếm hơn 90% năng lực tách lọc và chế biến đất hiếm nặng trên thế giới. Trong khi đó, các sáng kiến hiện đại hóa thiết bị và cơ sở hạ tầng của Mỹ vẫn còn rời rạc và thiếu vốn. Các công ty Mỹ chủ yếu tập trung vào việc “nâng cấp mô-đun và cải tiến” các hệ thống hiện có, trong khi Trung Quốc đã phát triển công nghệ tự động hóa từ năm 2015 để giảm hoặc thay thế lực lượng lao động khai thác.

Bắc Kinh thậm chí đã triển khai công nghệ khai thác lithium thông minh ở nước ngoài, bao gồm các quốc gia như Argentina, theo báo cáo.

ĐẤT HIẾM TRỞ THÀNH MỘT CÔNG CỤ CHIẾN LƯỢC TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU CÔNG NGHỆ MỸ-TRUNG

Trung Quốc cũng đã gắn kết ngành đất hiếm với các mục tiêu khí hậu của mình. Đầu năm nay, Bắc Kinh đã thông qua các quy định mới để hỗ trợ hệ thống tái chế đất hiếm quốc gia – một phần trong nỗ lực đạt đỉnh phát thải CO2 vào năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060. 

Trong bối cảnh bùng nổ xe điện tại Trung Quốc, Hiệp hội Công nghệ Tiết kiệm Năng lượng Điện tử Trung Quốc dự báo nước này sẽ có 400 triệu tấn pin năng lượng đã qua sử dụng vào năm 2028. Cơ quan công nghiệp do nhà nước bảo trợ ước tính thị trường tái chế có thể đạt giá trị hơn 280 tỷ nhân dân tệ (khoảng 39 tỷ USD) vào cùng năm.

Báo cáo của Strategy Risks nhấn mạnh rằng để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, Hoa Kỳ cần áp dụng cách tiếp cận đầu tư có trọng tâm hơn vào ngành đất hiếm. “Các hành động và đầu tư chiến lược trong tương lai cần hướng đến mở rộng năng lực khai thác và tinh chế, triển khai các hệ thống khai thác sử dụng trí tuệ nhân tạo, đồng thời tăng cường sản xuất và tái chế pin trong nước”, báo cáo khuyến nghị.

Đất hiếm đã trở thành một công cụ chiến lược trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung. Gần đây, Trung Quốc sử dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đất hiếm để đối phó với các hạn chế công nghệ của Mỹ, đặc biệt liên quan đến chip và thiết bị công nghệ cao. Báo cáo này phản ánh sự chênh lệch rõ rệt giữa chiến lược dài hạn của Trung Quốc và những nỗ lực còn hạn chế của Hoa Kỳ trong việc đảm bảo nguồn cung đất hiếm – một yếu tố quan trọng đối với công nghệ, năng lượng tái tạo và quốc phòng.

Không chỉ Hoa Kỳ, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung về đất hiếm để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Chính phủ Ấn Độ đã đầu tư 35-50 tỷ rupee (408 triệu USD) để tăng sản lượng đất hiếm. Tuy nhiên, dù có nhiều nỗ lực, các nhà phân tích vẫn cảnh báo rằng việc giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc là một thách thức lớn.

Chuyên gia Cameron Johnson, đối tác tại công ty tư vấn Tidwalwave Solutions có trụ sở tại Thượng Hải, đồng ý rằng nỗ lực đa dạng hóa sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng - bao gồm thời gian, chi phí và nguồn nhân lực.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con