Vĩnh Phúc tìm lời giải cho bài toán “khách thuê liên tục giục nhưng mặt bằng khu công nghiệp vẫn chưa xong”

Anh Nhi
Chia sẻ

Những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đơn giá đất và quy hoạch… đang khiến tiến độ đầu tư các khu công nghiệp mới của Vĩnh Phúc bị chậm trễ. Đây là vấn đề rất lớn, ảnh hưởng tới thu hút đầu tư, đặc biệt là những dự án quy mô lớn, do vậy Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông yêu cầu cần phải có giải pháp để tháo gỡ những nút thắt trên…

Hệ thống cây xanh, hồ nước được xây dựng dọc theo các phân khu tạo không khí trong lànhcho khu công nghiệp kiểu mẫu ở Vĩnh Phúc.
Hệ thống cây xanh, hồ nước được xây dựng dọc theo các phân khu tạo không khí trong lànhcho khu công nghiệp kiểu mẫu ở Vĩnh Phúc.

Là nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp thành công nhiều năm tại Vĩnh Phúc song ở thời điểm này, ông Trịnh Văn Quang, Giám đốc phát triển dự án Công ty Cổ phần Vina CPK – chủ đầu tư Khu công nghiệp Bá Thiện 2, đang lo lắng về những cơ hội bị đánh mất.

“Rất nhiều khách thuê tìm đến Bá Thiện 2 nhưng chúng tôi buộc lòng phải từ chối vì không có đất sạch để giao”, ông Quang nói.

Thực tế này, theo ông Quang, không chỉ ảnh hưởng đến nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp mà còn ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư của tỉnh nói chung.

NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG ĐẦU TƯ KHU CÔNG NGHIỆP

Điều đáng nói, thực tế này không chỉ xảy ra tại Khu công nghiệp Bá Thiện 2. Bà Đàm Thị Bích Ngọc, Giám đốc Công ty cổ phần Amane – chủ đầu tư Khu công nghiệp Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa, cho biết thực tế “khách liên tục giục mặt bằng để triển khai đầu tư nhưng khu công nghiệp chưa thể đáp ứng” đang dẫn đến sự lãng phí lớn cho cả doanh nghiệp, nhà đầu tư và địa phương. Trong đó, vướng mắc cơ bản hiện nay là công tác giải phóng mặt bằng, đơn giá đất và giao đất.

“Dự án của chúng tôi được ngân hàng cấp vốn từ lâu, phía ngân hàng cũng giục doanh nghiệp giải ngân nhưng không giải ngân được vì dự án không giải phóng được mặt bằng; sau khi giải phóng mặt bằng xong thì cũng chưa thể nộp tiền vào ngân sách vì chưa có đơn giá”, bà Ngọc nêu khó khăn.

Để thúc đẩy tiến độ dự án hạ tầng khu công nghiệp, đại diện Amane đề nghị tỉnh Vĩnh Phúc sớm giải quyết các vấn đề liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất và quy hoạch hạ tầng…

Ông Trịnh Văn Quang, Giám đốc phát triển dự án Công ty Cổ phần Vina CPK – chủ đầu tư Khu công nghiệp Bá Thiện 2, mong muốn chính quyền Vĩnh Phúc đồng hành với doanh nghiệp trong phát triển hạ tầng và thu hút đầu tư.
Ông Trịnh Văn Quang, Giám đốc phát triển dự án Công ty Cổ phần Vina CPK – chủ đầu tư Khu công nghiệp Bá Thiện 2, mong muốn chính quyền Vĩnh Phúc đồng hành với doanh nghiệp trong phát triển hạ tầng và thu hút đầu tư.

Theo ông Trịnh Văn Quang, một dự án hạ tầng khu công nghiệp để phát triển thành công cần nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng là nền tảng, còn năng lực của nhà đầu tư hạ tầng và sự đồng hành, quyết tâm của các cấp chính quyền địa phương là yếu tố tiên quyết.

Do vậy, để Vĩnh Phúc tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, tỉnh cần sớm triển khai, hoàn thiện các quy hoạch vùng, quy hoạch phân khu, quy hoạch phát triển khu công nghiệp và cụ thể hóa quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, làm cơ sở để các nhà đầu tư rà soát, xây dựng kế hoạch triển khai việc nghiên cứu, lập hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án các khu công nghiệp mới.

“Cùng với đó, giải quyết tốt các vấn đề về định giá đất, khung giá đất, giao đất cũng như phê duyệt cấp vốn cho các dự án tái định cư phục vụ cho dự án hạ tầng khu công nghiệp, tạo hành lang thuận lợi cho việc đẩy nhanh công tác đền bù, bồi thường, giải phóng mặt. Tiếp tục nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào khu công nghiệp, nhất là về điện, nước, nhà ở công nhân, giao thông công cộng…”, ông Quang đề xuất.

VẤN ĐỀ LỚN, CẦN THÁO GỠ NGAY

Chia sẻ tại Hội nghị “Phát triền bền vững khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc” được tổ chức mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông cho biết đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 29 khu công nghiệp được quy hoạch, trong đó có 17 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích là 3.142,96 ha.

Đáng chú ý, thu hút đầu tư trong các khu công nghiệp Vĩnh Phúc nhiều năm liên tiếp trở thành “điểm sáng” của cả nước. Thống kê cho thấy, trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD thuộc 20 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đến đầu tư.

Tuy vậy, theo Chủ tịch Trần Duy Đông, thực tiễn vừa qua, có chủ đầu tư hạ tầng phải nâng giá thuê đất đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, giảm năng lực cạnh tranh của tỉnh nói chung và giảm tính cạnh tranh trực tiếp của khu công nghiệp.

“Để kinh doanh có lãi, các chủ đầu tư hạ tầng đã cho thuê với giá khoảng 130-150 USD/m2, có dự án trên 170 USD/m2, giá thuê nhà xưởng trong khu công nghiệp bình quân khoảng 4-5 USD/m2/tháng; cao hơn mặt bằng chung một số tỉnh. Nên đã có những nhà đầu tư chuyển sang tỉnh khác, nước khác”, ông Đông nêu thực tế.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nêu nghịch lý trong khi nhiều khu công nghiệp có giá thuê rất cao thì tỷ lệ lấp đầu của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh lại thấp hơn bình quân cả nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nêu nghịch lý trong khi nhiều khu công nghiệp có giá thuê rất cao thì tỷ lệ lấp đầu của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh lại thấp hơn bình quân cả nước.

Mặt khác, tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp hiện nay thấp, chỉ đạt 44,62%, thấp hơn mức bình quân khoảng gần 70% của cả nước. Theo báo cáo diện tích đất theo quy hoạch của các khu công nghiệp đã được thành lập, nhưng chưa giải phóng mặt bằng được là 1.240 ha (trong đó đất công nghiệp là 867,68 ha), đất đã được giao nhưng chưa cho nhà đầu tư thứ cấp thuê là 437,5 ha (do chưa đảm bảo hạ tầng; chưa cho nhà đầu tư thứ cấp thuê,…). Điều này cho thấy do hạ tầng yếu, năng lực chủ đầu tư hạ tầng yếu.

“Trong khi đó quỹ đất sạch có thể cho thuê ngay hiện nay có khoảng 70 ha đất và nhà xưởng cho thuê. Như vậy, trường hợp xúc tiến đầu tư hoặc có nhà đầu tư cần quỹ đất sạch để đầu tư ngay là rất khó khăn. Đây là vấn đề rất lớn, cần phải có giải pháp để tháo gỡ”, ông Đông khẳng định.

Theo đó, Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành và các huyện, thành phố tập trung quyết liệt vào công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thường xuyên nắm bắt tình hình, kịp thời giải quyết cá khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, đưa các dự án vào hoạt động theo đúng kế hoạch, nhất là các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Tập trung giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc về xác định giá đất; nguồn đất san nền cho các dự án, đảm bảo kịp thời nhưng chặt chẽ, không để xảy ra sai sót. Cùng với đó, nghiên cứu, có chính sách mang tính dài hạn, ổn định trong hỗ trợ phát triển khu công nghiệp đối với nội dung thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện hỗ trợ các chủ đầu tư và thu hút các doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp hoạt động theo quy định.

“Theo đó, các cơ quan có lộ trình giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc hiện nay của các khu công nghiệp. Định kỳ hàng tháng/quý báo cáo kết quả giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các khu công nghiệp”, ông Đông nhấn mạnh.

 

Theo Nghị quyết 81 của Quốc hội về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số 368 của Thủ tướng Chính phủ quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng và Quyết định số 158 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục được xác định là một trong những tỉnh xây dựng vành đai công nghiệp Bắc Giang - Thái Nguyên - Vĩnh Phúc - Phú Thọ, trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của cả vùng; trung tâm công nghiệp vùng Thủ đô Hà Nội…

Trong thời kỳ tiếp theo, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục được xác định là một trong những tỉnh ưu tiên phát triển công nghiệp của cả nước, của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con