Trung Quốc hậm hực với Nhật về biển Đông
Nhật Bản ngày càng trở nên tích cực hơn trong vấn đề biển Đông, và Trung Quốc đã tỏ rõ thái độ “khó chịu”
Theo tờ The Diplomat, từ đầu năm đến nay, Nhật Bản ngày càng trở nên tích cực hơn trong vấn đề biển Đông, và Trung Quốc đã tỏ rõ thái độ “khó chịu” về điều này.
Sự tích cực của Nhật ở biển Đông - nơi Trung Quốc đang có những tuyên bố chủ quyền vô lý và ngang ngược - thể hiện rõ qua việc Tokyo xem xét ý tưởng tuần tra chung với Mỹ trên vùng biển này, hay tăng cường hợp tác quân sự với Philippines.
Để đáp trả, Trung Quốc từ chối thừa nhận những tuyên bố của Nhật Bản và Mỹ cho rằng tự do hàng hải trên tuyến đường vận tải biển huyết mạch này đang đối mặt rủi ro.
Trên tờ Financial Times phiên bản tiếng Trung, học giả Trung Quốc Xue Li lập luận rằng việc Nhật “lớn tiếng” bày tỏ quan ngại về tuyến vận tải trên biển Đông chỉ là “làm màu”, rằng động cơ thực sự của Nhật là mong muốn duy trì ảnh hưởng chính trị ở khu vực Đông Nam Á và thúc đẩy lập trường của mình trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông.
Một bài báo gần đây đăng trên Tân Hoa Xã cũng có cách lập luận tương tự, nói việc Nhật Bản “can thiệp vào các tranh chấp trên biển Đông là nhằm lôi kéo sự chú ý và nguồn lực của Trung Quốc khỏi biển Hoa Đông”.
Bài báo này cáo buộc Nhật Bản tìm cách “thu hút sự ủng hộ đối với với chương trình nghị sự bài Trung Quốc” tại hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) nhằm phục vụ cho “những lợi ích và mục đích vị kỷ”.
Bài áo dự báo rằng nỗ lực của Thủ tướng Abe “nhằm thiết lập một mặt trận đoàn kết chống Trung Quốc sẽ thất bại”, nhấn mạnh mối quan hệ kinh tế quan trọng của Trung Quốc với các thành viên G7 như Đức và Anh. “Họ sẽ quan tâm nhiều hơn tới việc đưa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vào rổ tiền tệ quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hơn là vấn đề biển Đông”, Tân Hoa Xã viết.
Khi hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc bằng một tuyên bố chung với thái độ quan ngại về các vấn đề trên biển Đông và biển Hoa Đông, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói G7 “không tôn trọng sự thật và những quy tắc được quốc tế công nhận”.
Hôm 12/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nhắc lại việc Nhật Bản tham gia vào vấn đề biển Đông, cáo buộc Tokyo có hành vi “bất bình thường” và “cố tình tạo căng thẳng trên biển Đông”.
“Nhật Bản không phải là một bên liên quan tới vấn đề biển Đông”, Hồng Lỗi nói. Theo phát ngôn viên này, việc Nhật quan tâm tới vấn đề biển Đông “đi ngược lại sự cải thiện quan hệ song phương” giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
The Diplomat nhận xét, cách phản ứng của Trung Quốc trước việc Nhật tham gia vào vấn đề biển Đông tương tự như cách Trung Quốc phủ nhận sự can dự của Mỹ vào vấn đề này. Tuy vậy, với Nhật Bản, Trung Quốc có thêm một lập luận rằng Tokyo - nhất là dưới thời của Thủ tướng Abe - không có quyền lên tiếng về vấn đề biển Đông bởi những vấn đề lịch sử của chính nước Nhật.
“Có một lời khuyên dành cho Nhật Bản là, với việc còn nợ các nạn nhân chiến tranh lời xin lỗi chân thành, họ nên gánh vác trách nhiệm duy trì an ninh và sự ổn định khu vực thay vì hậu thuẫn những tuyên bố chủ quyền nực cười và vô căn cứ của một số quốc gia đối với các hòn đảo trên biển Đông”, một bài báo của Tân Hoa Xã có đoạn viết.
Một bài báo khác được Tân Hoa Xã xuất bản không lâu sau tuyên bố của G7 nói rằng Thủ tướng Abe “với tư cách là một người có chủ trương làm sống lại quá khứ quân phiệt... không có đủ tư cách để nói về các quy định luật pháp”.
Theo lập luận của bài báo, ông Abe làm rùm beng “mối đe dọa Trung Quốc” trên biển Đông vì hai lý do: thúc đẩy chương trình nghị sự về an ninh cho nước Nhật và nhằm “đánh lạc hướng” dư luận về việc ông không muốn đưa ra những lời xin lỗi về quá khứ quân phiệt Nhật.
Trong mấy tháng gần đây, vấn đề biển Hoa Đông khá im ắng và gần như không xuất hiện trên truyền thông Trung Quốc. Tuy nhiên, trên báo chí Trung Quốc, sự công kích kịch liệt nhằm vào nước Nhật ở giai đoạn cao điểm của căng thẳng trong tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đã chuyển thành sự chỉ trích nhằm vào chính sách của Tokyo trong vấn đề biển Đông.
“Tẩy trắng” lịch sử, thổi phồng “mối đe dọa Trung Quốc”, phớt lờ các quyền lịch sử của Trung Quốc để phục vụ địa vị địa chính trị của riêng nước Nhật... là những chủ đề nổi bật trên truyền thông Trung Quốc thời gian gần đây khi nói về biển Đông, tương tự như những bài viết về tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku trước kia.
Bổ sung cho những chủ đề trên, Trung Quốc tiếp tục phủ nhận bất kỳ quốc giao nào không phải là một bên trong tranh chấp trên biển Đông - như Nhật Bản, Mỹ hay bất kỳ nước G7 nào - có lợi ích hợp pháp trong cách thức xử lý hay giải quyết các tranh chấp này. Thay vào đó, Trung Quốc lập luận rằng chỉ nước này và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mới có quyền nói về vấn đề biển Đông.
Sự tích cực của Nhật ở biển Đông - nơi Trung Quốc đang có những tuyên bố chủ quyền vô lý và ngang ngược - thể hiện rõ qua việc Tokyo xem xét ý tưởng tuần tra chung với Mỹ trên vùng biển này, hay tăng cường hợp tác quân sự với Philippines.
Để đáp trả, Trung Quốc từ chối thừa nhận những tuyên bố của Nhật Bản và Mỹ cho rằng tự do hàng hải trên tuyến đường vận tải biển huyết mạch này đang đối mặt rủi ro.
Trên tờ Financial Times phiên bản tiếng Trung, học giả Trung Quốc Xue Li lập luận rằng việc Nhật “lớn tiếng” bày tỏ quan ngại về tuyến vận tải trên biển Đông chỉ là “làm màu”, rằng động cơ thực sự của Nhật là mong muốn duy trì ảnh hưởng chính trị ở khu vực Đông Nam Á và thúc đẩy lập trường của mình trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông.
Một bài báo gần đây đăng trên Tân Hoa Xã cũng có cách lập luận tương tự, nói việc Nhật Bản “can thiệp vào các tranh chấp trên biển Đông là nhằm lôi kéo sự chú ý và nguồn lực của Trung Quốc khỏi biển Hoa Đông”.
Bài báo này cáo buộc Nhật Bản tìm cách “thu hút sự ủng hộ đối với với chương trình nghị sự bài Trung Quốc” tại hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) nhằm phục vụ cho “những lợi ích và mục đích vị kỷ”.
Bài áo dự báo rằng nỗ lực của Thủ tướng Abe “nhằm thiết lập một mặt trận đoàn kết chống Trung Quốc sẽ thất bại”, nhấn mạnh mối quan hệ kinh tế quan trọng của Trung Quốc với các thành viên G7 như Đức và Anh. “Họ sẽ quan tâm nhiều hơn tới việc đưa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vào rổ tiền tệ quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hơn là vấn đề biển Đông”, Tân Hoa Xã viết.
Khi hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc bằng một tuyên bố chung với thái độ quan ngại về các vấn đề trên biển Đông và biển Hoa Đông, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói G7 “không tôn trọng sự thật và những quy tắc được quốc tế công nhận”.
Hôm 12/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nhắc lại việc Nhật Bản tham gia vào vấn đề biển Đông, cáo buộc Tokyo có hành vi “bất bình thường” và “cố tình tạo căng thẳng trên biển Đông”.
“Nhật Bản không phải là một bên liên quan tới vấn đề biển Đông”, Hồng Lỗi nói. Theo phát ngôn viên này, việc Nhật quan tâm tới vấn đề biển Đông “đi ngược lại sự cải thiện quan hệ song phương” giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
The Diplomat nhận xét, cách phản ứng của Trung Quốc trước việc Nhật tham gia vào vấn đề biển Đông tương tự như cách Trung Quốc phủ nhận sự can dự của Mỹ vào vấn đề này. Tuy vậy, với Nhật Bản, Trung Quốc có thêm một lập luận rằng Tokyo - nhất là dưới thời của Thủ tướng Abe - không có quyền lên tiếng về vấn đề biển Đông bởi những vấn đề lịch sử của chính nước Nhật.
“Có một lời khuyên dành cho Nhật Bản là, với việc còn nợ các nạn nhân chiến tranh lời xin lỗi chân thành, họ nên gánh vác trách nhiệm duy trì an ninh và sự ổn định khu vực thay vì hậu thuẫn những tuyên bố chủ quyền nực cười và vô căn cứ của một số quốc gia đối với các hòn đảo trên biển Đông”, một bài báo của Tân Hoa Xã có đoạn viết.
Một bài báo khác được Tân Hoa Xã xuất bản không lâu sau tuyên bố của G7 nói rằng Thủ tướng Abe “với tư cách là một người có chủ trương làm sống lại quá khứ quân phiệt... không có đủ tư cách để nói về các quy định luật pháp”.
Theo lập luận của bài báo, ông Abe làm rùm beng “mối đe dọa Trung Quốc” trên biển Đông vì hai lý do: thúc đẩy chương trình nghị sự về an ninh cho nước Nhật và nhằm “đánh lạc hướng” dư luận về việc ông không muốn đưa ra những lời xin lỗi về quá khứ quân phiệt Nhật.
Trong mấy tháng gần đây, vấn đề biển Hoa Đông khá im ắng và gần như không xuất hiện trên truyền thông Trung Quốc. Tuy nhiên, trên báo chí Trung Quốc, sự công kích kịch liệt nhằm vào nước Nhật ở giai đoạn cao điểm của căng thẳng trong tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đã chuyển thành sự chỉ trích nhằm vào chính sách của Tokyo trong vấn đề biển Đông.
“Tẩy trắng” lịch sử, thổi phồng “mối đe dọa Trung Quốc”, phớt lờ các quyền lịch sử của Trung Quốc để phục vụ địa vị địa chính trị của riêng nước Nhật... là những chủ đề nổi bật trên truyền thông Trung Quốc thời gian gần đây khi nói về biển Đông, tương tự như những bài viết về tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku trước kia.
Bổ sung cho những chủ đề trên, Trung Quốc tiếp tục phủ nhận bất kỳ quốc giao nào không phải là một bên trong tranh chấp trên biển Đông - như Nhật Bản, Mỹ hay bất kỳ nước G7 nào - có lợi ích hợp pháp trong cách thức xử lý hay giải quyết các tranh chấp này. Thay vào đó, Trung Quốc lập luận rằng chỉ nước này và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mới có quyền nói về vấn đề biển Đông.