Trung Quốc ra quy định mới, yêu cầu các ngân hàng thắt chặt giám sát giao dịch tiền ảo

Hoàng Hà
Chia sẻ

Bắc Kinh tiếp tục áp dụng các biện pháp quản lý nghiêm ngặt nhằm loại bỏ các hoạt động tiền mã hóa thương mại, như giao dịch bitcoin và khai thác tiền mã hóa. Bắc Kinh coi những tài sản kỹ thuật số này là mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính của đất nước.

Các cơ quan quản lý Trung Quốc phản đối các hoạt động liên quan đến bitcoin và các loại tiền điện tử khác.
Các cơ quan quản lý Trung Quốc phản đối các hoạt động liên quan đến bitcoin và các loại tiền điện tử khác.

Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc vừa ban hành các quy định mới yêu cầu các ngân hàng tăng cường giám sát và báo cáo các giao dịch có rủi ro, bao gồm cả giao dịch liên quan đến tiền mã hóa, khiến nhà đầu tư tại Trung Quốc đại lục gặp khó khăn hơn trong việc mua bán bitcoin và các tài sản kỹ thuật số khác.

THẮT CHẶT QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI TIỀN MÃ HÓA

Trang South China Morning Post đưa tin, theo thông báo tuần trước của Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước, các ngân hàng được yêu cầu giám sát và báo cáo “hành vi giao dịch ngoại hối rủi ro,” bao gồm các hoạt động qua ngân hàng ngầm, đánh bạc xuyên biên giới và các hoạt động tài chính bất hợp pháp liên quan đến tiền mã hóa.

Quy định này áp dụng cho các ngân hàng nội địa trên toàn Trung Quốc đại lục, yêu cầu các tổ chức tài chính theo dõi các hoạt động dựa trên danh tính của tổ chức và cá nhân tham gia, nguồn gốc tài chính, tần suất giao dịch và các yếu tố khác.

Ngoài ra, các ngân hàng phải triển khai các biện pháp kiểm soát rủi ro, áp dụng đối với các đối tượng liên quan và hạn chế cung cấp một số dịch vụ nhất định cho họ, theo quy định từ cơ quan quản lý.

Các quy định mới phản ánh việc Bắc Kinh tiếp tục áp dụng các biện pháp quản lý nghiêm ngặt nhằm loại bỏ các hoạt động tiền mã hóa thương mại, như giao dịch bitcoin và khai thác tiền mã hóa. Bắc Kinh coi những tài sản kỹ thuật số này là mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính của đất nước.

Luật sư Liu Zhengyao từ công ty luật ZhiHeng tại Thượng Hải nhận định: “Quy định mới sẽ cung cấp cơ sở pháp lý để xử phạt các hoạt động giao dịch tiền mã hóa. Có thể dự đoán rằng thái độ của chính quyền Trung Quốc đối với tiền mã hóa sẽ tiếp tục thắt chặt hơn nữa trong tương lai.”

Việc sử dụng đồng nhân dân tệ (yuan) để mua tiền mã hóa trước khi đổi tài sản kỹ thuật số này sang các đồng tiền pháp định nước ngoài khác có thể được xem là “hoạt động tài chính xuyên biên giới liên quan đến tiền mã hóa” theo các quy định ngoại hối mới, đặc biệt khi giá trị giao dịch vượt quá mức cho phép theo pháp luật.

Luật sư Liu Zhengyao cũng cho rằng các quy định mới sẽ khiến việc né tránh quy định ngoại hối của Trung Quốc thông qua tiền mã hóa ngày càng trở nên khó khăn hơn.

LỊCH SỬ SIẾT CHẶT TIỀN MÃ HÓA CỦA TRUNG QUỐC

Trung Quốc lần đầu tiên cấm các đợt phát hành tiền mã hóa lần đầu (ICO) và yêu cầu đóng cửa các sàn giao dịch tiền mã hóa vào năm 2017. Đến năm 2021, chính phủ đã đẩy mạnh chiến dịch truy quét, cấm khai thác bitcoin và tuyên bố tất cả các hoạt động kinh doanh liên quan đến tiền mã hóa là bất hợp pháp.

Mặc dù giá bitcoin đã tăng mạnh trong năm nay, được thúc đẩy bởi lập trường thân thiện với tiền mã hóa của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ, Trung Quốc vẫn không có dấu hiệu nới lỏng các quy định nghiêm ngặt đối với lĩnh vực này.

Một hình minh họa có hình ảnh Donald Trump cầm đồng bitcoin được trưng bày bên ngoài một cửa hàng trao đổi tiền điện tử ở Hồng Kông. Ảnh: Reuters
Một hình minh họa có hình ảnh Donald Trump cầm đồng bitcoin được trưng bày bên ngoài một cửa hàng trao đổi tiền điện tử ở Hồng Kông. Ảnh: Reuters

Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc vào tháng 8 năm nay đã phán quyết rằng việc sử dụng tiền mã hóa để chuyển đổi hoặc rửa tiền phạm tội là vi phạm luật hình sự của Trung Quốc, làm tăng thêm rủi ro pháp lý cho các nhà giao dịch.

Năm ngoái, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Cơ quan Quản lý Ngoại hối đã kêu gọi tăng cường giám sát giao dịch ngoại hối, đặc biệt trong các trường hợp sử dụng đồng tiền ổn định tether làm trung gian để giao dịch giữa nhân dân tệ và các loại tiền tệ khác.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con