Trung Quốc tung 1 tỷ USD chống hạn hán
Bắc Kinh sẽ chi số tiền 1,02 tỷ USD để chống lại tình trạng hạn hán nghiêm trọng ở nhiều khu vực rộng lớn thuộc miền Bắc nước này
Bắc Kinh sẽ chi số tiền 6,7 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 1,02 tỷ USD, để chống lại tình trạng hạn hán nghiêm trọng ở nhiều khu vực rộng lớn thuộc miền Bắc nước này, theo tờ China Daily.
Động thái này của Chính phủ Trung Quốc được đưa ra trong bố cảnh giá lúa mỳ trên thị trường thế giới tiếp tục leo thang và Liên hiệp quốc lên tiếng cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng của hạn hán đối với vụ lúa đông.
Quyết định nói trên được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc công bố ngày 9/2 sau một cuộc họp do Thủ tướng Ôn Gia Bảo chủ trì. Số tiền sẽ được sử dụng để đưa nước tới vào các khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xây dựng các giếng nước khẩn cấp và cơ sở hạ tầng thủy lợi…
Hiện Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong 6 thập kỷ diễn ra tại nhiều khu vực. Nhiều vùng trồng ngũ cốc rộng lớn của nước này đã không được đón một trận mưa đáng kể nào trong suốt hơn 3 tháng trở lại đây.
Vụ lúa mỳ mùa đông, chủ yếu tập trung tại khu vực phía Bắc của Trung Quốc đang rơi vào tình trạng nguy hiểm. Điều này đã được cảnh báo bởi Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) hôm 8/2. “Tình trạng hạn hán đang diễn ra có nguy cơ sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng”, FAO nhận định. Theo FAO, hạn hán sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu nhiệt độ tiếp tục giảm xuống và hạn hán vào mùa xuân nối tiếp sau đợt hạn của mùa đông.
Tính tới ngày 9/2, đã có tổng số 7,8 triệu hecta trồng lúa mỳ vụ đông thuộc 8 tỉnh sản xuất lúa mỳ lớn của Trung Quốc gồm Sơn Đông, Giang Tô, Hà Nam, Hà Bắc và Sơn Tây rơi vào tình trạng khô hạn. Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, diện tích này đã lên tới 42,4% tổng diện tích lúa mỳ của 8 tỉnh chiếm 80% sản lượng lúa mỳ vụ đông ở nước này. Cùng với đó, 2,75 triệu người dân và 2,79 triệu gia súc cũng rơi vào tình trạng thiếu nước uống.
Cùng với việc tung tiền cứu hạn, Chính phủ Trung Quốc quyết định sẽ mua nông sản của dân với giá cao hơn để bù đắp cho thiệt hạn mà hạn hán gây ra. Tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đến thăm các khu vực hạn nặng và kêu gọi người dân nỗ lực hết sức để chống hạn.
Những lo ngại về ảnh hưởng của hạn hán đã đẩy giá lúa mỳ tại Trung Quốc liên tục tăng cao trong những tháng gần đây. Giá lúa mỳ trên sàn giao dịch Zhengzhou Commodity Exchange đã đạt mức kỷ lục 2.865 Nhân dân tệ/tấn hôm 8/2 vừa qua.
Theo giới phân tích quốc tế, tình trạng hạn hán của Trung Quốc có thể ảnh hưởng mạnh tới giá cả lương thực trên thế giới một khi nước này buộc phải tăng mạnh nhập khẩu lương thực.Tuy nhiên, các chuyên gia nông nghiệp của Trung Quốc vẫn cho rằng, còn quá sớm để đưa ra dự báo rằng sản lượng lúa mỳ của Trung Quốc sẽ giảm mạnh vì thời tiết khô hạn.
Động thái này của Chính phủ Trung Quốc được đưa ra trong bố cảnh giá lúa mỳ trên thị trường thế giới tiếp tục leo thang và Liên hiệp quốc lên tiếng cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng của hạn hán đối với vụ lúa đông.
Quyết định nói trên được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc công bố ngày 9/2 sau một cuộc họp do Thủ tướng Ôn Gia Bảo chủ trì. Số tiền sẽ được sử dụng để đưa nước tới vào các khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xây dựng các giếng nước khẩn cấp và cơ sở hạ tầng thủy lợi…
Hiện Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong 6 thập kỷ diễn ra tại nhiều khu vực. Nhiều vùng trồng ngũ cốc rộng lớn của nước này đã không được đón một trận mưa đáng kể nào trong suốt hơn 3 tháng trở lại đây.
Vụ lúa mỳ mùa đông, chủ yếu tập trung tại khu vực phía Bắc của Trung Quốc đang rơi vào tình trạng nguy hiểm. Điều này đã được cảnh báo bởi Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) hôm 8/2. “Tình trạng hạn hán đang diễn ra có nguy cơ sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng”, FAO nhận định. Theo FAO, hạn hán sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu nhiệt độ tiếp tục giảm xuống và hạn hán vào mùa xuân nối tiếp sau đợt hạn của mùa đông.
Tính tới ngày 9/2, đã có tổng số 7,8 triệu hecta trồng lúa mỳ vụ đông thuộc 8 tỉnh sản xuất lúa mỳ lớn của Trung Quốc gồm Sơn Đông, Giang Tô, Hà Nam, Hà Bắc và Sơn Tây rơi vào tình trạng khô hạn. Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, diện tích này đã lên tới 42,4% tổng diện tích lúa mỳ của 8 tỉnh chiếm 80% sản lượng lúa mỳ vụ đông ở nước này. Cùng với đó, 2,75 triệu người dân và 2,79 triệu gia súc cũng rơi vào tình trạng thiếu nước uống.
Cùng với việc tung tiền cứu hạn, Chính phủ Trung Quốc quyết định sẽ mua nông sản của dân với giá cao hơn để bù đắp cho thiệt hạn mà hạn hán gây ra. Tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đến thăm các khu vực hạn nặng và kêu gọi người dân nỗ lực hết sức để chống hạn.
Những lo ngại về ảnh hưởng của hạn hán đã đẩy giá lúa mỳ tại Trung Quốc liên tục tăng cao trong những tháng gần đây. Giá lúa mỳ trên sàn giao dịch Zhengzhou Commodity Exchange đã đạt mức kỷ lục 2.865 Nhân dân tệ/tấn hôm 8/2 vừa qua.
Theo giới phân tích quốc tế, tình trạng hạn hán của Trung Quốc có thể ảnh hưởng mạnh tới giá cả lương thực trên thế giới một khi nước này buộc phải tăng mạnh nhập khẩu lương thực.Tuy nhiên, các chuyên gia nông nghiệp của Trung Quốc vẫn cho rằng, còn quá sớm để đưa ra dự báo rằng sản lượng lúa mỳ của Trung Quốc sẽ giảm mạnh vì thời tiết khô hạn.