Việt Nam sẽ nhanh chóng hồi phục khi dịch Covid-19 được kiểm soát

Minh Tú
Chia sẻ

Dù cho rằng thách thức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 vẫn còn rất lớn và hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống còn 6,1%, nhưng HSBC vẫn lạc quan về khả năng phục hồi của Việt Nam khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát…

Việt Nam sẽ nhanh chóng hồi phục khi dịch Covid-19 được kiểm soát
Việt Nam sẽ nhanh chóng hồi phục khi dịch Covid-19 được kiểm soát

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam vừa công bố, HSBC nhận định, tăng trưởng GDP quý 2 dù vẫn chưa đạt kỳ vọng của thị trường (HSBC: 6,7%; Bloomberg: 7,2%), nhưng mức 6,6% là mức tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, mức tăng trưởng GDP 6,6% của quý 2 phần nào che mờ những thách thức Việt Nam đang đối mặt, đó là làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4. Và hệ quả của đợt dịch này sẽ làm kinh tế Việt Nam chững lại ít nhất đến quý 3/2021.

HẠ DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG XUỐNG CÒN 6,1%

Nhìn vào thực tế, những thách thức Việt Nam gặp phải trong 6 tháng qua là đợt bùng dịch nặng nề nhất từ trước tới giờ. Tổng ca nhiễm Covid-19 vượt qua mốc 20.000 ca, trong đó 85% ca bệnh xuất hiện trong vòng hai tháng gần đây. Số ca mắc mới mỗi ngày vẫn tăng đều. Do đó, HSBC dự báo nền kinh tế sẽ còn chững lại ít nhất tới quý 3/2021.

Trong bối cảnh của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 vẫn đang diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu thuyên giảm, nhiều ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề.

 
"Mặc dù triển vọng tăng trưởng còn nhiều khó khăn, chúng ta có thể lạc quan về khả năng phục hồi của Việt Nam với mức tăng trưởng ước đạt 6,1% cho năm 2021".
 HSBC 

Dù ngành bán lẻ vẫn tăng trưởng tích cực ở mức 3,4% trong quý 2/2021 so với cùng kỳ năm trước, nhưng đó là do mức giá cơ sở thấp trong cùng kỳ năm ngoái. Nếu xét kỹ, tăng trưởng ngành bán lẻ trong quý 2/2021 đạt mức thấp nhất kể từ sau đợt giãn cách toàn xã hội trong quý 2/2020.

Thực tế, kể từ đợt bùng dịch Covid-19 thứ 4, số liệu tháng 5 và 6 cho thấy tăng trưởng bán lẻ giảm liên tiếp hai tháng so với cùng kỳ năm trước. Dữ liệu này phản ánh mức độ ảnh hưởng của đợt bùng dịch này nghiêm trọng hơn nhiều so với hai đợt trước. Nói chung, khả năng đi lại của người dân ở Việt Nam đã giảm mạnh khoảng 30% so với trước đại dịch, mức giảm cao thứ hai so với các nước ASEAN.

Ngoài ra, đợt bùng dịch này khiến điểm yếu của thị trường lao động càng trầm trọng thêm. Theo đánh giá chung, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 2,4% trong quý 1/2021 lên 2,6% trong quý 2/2021, với tổng số lượng việc làm giảm 65.000 so với quý trước, hoặc thấp hơn 9% so với trước đại dịch Khác với các nước phát triển đã áp dụng giải pháp trợ cấp tiền mặt trực tiếp cho hộ gia đình, những nước đang phát triển như Việt Nam có khả năng phải chờ một thời gian khá dài mới chứng kiến tiêu dùng trong nước tăng rõ rệt cho đến khi thị trường việc làm phục hồi hoàn toàn và bền vững.

Tuy nhiên, ngành dịch vụ là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đóng góp của ngành này cho tăng trưởng kinh tế giảm từ 45% trước đại dịch xuống còn khoảng 20% trong quý 2/2021. Các ngành liên quan đến du lịch, đặc biệt là vận tải và lưu trú, tiếp tục tình trạng ảm đạm.

Việt Nam đã nhanh chóng siết chặt biên giới hơn kể từ đợt bùng dịch gần đây, ngành hàng không đã bị ảnh hưởng rõ rệt với số lượng chuyến bay ở sân bay Hà Nội giảm 50% từ quý 1/2021. Đồng thời, ngành dịch vụ ăn uống cũng bị thu hẹp, nguyên nhân chủ yếu là do lệnh cấm bán hàng ăn uống tại chỗ tại các thành phố lớn.

Trong bối cảnh này, HSBC đã giảm mức dự báo tăng trưởng của năm 2021 từ 6,6% xuống 6,1%.

SỚM LẤY LẠI ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KHI COVID-19 ĐƯỢC KIỂM SOÁT

Trái ngược với nhu cầu trong nước chịu tác động rõ rệt, hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục bền vững đáng ngạc nhiên trong quý 2/2021. Xuất khẩu tăng 33% trong quý 2/2021 so với cùng kỳ năm trước, một phần là nhờ hiệu ứng cơ sở thuận lợi. Đáng lưu ý, Việt Nam vẫn hưởng lợi từ nhu cầu tăng cao đối với sản phẩm liên quan đến dịch bệnh, bao gồm điện tử và máy móc. Thêm vào đó, ngành sản xuất truyền thống giúp tăng trưởng xuất khẩu ổn định nhờ nhu cầu toàn cầu được cải thiện và lượng tiền lớn người tiêu dùng các nước phương Tây nhận được.

 
Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục bền vững đáng ngạc nhiên trong quý 2/2021 với xuất khẩu tăng 33% so với cùng kỳ năm trước, một phần là nhờ hiệu ứng cơ sở thuận lợi.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại lớn trong quý 2/2021 tương đương 4,3 tỷ USD. Thâm hụt cán cân thương mại lớn không nhất thiết là dấu hiệu suy giảm vị thế thương mại. Trong khi Việt Nam vươn mình trở thành một đầu mối sản xuất quan trọng của thế giới, hoạt động sản xuất trong nước đương nhiên đòi hỏi một khối lượng nhập khẩu lớn. Khi phần lớn hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian dùng trong sản xuất để xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu ổn định báo hiệu một chu kỳ xuất khẩu mạnh mẽ ổn định.

Mặc dù đã giảm dự báo tăng trưởng năm 2021 từ 6,6% xuống còn 6,1%, nhưng HSBC vẫn lạc quan về khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam. Vẫn còn đó nhiều yếu tố tích cực thuận lợi như tăng trưởng vốn FDI và việc mở rộng phát triển công nghệ toàn cầu. 

Dẫn chứng cho niềm tin này là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới tăng 13% trong nửa đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước, trong khi vốn FDI giải ngân tăng gần 7% so với cùng kỳ năm trước.

Thêm vào đó, Chính phủ Việt Nam đang tăng tốc tìm các nguồn vaccine để mua và triển khai tiêm phòng cho người dân. Dù hiện tại Việt Nam vẫn đang đi sau các nước trong khu vực về chích ngừa, chỉ khoảng 3% dân số đã được tiêm phòng ít nhất một mũi, nhưng từ tháng 7/2021 mỗi tuần sẽ có một triệu liều vaccine AstraZeneca về Việt Nam và 31 triệu liều BioNTech-Pfizer trong 6 tháng cuối năm 2021 thì từ nay đến cuối năm, Việt Nam sẽ nhận được 62,4 triệu liều, đủ để tiêm phòng cho 30% dân số.

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam vừa quyết định phê duyệt 320 triệu USD để đặt mua thêm 61 triệu liều vaccine nữa, đạt tỷ lệ hơn 60% dân số được tiêm vaccine phòng Covid-19 trong 2022.

Với những nỗ phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tìm nguồn vaccine tiêm phòng cho người dân, kỳ vọng Việt Nam sẽ sớm kiểm soát được dịch Covid-19 và nhanh chóng phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng theo như dự báo của HSBC.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con