Việt Nam ký kết 3 khoản vay và viện trợ gần 400 triệu USD với WB và ADB

Phương Nhi
Chia sẻ

Ngày 16/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tại Hà Nội, đã diễn ra lễ ký kết các hiệp định vay và viện trợ giữa Chính phủ Việt Nam với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)....

Lễ ký kết hiệp định vay và viện trợ giữa Việt Nam với Ngân hàng Thế giới (WB) về hai dự án là: "Dự án cải thiện môi trường nước tỉnh Bình Dương" và "Dự án phát triển hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam". Ảnh: Việt Tuấn.
Lễ ký kết hiệp định vay và viện trợ giữa Việt Nam với Ngân hàng Thế giới (WB) về hai dự án là: "Dự án cải thiện môi trường nước tỉnh Bình Dương" và "Dự án phát triển hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam". Ảnh: Việt Tuấn.

Buổi lễ ký kết có sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, đại diện hai ngân hàng WB và ADB, đại diện Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Quảng Trị, Phú Yên và đại diện Chủ đầu tư các dự án.

Các hiệp định này được ký kết nhằm triển khai ba dự án trọng điểm về cải thiện môi trường, phát triển hạ tầng giao thông và hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu tại một số địa phương của Việt Nam. Tổng giá trị các khoản vay và viện trợ được ký kết lần này lên đến gần 400 triệu USD.

Cụ thể, “Dự án cải thiện môi trường nước tỉnh Bình Dương” có tổng mức đầu tư 7.211 tỷ đồng, trong đó khoản vay từ WB thông qua nguồn vốn IBRD (nguồn vốn được hình thành từ vốn đóng góp của các nước thành viên và từ vốn vay trên thị trường vốn thông qua phát hành trái phiếu WB) chiếm 5.354 tỷ đồng (tương đương khoảng 230,76 triệu USD).

Dự án này sẽ do UBND tỉnh Bình Dương làm cơ quan chủ quản, nhằm xử lý ô nhiễm môi trường do nước thải đô thị tại ba thành phố gồm Thuận An, Dĩ An và Tân Uyên.

Nội dung đầu tư gồm xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải mới tại thành phố Tân Uyên, mở rộng mạng lưới thu gom và nâng công suất các nhà máy xử lý tại Thuận An và Dĩ An. Dự án cũng hướng đến nâng cao năng lực quản lý nước thải trên toàn tỉnh và tăng cường an ninh nguồn nước cho khu vực hạ lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, nơi cung cấp khoảng 40% lượng nước sinh hoạt cho TP. Hồ Chí Minh.

Tiếp theo là “Dự án phát triển hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam” có tổng mức đầu tư 3.901,6 tỷ đồng, trong đó vốn vay ưu đãi từ WB thông qua nguồn vốn IDA (nguồn vốn cho vay rất ưu đãi của Hiệp hội phát triển quốc tế thuộc nhóm WB) là 2.493,7 tỷ đồng ( khoảng 107,67 triệu USD).

Hiện nay, Bộ Xây dựng là cơ quan chủ quản của dự án. Mục tiêu chính là cải thiện hạ tầng giao thông đường thủy, giảm ùn tắc, tai nạn và chi phí vận tải hàng hóa. Dự án sẽ tập trung cải tạo hành lang vận tải Đông - Tây kết nối đồng bằng sông Cửu Long và hành lang Bắc - Nam nối khu vực Đông Nam Bộ với cụm cảng Cái Mép - Thị Vải.

Đồng thời, dự án cũng góp phần kết nối hai vùng kinh tế lớn này với Cảng Trung chuyển quốc tế Cần Giờ dự kiến được xây dựng tại cửa sông Thị Vải, qua đó tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo quốc phòng - an ninh tại các địa phương trong vùng.

Lễ ký kết hiệp định vay và viện trợ giữa Việt Nam với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho  "Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu - Dự án thành phần Quảng Trị và Phú Yên". Ảnh: Việt Tuấn.
Lễ ký kết hiệp định vay và viện trợ giữa Việt Nam với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho  "Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu - Dự án thành phần Quảng Trị và Phú Yên". Ảnh: Việt Tuấn.

Cuối cùng là “Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu - Dự án thành phần Quảng Trị và Phú Yên”.

Trong đó, Dự án thành phần tại tỉnh Phú Yên có tổng mức đầu tư 914,78 tỷ đồng (tương đương 39,41 triệu USD), trong đó vốn vay từ ADB theo nguồn OCR (nguồn vốn vay thông thường) là 29 triệu USD, viện trợ không hoàn lại là 1 triệu USD và phần vốn đối ứng là 9,41 triệu USD. UBND tỉnh Phú Yên là cơ quan chủ quản.

Dự án thành phần tại tỉnh Quảng Trị có tổng mức đầu tư đạt 921,7 tỷ đồng (tương đương 39,71 triệu USD), trong đó vốn vay từ ADB là 30 triệu USD và phần đối ứng là 9,71 triệu USD. Cơ quan chủ quản là UBND tỉnh Quảng Trị.

Cả hai hợp phần dự án này đều nhằm nâng cấp hạ tầng thiết yếu, cải thiện khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao chất lượng sống và phát triển bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số của hai địa phương này.

Việc ký kết các hiệp định vay và viện trợ lần này không chỉ khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, mà còn thể hiện vai trò tích cực của các đối tác phát triển như WB và ADB trong quá trình hỗ trợ Việt Nam ứng phó với những thách thức về môi trường, hạ tầng và biến đổi khí hậu.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con