“Việt Nam đã chuẩn bị kỹ cho tình huống trên biển Đông”
Những nỗ lực của Việt Nam trong hiện đại hóa quân sự có thể đủ để giúp định hình hành vi của Trung Quốc trong tương lai
Theo tờ Wall Street Journal, từ lâu trước khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trên vùng biển Đông của Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu có sự chuẩn bị cho tình huống này.
Bài viết đăng trên trang nhất của tờ báo này từ tối ngày 9/5 tin rằng, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã quyết định, Việt Nam nên phản ứng trước sự cứng rắn ngày càng gia tăng của “người láng giềng phương Bắc” bằng cách đầu tư mạnh mẽ vào năng lực quân sự tân tiến, đặc biệt là hệ thống hải quân.
Cách làm này khiến Bắc Kinh có thể phải “nghĩ đi nghĩ lại” trước khi đe dọa các lợi ích của Việt Nam.
Lịch sử đã nhiều lần chứng kiến sự đối đầu quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc, gần đây nhất là cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Giờ đây, Việt Nam đã và đang nâng cao sức mạnh quân sự để chuẩn bị cho các cuộc đối đầu có thể xảy ra.
“Việt Nam đã đặt mua các thiết bị quân sự mới để ngăn cản Trung Quốc và để chứng tỏ, nếu Trung Quốc lấn tới, Việt Nam có khả năng khiến Trung Quốc phải trả giá”, ông Ian Storey, một chuyên gia cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận định.
Một đội tàu ngầm mới, bao gồm 6 tàu ngầm lớp Kilo nhập khẩu từ Nga, sẽ giữ vai trò trung tâm trong lực lượng quốc phòng của Việt Nam một khi những con tàu ngầm này đi vào hoạt động. Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam mới nhận bàn giao hai tàu ngầm và hai con tàu này hiện chưa được đưa vào hoạt động đầy đủ.
Phải thừa nhận rằng, so với Trung Quốc, sức mạnh quân sự của Việt Nam hiện kém hơn. Trung Quốc đang nhanh chóng hiện đại hóa các lực lượng vũ trang và có số lượng vượt xa Việt Nam trên nhiều phương diện, nhất là ở lực lượng hải quân.
Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, hải quân Trung Quốc sở hữu một đội gồm 60 tàu khu trục lớn nhỏ, chưa kể 35 tàu ngầm tấn công, mặc dù không phải tất cả số tàu này đều được giao nhiệm vụ ở biển Đông.
Tuy nhiên, Việt Nam có nhiều dạng thiết bị quân sự tiên tiến sẽ được giao hàng trong những năm tới, bên cạnh số tàu ngầm kể trên, Wall Street Journal đánh giá.
Trong số này, có 6 tàu khu trục Gepard 3.9 và 10 tàu tấn công nhanh Molniya mua từ Nga, chưa kể hai tàu hộ tống Sigma tối tân mua từ Hà Lan. Tất cả những con tàu này đều có tốc độ cao và có khả năng tàng hình trước radar, đồng thời được trang bị tên lửa đối hạm có khả năng đẩy lui tàu Trung Quốc muốn tiếp cận với các vùng nước mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Bên cạnh đó, phía Nga cũng đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng một cơ sở sản xuất tên lửa đối hạm ngay tại Việt Nam, đồng thời cung cấp cho không quân Việt Nam các máy bay chiến đấu Su-30MK2 hiện đại. Phía Trung Quốc cũng sử dụng loại chiến đấu cơ này.
Theo ông Tim Huxley, Giám đốc điều hành của viện nghiên cứu an ninh IISS-Asia, Việt Nam đang xem xét mua một số loại máy bay chiến đấu từ châu Âu, bao gồm dòng Eurofighter Typhoon và Gripen do hãng Saab của Thụy Điển sản xuất nhằm tăng cường sức mạnh không quân.
Việc bổ sung các loại chiến đấu cơ tân tiến của châu Âu có thể sẽ giúp Việt Nam có ưu thế quan trọng trước Trung Quốc - nước hiện không được mua trang thiết bị châu Âu do lệnh cấm vận vũ khí đã có từ lâu. Tuy vậy, Trung Quốc cũng đang phát triển loại máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của riêng mình.
Ông Huxley cho rằng, Việt Nam sẽ không xây dựng một kho vũ khí để chạy đua với Trung Quốc, nhưng những nỗ lực đầy cương quyết của Việt Nam trong hiện đại hóa quân sự có thể đủ để giúp định hình hành vi của Trung Quốc trong tương lai.
“Việt Nam là khách hàng nghiêm túc”, ông Huxley nói và nhấn mạnh rằng, các cuộc chiến tranh vệ quốc vẫn hiện rõ trong tâm trí của dân tộc Việt Nam.
Theo chuyên gia này, Bắc Kinh hiểu rằng, Việt Nam không thể cho phép bản thân bị xúc phạm trong vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia, “bởi thế Trung Quốc không thể chắc là vào thời điểm nào Việt Nam sẽ có phản ứng quân sự”. Sự thiếu chắc chắn này có thể đóng vai trò như một bàn đạp hãm đối với các hành động của Trung Quốc có khả năng dẫn tới sự trả đũa từ Việt Nam - theo ông Huxley.
Bài viết của Wall Street Journal nhìn nhận, việc Việt Nam tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với Trung Quốc không giống với lối đi của các quốc gia khác trong khu vực có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh. Chẳng hạn, Philippines đã kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế ở The Hague, Hà Lan, cáo buộc nước này vi phạm Công ước quốc tế về luật biển của Liên hiệp quốc (UNCLOS) trong các tuyên bố chủ quyền.
Có người đặt câu hỏi liệu việc Việt Nam tăng cường sức mạnh quân sự có đủ để chặn đứng hành động của Trung Quốc? “Việt Nam nên có những bước đi ngoại giao mạnh mẽ hơn. Có lẽ đây là lúc để Việt Nam kiện Trung Quốc lên Liên hiệp quốc”, ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, nói.
Tuy nhiên, ông Storey nói rằng, sự phủ nhận thẳng thừng của Trung Quốc đối với phiên tòa mà Liên hiệp quốc mở theo đề nghị của phía Philippines có thể sẽ thuyết phục Việt Nam về sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa sức mạnh quân sự, và mua thêm nhiều vũ khí mới.
“Những sự kiện giống như vụ giàn khoan HD-981 chắc chắn sẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hóa quân sự của Việt Nam’, ông Storey nói.
Bài viết đăng trên trang nhất của tờ báo này từ tối ngày 9/5 tin rằng, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã quyết định, Việt Nam nên phản ứng trước sự cứng rắn ngày càng gia tăng của “người láng giềng phương Bắc” bằng cách đầu tư mạnh mẽ vào năng lực quân sự tân tiến, đặc biệt là hệ thống hải quân.
Cách làm này khiến Bắc Kinh có thể phải “nghĩ đi nghĩ lại” trước khi đe dọa các lợi ích của Việt Nam.
Lịch sử đã nhiều lần chứng kiến sự đối đầu quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc, gần đây nhất là cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Giờ đây, Việt Nam đã và đang nâng cao sức mạnh quân sự để chuẩn bị cho các cuộc đối đầu có thể xảy ra.
“Việt Nam đã đặt mua các thiết bị quân sự mới để ngăn cản Trung Quốc và để chứng tỏ, nếu Trung Quốc lấn tới, Việt Nam có khả năng khiến Trung Quốc phải trả giá”, ông Ian Storey, một chuyên gia cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận định.
Một đội tàu ngầm mới, bao gồm 6 tàu ngầm lớp Kilo nhập khẩu từ Nga, sẽ giữ vai trò trung tâm trong lực lượng quốc phòng của Việt Nam một khi những con tàu ngầm này đi vào hoạt động. Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam mới nhận bàn giao hai tàu ngầm và hai con tàu này hiện chưa được đưa vào hoạt động đầy đủ.
Phải thừa nhận rằng, so với Trung Quốc, sức mạnh quân sự của Việt Nam hiện kém hơn. Trung Quốc đang nhanh chóng hiện đại hóa các lực lượng vũ trang và có số lượng vượt xa Việt Nam trên nhiều phương diện, nhất là ở lực lượng hải quân.
Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, hải quân Trung Quốc sở hữu một đội gồm 60 tàu khu trục lớn nhỏ, chưa kể 35 tàu ngầm tấn công, mặc dù không phải tất cả số tàu này đều được giao nhiệm vụ ở biển Đông.
Tuy nhiên, Việt Nam có nhiều dạng thiết bị quân sự tiên tiến sẽ được giao hàng trong những năm tới, bên cạnh số tàu ngầm kể trên, Wall Street Journal đánh giá.
Trong số này, có 6 tàu khu trục Gepard 3.9 và 10 tàu tấn công nhanh Molniya mua từ Nga, chưa kể hai tàu hộ tống Sigma tối tân mua từ Hà Lan. Tất cả những con tàu này đều có tốc độ cao và có khả năng tàng hình trước radar, đồng thời được trang bị tên lửa đối hạm có khả năng đẩy lui tàu Trung Quốc muốn tiếp cận với các vùng nước mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Bên cạnh đó, phía Nga cũng đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng một cơ sở sản xuất tên lửa đối hạm ngay tại Việt Nam, đồng thời cung cấp cho không quân Việt Nam các máy bay chiến đấu Su-30MK2 hiện đại. Phía Trung Quốc cũng sử dụng loại chiến đấu cơ này.
Theo ông Tim Huxley, Giám đốc điều hành của viện nghiên cứu an ninh IISS-Asia, Việt Nam đang xem xét mua một số loại máy bay chiến đấu từ châu Âu, bao gồm dòng Eurofighter Typhoon và Gripen do hãng Saab của Thụy Điển sản xuất nhằm tăng cường sức mạnh không quân.
Việc bổ sung các loại chiến đấu cơ tân tiến của châu Âu có thể sẽ giúp Việt Nam có ưu thế quan trọng trước Trung Quốc - nước hiện không được mua trang thiết bị châu Âu do lệnh cấm vận vũ khí đã có từ lâu. Tuy vậy, Trung Quốc cũng đang phát triển loại máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của riêng mình.
Ông Huxley cho rằng, Việt Nam sẽ không xây dựng một kho vũ khí để chạy đua với Trung Quốc, nhưng những nỗ lực đầy cương quyết của Việt Nam trong hiện đại hóa quân sự có thể đủ để giúp định hình hành vi của Trung Quốc trong tương lai.
“Việt Nam là khách hàng nghiêm túc”, ông Huxley nói và nhấn mạnh rằng, các cuộc chiến tranh vệ quốc vẫn hiện rõ trong tâm trí của dân tộc Việt Nam.
Theo chuyên gia này, Bắc Kinh hiểu rằng, Việt Nam không thể cho phép bản thân bị xúc phạm trong vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia, “bởi thế Trung Quốc không thể chắc là vào thời điểm nào Việt Nam sẽ có phản ứng quân sự”. Sự thiếu chắc chắn này có thể đóng vai trò như một bàn đạp hãm đối với các hành động của Trung Quốc có khả năng dẫn tới sự trả đũa từ Việt Nam - theo ông Huxley.
Bài viết của Wall Street Journal nhìn nhận, việc Việt Nam tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với Trung Quốc không giống với lối đi của các quốc gia khác trong khu vực có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh. Chẳng hạn, Philippines đã kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế ở The Hague, Hà Lan, cáo buộc nước này vi phạm Công ước quốc tế về luật biển của Liên hiệp quốc (UNCLOS) trong các tuyên bố chủ quyền.
Có người đặt câu hỏi liệu việc Việt Nam tăng cường sức mạnh quân sự có đủ để chặn đứng hành động của Trung Quốc? “Việt Nam nên có những bước đi ngoại giao mạnh mẽ hơn. Có lẽ đây là lúc để Việt Nam kiện Trung Quốc lên Liên hiệp quốc”, ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, nói.
Tuy nhiên, ông Storey nói rằng, sự phủ nhận thẳng thừng của Trung Quốc đối với phiên tòa mà Liên hiệp quốc mở theo đề nghị của phía Philippines có thể sẽ thuyết phục Việt Nam về sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa sức mạnh quân sự, và mua thêm nhiều vũ khí mới.
“Những sự kiện giống như vụ giàn khoan HD-981 chắc chắn sẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hóa quân sự của Việt Nam’, ông Storey nói.