Trung Quốc: Từ công xưởng thế giới tới “kinh đô” khởi nghiệp
Chỉ riêng trong năm 2016, Trung Quốc có thêm khoảng 5,52 triệu công ty mới
Theo Nikkei, Trung Quốc từ lâu đã được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” nhờ nền sản xuất công nghiệp khổng lồ. Tăng trưởng nhanh về kinh tế phần lớn được thúc đẩy bởi nguồn lao động giá rẻ và hàng hóa xuất khẩu đi khắp thế giới.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi chính sách bảo hộ thương mại bằng nhiều cách ở Mỹ và châu Âu, Trung Quốc dần chuyển sang sản xuất phục vụ chính nhu cầu trong nước với dân số hơn một tỷ người.
Không chỉ vậy, với mục tiêu phát triển bền vững và khuyến khích khởi nghiệp như một công cụ tạo việc làm, chính quyền Bắc Kinh có cơ chế thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp mở thành lập.
"Công ty mọc lên như nấm khiến quang cảnh đô thị Trung Quốc thay đổi rõ rệt sau mỗi ba tháng", Kenichi Kokubo, Chủ tịch của Hitachi Trung Quốc, nhận xét.
Số lượng công ty mới tại nước này tăng nhanh với tốc độ chóng mặt. Chỉ riêng trong năm 2016, Trung Quốc có thêm khoảng 5,52 triệu công ty mới.
Tỷ lệ khởi nghiệp (số lượng công ty mới trong một năm chia cho tổng số công ty) của nước này năm 2016 là 21%, tăng từ 16% năm 2011. Con số này vượt xa mức 5% của Nhật và 10% của Mỹ trong vài năm qua.
Năm 2014, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng đề cập đến kế hoạch “Khởi nghiệp và đổi mới toàn diện”, cho thấy sự chú trọng tới khởi nghiệp của chính quyền nước này.
Với sự trợ giúp từ chính phủ trong việc gọi vốn đầu tư và bố trí văn phòng, có tới hơn 600.000 sinh viên đại học khởi nghiệp kinh doanh trong năm 2016.
Các lĩnh vực mới như kinh doanh dựa trên mô hình chia sẻ tại Trung Quốc vẫn còn bỏ ngỏ và hết sức tự do, quản lý một công ty Mỹ, người đã sống ở nước này nhiều năm, cho biết. Đơn cử như sự lan rộng nhanh chóng của các dịch vụ đi chung xe đạp một phần là nhờ tình trạng thiếu chỗ đỗ xe đạp ở nội đô.
Chủ tịch Liu Yonghao của New Hope Group, đế chế nông nghiệp, thực phẩm thành lập năm 1982, nhấn mạnh rằng: “Trung Quốc giờ đây chính là kinh đô của giới khởi nghiệp”.
Liu cho biết ông đặc biệt chú trọng vào phát triển đội ngũ lãnh đạo trẻ và tiếp tục đổi mới bằng việc áp dụng công nghệ internet. Mới đây, New Hope bắt tay với một công ty khởi nghiệp khác để mở một ngân hàng trực tuyến.
Từ lâu kinh tế Trung Quốc bị thống trị bởi các công ty nhà nước như PetroChina và China Mobile. Trong đó, doanh thu năm của PetroChina từng đạt mức 230 tỷ USD. Với giá trị thị trường gần 180 tỷ USD, đây là một trong những công ty lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, 60% sản lượng của nền kinh tế Trung Quốc và 80% việc làm lại được tạo ra bởi khu vực tư nhân.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi chính sách bảo hộ thương mại bằng nhiều cách ở Mỹ và châu Âu, Trung Quốc dần chuyển sang sản xuất phục vụ chính nhu cầu trong nước với dân số hơn một tỷ người.
Không chỉ vậy, với mục tiêu phát triển bền vững và khuyến khích khởi nghiệp như một công cụ tạo việc làm, chính quyền Bắc Kinh có cơ chế thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp mở thành lập.
"Công ty mọc lên như nấm khiến quang cảnh đô thị Trung Quốc thay đổi rõ rệt sau mỗi ba tháng", Kenichi Kokubo, Chủ tịch của Hitachi Trung Quốc, nhận xét.
Số lượng công ty mới tại nước này tăng nhanh với tốc độ chóng mặt. Chỉ riêng trong năm 2016, Trung Quốc có thêm khoảng 5,52 triệu công ty mới.
Tỷ lệ khởi nghiệp (số lượng công ty mới trong một năm chia cho tổng số công ty) của nước này năm 2016 là 21%, tăng từ 16% năm 2011. Con số này vượt xa mức 5% của Nhật và 10% của Mỹ trong vài năm qua.
Năm 2014, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng đề cập đến kế hoạch “Khởi nghiệp và đổi mới toàn diện”, cho thấy sự chú trọng tới khởi nghiệp của chính quyền nước này.
Với sự trợ giúp từ chính phủ trong việc gọi vốn đầu tư và bố trí văn phòng, có tới hơn 600.000 sinh viên đại học khởi nghiệp kinh doanh trong năm 2016.
Các lĩnh vực mới như kinh doanh dựa trên mô hình chia sẻ tại Trung Quốc vẫn còn bỏ ngỏ và hết sức tự do, quản lý một công ty Mỹ, người đã sống ở nước này nhiều năm, cho biết. Đơn cử như sự lan rộng nhanh chóng của các dịch vụ đi chung xe đạp một phần là nhờ tình trạng thiếu chỗ đỗ xe đạp ở nội đô.
Chủ tịch Liu Yonghao của New Hope Group, đế chế nông nghiệp, thực phẩm thành lập năm 1982, nhấn mạnh rằng: “Trung Quốc giờ đây chính là kinh đô của giới khởi nghiệp”.
Liu cho biết ông đặc biệt chú trọng vào phát triển đội ngũ lãnh đạo trẻ và tiếp tục đổi mới bằng việc áp dụng công nghệ internet. Mới đây, New Hope bắt tay với một công ty khởi nghiệp khác để mở một ngân hàng trực tuyến.
Từ lâu kinh tế Trung Quốc bị thống trị bởi các công ty nhà nước như PetroChina và China Mobile. Trong đó, doanh thu năm của PetroChina từng đạt mức 230 tỷ USD. Với giá trị thị trường gần 180 tỷ USD, đây là một trong những công ty lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, 60% sản lượng của nền kinh tế Trung Quốc và 80% việc làm lại được tạo ra bởi khu vực tư nhân.