Vì sao doanh nghiệp sốt sắng giảm chỉ tiêu kinh doanh?
Giảm chỉ tiêu kinh doanh năm 2012 sẽ mang lại khoản tiền thưởng không nhỏ cho ban điều hành doanh nghiệp
Trong tháng 8/2012, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã công bố điều chỉnh giảm chỉ tiêu kinh doanh năm 2012 mà đại hội cổ đông đã thông qua từ đầu năm. Việc điều chỉnh này sẽ làm xói mòn niềm tin của cổ đông.
Những năm trước, việc điều chỉnh kế hoạch thường xảy ra vào phút chót, tháng cuối cùng của năm. Tuy nhiên, năm nay, trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh xuống mức quá thấp khiến cổ đông và nhà đầu tư thất vọng.
Chạy đua điều chỉnh kế hoạch
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 vừa qua, không ít doanh nghiệp niêm yết cố tình đặt kế hoạch thấp để dễ hoàn thành hay vượt chỉ tiêu, nhiều công ty đã đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 2012 giảm từ 40-60% so với mức thực hiện của năm 2011, thậm chí nhiều công ty đưa ra kế hoạch thoát lỗ với lãi từ 0 đến chỉ vài tỷ đồng hay giảm lỗ so với năm trước.
Mặc dù đã đặt chỉ tiêu kinh doanh 2012 giảm so năm trước nhưng hội đồng quản trị vẫn quyết định điều chỉnh giảm tiếp những chỉ tiêu này trong tháng 8/2012 và dự kiến việc điều chỉnh sẽ “rầm rộ” hơn trong tháng 9 và lên cao trào trong tháng 10 và 11/2012.
Cuối tháng 8/2012, Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (SVC) điều chỉnh giảm hơn 35% kế hoạch doanh thu năm 2012, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt giảm 50% và 44%, cổ tức giảm còn khoảng 10-12% so với mức dự kiến đầu năm là 15%.
Theo giải thích từ SVC, công ty thực hiện điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh nhằm giảm áp lực cho các đơn vị thành viên, tránh việc chạy đua theo chỉ tiêu sản lượng, doanh thu bán hàng làm gia tăng áp lực hàng tồn kho, việc giảm kế hoạch cũng nhằm kéo giãn tiến độ các dự án bất dộng sản, chuẩn bị sẵn các nguồn lực khi thị trường có dấu hiệu phục hồi.
Những giải thích này không làm vừa lòng các nhà đầu tư, nhất là việc giải thích rằng khi chạy đua tăng doanh thu bán hàng sẽ làm tăng áp lực hàng tồn kho?
Công ty Cổ phần Chứng khoán đầu tư Việt Nam (IVS) công bố điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho năm 2012 với những chỉ tiêu giảm mạnh, tổng doanh thu từ 64,72 tỷ còn 36,5 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế giảm tới 70%. Nguyên nhân chính là do trong quý 2/2012, doanh thu của IVS giảm 23%, lợi nhuận sau thuế giảm 72% so với cùng kỳ.
Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần đầu tư PV2 (PV2) đã quyết định điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2012, giảm chỉ còn 5,8% đến 10,3% so với kế hoạch trước điều chỉnh. Theo tính toán, lợi nhuận trước thuế thực hiện 6 tháng đầu năm của PV2 cũng chỉ đạt 27,4% kế hoạch điều chỉnh, cuối quý 2/2012, số dư tiền và các khoản tương đương tiền của PV2 là 18,4 tỷ đồng, giảm 60% so với số dư đầu kỳ.
Một số công ty sẽ không có “đất” để điều chỉnh kế hoạch 2012 do đặt chỉ tiêu từ đầu năm rất “khủng” trong khi đang thua lỗ. Công ty Cổ phần vận tải biển và Bất động sản Việt Hải (VSP) là trường hợp điển hình cho việc luôn đặt ra kế hoạch lợi nhuận “đầu voi”, nhưng kết quả kinh doanh thực tế chỉ là “đuôi chuột” với thua lỗ triền miên. VSP đã bị hủy niêm yết trên sàn HNX và chuyển qua đăng ký giao dịch ở sàn UPCoM do 3 năm thua lỗ liên tiếp.
Công ty Cổ phần đầu tư và sản xuất Việt Hàn (VHG) đã thua lỗ quý thứ 5 liên tiếp nhưng vẫn đặt mục tiêu trong năm 2012 sẽ đạt doanh thu 390 tỷ đồng và không thua lỗ.
Tạo tiền thưởng cho ban điều hành doanh nghiệp
Điều dễ thấy nhất là việc giảm chỉ tiêu kinh doanh và điều chỉnh giảm chỉ tiêu kinh doanh năm 2012 sẽ mang lại khoản tiền thưởng không nhỏ cho ban điều hành doanh nghiệp.
Chính vì lợi ích thiết thực này nên hội đồng quản trị công ty rất sốt sắng thuyết phục các cổ đông thông qua nghị quyết tại đại hội đồng cổ đông từ đầu năm về mức thưởng khi kết quả kinh doanh vượt kế hoạch năm. Mức thưởng cao nhất thuộc về ngành dầu khí, nhiều ban điều hành công ty và nhân viên cốt cán sẽ được thưởng lên đến10%-20% phần lợi nhuận sau thuế vượt kế hoạch.
Với mức lãi ròng vượt kế hoạch của một số công ty dầu khí lên tới gần trăm tỷ đồng thì mức 20% tiền thưởng quả là “giấc mơ” của nhiều ngành khác.
Trong mắt các cổ đông, việc các lãnh đạo công ty điều chỉnh giảm mạnh chỉ tiêu kinh doanh 2012 là một hình ảnh không tốt khiến họ nghĩ rằng lãnh đạo không nỗ lực và có thể giảm sự gắn bó sống còn với công ty và có thể có nguy cơ “chạy làng”.
Trong tình hình kinh doanh đầy khó khăn hiện nay, hiệu quả kinh doanh không chỉ là lợi nhuận mà còn là niềm tin rằng lãnh đạo công ty sẽ đưa con thuyền vượt vượt qua sóng gió và sẽ làm ăn hiệu quả trong những năm tới.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Những năm trước, việc điều chỉnh kế hoạch thường xảy ra vào phút chót, tháng cuối cùng của năm. Tuy nhiên, năm nay, trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh xuống mức quá thấp khiến cổ đông và nhà đầu tư thất vọng.
Chạy đua điều chỉnh kế hoạch
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 vừa qua, không ít doanh nghiệp niêm yết cố tình đặt kế hoạch thấp để dễ hoàn thành hay vượt chỉ tiêu, nhiều công ty đã đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 2012 giảm từ 40-60% so với mức thực hiện của năm 2011, thậm chí nhiều công ty đưa ra kế hoạch thoát lỗ với lãi từ 0 đến chỉ vài tỷ đồng hay giảm lỗ so với năm trước.
Mặc dù đã đặt chỉ tiêu kinh doanh 2012 giảm so năm trước nhưng hội đồng quản trị vẫn quyết định điều chỉnh giảm tiếp những chỉ tiêu này trong tháng 8/2012 và dự kiến việc điều chỉnh sẽ “rầm rộ” hơn trong tháng 9 và lên cao trào trong tháng 10 và 11/2012.
Cuối tháng 8/2012, Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (SVC) điều chỉnh giảm hơn 35% kế hoạch doanh thu năm 2012, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt giảm 50% và 44%, cổ tức giảm còn khoảng 10-12% so với mức dự kiến đầu năm là 15%.
Theo giải thích từ SVC, công ty thực hiện điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh nhằm giảm áp lực cho các đơn vị thành viên, tránh việc chạy đua theo chỉ tiêu sản lượng, doanh thu bán hàng làm gia tăng áp lực hàng tồn kho, việc giảm kế hoạch cũng nhằm kéo giãn tiến độ các dự án bất dộng sản, chuẩn bị sẵn các nguồn lực khi thị trường có dấu hiệu phục hồi.
Những giải thích này không làm vừa lòng các nhà đầu tư, nhất là việc giải thích rằng khi chạy đua tăng doanh thu bán hàng sẽ làm tăng áp lực hàng tồn kho?
Công ty Cổ phần Chứng khoán đầu tư Việt Nam (IVS) công bố điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho năm 2012 với những chỉ tiêu giảm mạnh, tổng doanh thu từ 64,72 tỷ còn 36,5 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế giảm tới 70%. Nguyên nhân chính là do trong quý 2/2012, doanh thu của IVS giảm 23%, lợi nhuận sau thuế giảm 72% so với cùng kỳ.
Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần đầu tư PV2 (PV2) đã quyết định điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2012, giảm chỉ còn 5,8% đến 10,3% so với kế hoạch trước điều chỉnh. Theo tính toán, lợi nhuận trước thuế thực hiện 6 tháng đầu năm của PV2 cũng chỉ đạt 27,4% kế hoạch điều chỉnh, cuối quý 2/2012, số dư tiền và các khoản tương đương tiền của PV2 là 18,4 tỷ đồng, giảm 60% so với số dư đầu kỳ.
Một số công ty sẽ không có “đất” để điều chỉnh kế hoạch 2012 do đặt chỉ tiêu từ đầu năm rất “khủng” trong khi đang thua lỗ. Công ty Cổ phần vận tải biển và Bất động sản Việt Hải (VSP) là trường hợp điển hình cho việc luôn đặt ra kế hoạch lợi nhuận “đầu voi”, nhưng kết quả kinh doanh thực tế chỉ là “đuôi chuột” với thua lỗ triền miên. VSP đã bị hủy niêm yết trên sàn HNX và chuyển qua đăng ký giao dịch ở sàn UPCoM do 3 năm thua lỗ liên tiếp.
Công ty Cổ phần đầu tư và sản xuất Việt Hàn (VHG) đã thua lỗ quý thứ 5 liên tiếp nhưng vẫn đặt mục tiêu trong năm 2012 sẽ đạt doanh thu 390 tỷ đồng và không thua lỗ.
Tạo tiền thưởng cho ban điều hành doanh nghiệp
Điều dễ thấy nhất là việc giảm chỉ tiêu kinh doanh và điều chỉnh giảm chỉ tiêu kinh doanh năm 2012 sẽ mang lại khoản tiền thưởng không nhỏ cho ban điều hành doanh nghiệp.
Chính vì lợi ích thiết thực này nên hội đồng quản trị công ty rất sốt sắng thuyết phục các cổ đông thông qua nghị quyết tại đại hội đồng cổ đông từ đầu năm về mức thưởng khi kết quả kinh doanh vượt kế hoạch năm. Mức thưởng cao nhất thuộc về ngành dầu khí, nhiều ban điều hành công ty và nhân viên cốt cán sẽ được thưởng lên đến10%-20% phần lợi nhuận sau thuế vượt kế hoạch.
Với mức lãi ròng vượt kế hoạch của một số công ty dầu khí lên tới gần trăm tỷ đồng thì mức 20% tiền thưởng quả là “giấc mơ” của nhiều ngành khác.
Trong mắt các cổ đông, việc các lãnh đạo công ty điều chỉnh giảm mạnh chỉ tiêu kinh doanh 2012 là một hình ảnh không tốt khiến họ nghĩ rằng lãnh đạo không nỗ lực và có thể giảm sự gắn bó sống còn với công ty và có thể có nguy cơ “chạy làng”.
Trong tình hình kinh doanh đầy khó khăn hiện nay, hiệu quả kinh doanh không chỉ là lợi nhuận mà còn là niềm tin rằng lãnh đạo công ty sẽ đưa con thuyền vượt vượt qua sóng gió và sẽ làm ăn hiệu quả trong những năm tới.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)