Vì sao nhân tài chứng khoán Trung Quốc bỏ đi?
Có một làn sóng từ chức ở Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) trong 12 tháng qua
Ở giai đoạn cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chính 2008, thị trường chứng khoán Mỹ ồ ạt cắt giảm việc làm.
Bắc Kinh nhân cơ hội này đã chiêu mộ nhân tài gốc Trung Quốc bị sa thải ở Phố Wall về phục vụ cho công cuộc cải tổ thị trường chứng khoán trong nước.
“Hy sinh vì tổ quốc”
Mùa hè 2015, Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cần những người tài này hơn bao giờ hết. Bong bóng chứng khoán được thổi to trong suốt một năm trời đã vỡ tung chỉ trong vòng vài tuần, và Bắc Kinh phải chật vật ngăn không cho cuộc khủng hoảng lan rộng.
Nhưng theo hãng tin Reuters, những người tài giỏi nhất từ nước ngoài về nước - mà Trung Quốc gọi là “hải quy” - nay đều đã chuyển hết sang làm cho công ty tư nhân. Họ không còn đầu quân cho CSRC vì tràn trề thất vọng.
Một cựu quan chức tại CSRC - thuộc một nhóm 20 gương mặt sáng giá từ nước ngoài trở về - nhớ lại lời kêu gọi của cơ quan này muốn họ “hy sinh vì tổ quốc”. “Chúng tôi đã đưa gia đình quay trở lại Trung Quốc và từ bỏ những công việc có thu nhập cao, vì chúng tôi muốn được đóng góp”, người này nói.
Theo lời vị này, ông và nhóm nhân tài trở về được cử tham gia một khóa đào tạo đặc biệt ở Tĩnh Cương Sơn, một căn cứ cách mạng của nhà cố lãnh đạo Mao Trạch Đông.
Nhưng chủ nghĩa lý tưởng của họ nhanh chóng chuyển thành chủ nghĩa hoài nghi. Mức lương mà họ nhận được ở CSRC chỉ bằng một phần so với những gì khu vực kinh tế tư nhân trả cho họ. Và CSRC có vẻ cũng không đánh giá cao họ.
“Vài năm trôi qua, nhưng không ai trong số chúng tôi được cất nhắc. Một số người thậm chí không có được một vị trí chắc chắn”, vị cựu quan chức CSRC nói.
“Vào đúng lúc họ cần những con người có kinh nghiệm trong nước và quốc tế, thì những người giàu kinh nghiệm quốc tế nhất đã ra đi”, ông Liu Li-Gang, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc tại ngân hàng ANZ, nhận định.
Trong số những nhân tài bỏ CSRC đi có Tang Xiaodong - từng làm trưởng bộ phận phái sinh của ngân hàng ABN AMRO, Li Bingtao - nguyên trưởng bộ phận nguồn quỹ toàn cầu của JPMorgan Chase, và Luo Dengpan - cựu học trò của chuyên gia kinh tế đoạt giải Nobel Robert Shiller.
Nguồn tin nội bộ CSRC nói với Reuters rằng đã diễn ra một làn sóng từ chức ở cơ quan này trong 12 tháng qua, đáng tiếc ngay vào lúc những lời khuyên sáng suốt được cần đến nhất.
“Gần như tuần nào cũng có người gửi đơn từ chức”, một vị quan chức thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải cho biết.
Sai lầm liên tiếp
Theo các nhà quản lý quỹ Trung Quốc, tình trạng “chảy máu chất xám” khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc rơi vào tay những người không hiểu về thị trường. “Họ không có được trình độ chuyên môn như mấy năm trước”, một nhà giao dịch cấp cao chuyên về các sản phẩm phái sinh ở Hồng Kông nhận xét.
Theo nhà giao dịch trên, thực trạng này dẫn tới những chính sách sai lầm và phản tác dụng như chống các sản phẩm phái sinh và hoạt động bán khống “độc hại” mà một số người cho là khiến thị trường lao dốc nhanh hơn.
“Không phải là họ không thông minh. Điểm khác biệt ở đây là họ không có kinh nghiệm về tài chính”, một nhà điều hành quỹ lớn thường xuyên làm việc với CSRC nói.
Một quan chức đương nhiệm tại CSRC nói rằng các nhà điều hành đã không nhận thức được tính chất nguy hiểm từ sự gia tăng chóng mặt của hoạt động vay nợ để đầu cơ cổ phiếu, bất chấp đã có những lời cảnh báo nói rằng việc đó sẽ gây bất ổn cho thị trường.
Những sai lầm liên tiếp của CSRC đã khiến niềm tin của thị trường vào Chính phủ Trung Quốc bị sứt mẻ, đặc biệt là những người đã tin Bắc Kinh sẽ cứu thị trường và bằng niềm tin đó quay lại mua cổ phiếu. Chính phủ Trung Quốc đẫ bơm 900 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 140 tỷ USD, vào cổ phiếu, nhưng các chỉ số đã lao dốc mạnh trở lại sau một thời gian ngắn tạm dừng.
Từ mức đỉnh hồi tháng 6, chứng khoán Trung Quốc đến nay đã “bốc hơi” 4,5 nghìn tỷ USD vốn hóa, lớn hơn GDP của Đức.
Đợt can thiệp thị trường mạnh tay vừa qua cũng làm sức mẻ niềm tin vào lời hứa của Trung Quốc về cải cách tài chính. Giới phân tích không ngạc nhiên khi MSCI hoãn đưa thị trường Trung Quốc vào chỉ số tiêu chuẩn về các thị trường mới nổi - một động thái có thể giúp đưa hàng tỷ USD vốn ngoại vào chứng khoán Trung Quốc.
Những người từng làm ở CSRA nói rằng hầu hết các “hải quy” rời khỏi cơ quan này là do không gây được ảnh hưởng chính sách, có ít cơ hội thăng tiến, và lương thấp. Một số ra đi vì không hòa hợp được với đồng nghiệp.
Một số khác buộc phải nghỉ việc do ảnh hưởng từ chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc dẫn tới cắt giảm lương nhân sự cấp cao, cũng như một chiến dịch chống lại những người đã chuyển người thân và tài sản ra nước ngoài phòng trường hợp bị pháp luật sờ gáy.
“Họ có thể được trả cao hơn và chịu rủi ro ít hơn ở một nơi khác. Tại sao không đi chứ?”, ông Oliver Rui, giáo sư tài chính thuộc Trường Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc - Châu Âu ở Thượng Hải, phát biểu.
Bắc Kinh nhân cơ hội này đã chiêu mộ nhân tài gốc Trung Quốc bị sa thải ở Phố Wall về phục vụ cho công cuộc cải tổ thị trường chứng khoán trong nước.
“Hy sinh vì tổ quốc”
Mùa hè 2015, Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cần những người tài này hơn bao giờ hết. Bong bóng chứng khoán được thổi to trong suốt một năm trời đã vỡ tung chỉ trong vòng vài tuần, và Bắc Kinh phải chật vật ngăn không cho cuộc khủng hoảng lan rộng.
Nhưng theo hãng tin Reuters, những người tài giỏi nhất từ nước ngoài về nước - mà Trung Quốc gọi là “hải quy” - nay đều đã chuyển hết sang làm cho công ty tư nhân. Họ không còn đầu quân cho CSRC vì tràn trề thất vọng.
Một cựu quan chức tại CSRC - thuộc một nhóm 20 gương mặt sáng giá từ nước ngoài trở về - nhớ lại lời kêu gọi của cơ quan này muốn họ “hy sinh vì tổ quốc”. “Chúng tôi đã đưa gia đình quay trở lại Trung Quốc và từ bỏ những công việc có thu nhập cao, vì chúng tôi muốn được đóng góp”, người này nói.
Theo lời vị này, ông và nhóm nhân tài trở về được cử tham gia một khóa đào tạo đặc biệt ở Tĩnh Cương Sơn, một căn cứ cách mạng của nhà cố lãnh đạo Mao Trạch Đông.
Nhưng chủ nghĩa lý tưởng của họ nhanh chóng chuyển thành chủ nghĩa hoài nghi. Mức lương mà họ nhận được ở CSRC chỉ bằng một phần so với những gì khu vực kinh tế tư nhân trả cho họ. Và CSRC có vẻ cũng không đánh giá cao họ.
“Vài năm trôi qua, nhưng không ai trong số chúng tôi được cất nhắc. Một số người thậm chí không có được một vị trí chắc chắn”, vị cựu quan chức CSRC nói.
“Vào đúng lúc họ cần những con người có kinh nghiệm trong nước và quốc tế, thì những người giàu kinh nghiệm quốc tế nhất đã ra đi”, ông Liu Li-Gang, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc tại ngân hàng ANZ, nhận định.
Trong số những nhân tài bỏ CSRC đi có Tang Xiaodong - từng làm trưởng bộ phận phái sinh của ngân hàng ABN AMRO, Li Bingtao - nguyên trưởng bộ phận nguồn quỹ toàn cầu của JPMorgan Chase, và Luo Dengpan - cựu học trò của chuyên gia kinh tế đoạt giải Nobel Robert Shiller.
Nguồn tin nội bộ CSRC nói với Reuters rằng đã diễn ra một làn sóng từ chức ở cơ quan này trong 12 tháng qua, đáng tiếc ngay vào lúc những lời khuyên sáng suốt được cần đến nhất.
“Gần như tuần nào cũng có người gửi đơn từ chức”, một vị quan chức thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải cho biết.
Sai lầm liên tiếp
Theo các nhà quản lý quỹ Trung Quốc, tình trạng “chảy máu chất xám” khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc rơi vào tay những người không hiểu về thị trường. “Họ không có được trình độ chuyên môn như mấy năm trước”, một nhà giao dịch cấp cao chuyên về các sản phẩm phái sinh ở Hồng Kông nhận xét.
Theo nhà giao dịch trên, thực trạng này dẫn tới những chính sách sai lầm và phản tác dụng như chống các sản phẩm phái sinh và hoạt động bán khống “độc hại” mà một số người cho là khiến thị trường lao dốc nhanh hơn.
“Không phải là họ không thông minh. Điểm khác biệt ở đây là họ không có kinh nghiệm về tài chính”, một nhà điều hành quỹ lớn thường xuyên làm việc với CSRC nói.
Một quan chức đương nhiệm tại CSRC nói rằng các nhà điều hành đã không nhận thức được tính chất nguy hiểm từ sự gia tăng chóng mặt của hoạt động vay nợ để đầu cơ cổ phiếu, bất chấp đã có những lời cảnh báo nói rằng việc đó sẽ gây bất ổn cho thị trường.
Những sai lầm liên tiếp của CSRC đã khiến niềm tin của thị trường vào Chính phủ Trung Quốc bị sứt mẻ, đặc biệt là những người đã tin Bắc Kinh sẽ cứu thị trường và bằng niềm tin đó quay lại mua cổ phiếu. Chính phủ Trung Quốc đẫ bơm 900 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 140 tỷ USD, vào cổ phiếu, nhưng các chỉ số đã lao dốc mạnh trở lại sau một thời gian ngắn tạm dừng.
Từ mức đỉnh hồi tháng 6, chứng khoán Trung Quốc đến nay đã “bốc hơi” 4,5 nghìn tỷ USD vốn hóa, lớn hơn GDP của Đức.
Đợt can thiệp thị trường mạnh tay vừa qua cũng làm sức mẻ niềm tin vào lời hứa của Trung Quốc về cải cách tài chính. Giới phân tích không ngạc nhiên khi MSCI hoãn đưa thị trường Trung Quốc vào chỉ số tiêu chuẩn về các thị trường mới nổi - một động thái có thể giúp đưa hàng tỷ USD vốn ngoại vào chứng khoán Trung Quốc.
Những người từng làm ở CSRA nói rằng hầu hết các “hải quy” rời khỏi cơ quan này là do không gây được ảnh hưởng chính sách, có ít cơ hội thăng tiến, và lương thấp. Một số ra đi vì không hòa hợp được với đồng nghiệp.
Một số khác buộc phải nghỉ việc do ảnh hưởng từ chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc dẫn tới cắt giảm lương nhân sự cấp cao, cũng như một chiến dịch chống lại những người đã chuyển người thân và tài sản ra nước ngoài phòng trường hợp bị pháp luật sờ gáy.
“Họ có thể được trả cao hơn và chịu rủi ro ít hơn ở một nơi khác. Tại sao không đi chứ?”, ông Oliver Rui, giáo sư tài chính thuộc Trường Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc - Châu Âu ở Thượng Hải, phát biểu.