VMS 2017: “Cú hích” tiêu dùng ôtô cuối năm?
Kỳ triển lãm ôtô lớn nhất 2017 sắp diễn ra tại Tp.HCM đang được kỳ vọng sẽ trở thành một “cú hích” mạnh cho thị trường
Thị trường ôtô Việt Nam đã đi qua 6 tháng đầu năm với nhiều bất ổn dù đã bắt đầu tăng trưởng trong 2 tháng gần đây.
Tăng chưa xứng kỳ vọng
Theo báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), cộng dồn 6 tháng đầu năm 2017, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường đạt hơn 134.273 chiếc, sụt giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, tính riêng 2 tháng gần đây, sức mua ôtô đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu hồi phục với từng bước tăng trưởng. Cụ thể là trong tháng 5/2017, tổng sản lượng bán hàng ôtô trên toàn thị trường đạt 23.232 chiếc, tăng 6% so với tháng liền kề trước đó. Sang tháng 6/2017, sức mua ôtô tiếp tục tăng trưởng thêm 5%, đạt tổng cộng 24.365 chiếc.
Sẽ không có điều gì đáng để băn khoăn nếu chỉ nhìn thuần túy vào các con số thống kê nêu trên. Tuy nhiên, những diễn biến thực tế trên thị trường trong suốt giai đoạn nửa đầu năm lại khiến những người quan tâm đến ngành ôtô khó tránh khỏi lo lắng.
Tại thị trường ôtô Việt Nam, giá bán lẻ là một yếu tốt quan trọng và luôn có những tác động mạnh mẽ lên tổng sức mua nói chung và lên từng nhà sản xuất hay phân phối nói riêng.
Khác biệt là ở chỗ, ngay khi bước sang năm 2017, các hãng xe đã liên tiếp tung ra những đợt giảm giá và khuyến mại lớn chưa từng có. Thậm chí với một vài thương hiệu, chỉ tính trong khoảng một năm, chưa bao giờ giá bán lẻ của một mẫu xe phổ thông lại giảm đến mốc 100 triệu đồng như thời gian vừa qua.
Sau đợt “bão giá” này, tổ chức doanh nghiệp ôtô lớn nhất cả nước là VAMA đã khẳng định rằng hiện tại, giá bán lẻ bình quân của các loại xe phổ thông tại thị trường Việt Nam đã rất gần với mặt bằng giá của các thị trường trong khu vực. Đây cũng là một “hiện tượng” chưa từng xảy ra và nó đang xóa dần đi những so sánh về giá bán ôtô giữa Việt Nam và một số thị trường khác trên thế giới.
Thế nhưng, dù giá bán lẻ đã rất thấp song sức mua ôtô trên thị trường không vì thế mà tăng mạnh. Lực cản khiến sức mua không được như kỳ vọng cũng vẫn là câu chuyện giá bán.
Một thực tế khá rõ ràng là hiện nay, không ít nhiều tiêu dùng vẫn đang trông chờ vào một đợt giảm giá khác, một đợt giảm giá “bắt buộc” đến từ lộ trình giảm thuế ôtô nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á. Cụ thể là theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc (CBU) từ các nước nội khối sẽ giảm về 0% kể từ ngày 1/1/2018.
Vấn đề là ở chỗ, viễn cảnh về một đợt giảm giá theo ATIGA có xảy ra như hình dung của nhiều người tiêu dùng hay không. Bởi lẽ, để có thể hưởng mức thuế suất 0%, các loại ôtô nhập khẩu từ Đông Nam Á buộc phải đáp ứng ít nhất một điều kiện là tỷ lệ nội địa hóa nội khối ASEAN từ 40% trở lên. Chỉ một tiêu chí này đã không có nhiều mẫu xe có thể đáp ứng.
Bước ngoặt VMS 2017?
Đến thời điểm này, các hãng xe (trừ các thương hiệu hạng sang) vẫn đang nỗ lực để kích thích tiêu dùng ôtô, trước mắt là cho giai đoạn cuối năm. Và theo đánh giá của VAMA, kỳ triển lãm VMS 2017 dự kiến diễn ra vào đầu tháng 8 tại Tp.HCM nhiều khả năng sẽ tạo nên một bước ngoặt cho thị trường.
Lý do, theo những “úp mở” của nhiều hãng xe trước thềm triển lãm, là những yếu tố bị coi là lực cản khiến sức mua ôtô giai đoạn nửa đầu năm không tương xứng với kỳ vọng sẽ được giải quyết đáng kể ngay trong khuôn khổ triển lãm.
Trước hết là câu chuyện giá bán. Tại cuộc họp báo giới thiệu sự kiện VMS 2017 mới đây, đại diện ban tổ chức là VAMA cho biết các hãng xe tham gia sẽ cùng nhau áp dụng những mức giá bán lẻ thấp hơn so với hiện nay, ít nhất là giảm giá mang tính thời điểm.
“Giá bán bình quân hiện nay đã rất thấp nên chỉ cần giảm giá thêm một lần nữa, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi lớn, kể cả so với số ít mẫu xe có thể sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% từ 2018”, đại diện một hãng xe thuộc VAMA nhận định.
Cũng theo vị doanh nhân nước ngoài này, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi đáng kể nếu như mua xe lúc này, nhất là ngay trong triển lãm VMS 2017. Ngoài việc có thể mua với mức giá thấp, người tiêu dùng cũng sẽ tránh được nguy cơ có thể sẽ phải chịu một số loại thuế hoặc phí tăng lên kể từ năm tới.
Trên thực tế, thuế nhập khẩu chỉ là một bộ phận cấu thành giá bán lẻ của mỗi loại xe. Bên cạnh thuế là giá thành sản xuất, chi phí nhập khẩu, kho vận và cả các loại phí, lệ phí. Để loại bỏ những bất ổn do giảm thuế và chênh lệch thuế giữa các loại xe nhập khẩu có xuất xứ khác nhau, các hãng xe cũng phải cân đối danh mục sản phẩm và bài toán kinh doanh của mình và các cơ quan quản lý cũng sẽ có những biện pháp khắc phục.
Chẳng hạn, theo Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ của Chính phủ, kể từ năm 2018, các địa phương có thể tăng mức thu lệ phí trước bạ đối với mặt hàng ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi từ 10% như hiện tại lên mức 15%. Đối với Hà Nội, mức lệ phí trước bạ 12% hiện hành cũng có thể được điều chỉnh lên 17-18%. Lúc này, một số địa phương cũng bắt đầu rục rịch tính đến phương án điều chỉnh.
Câu chuyện tếp theo mà các hãng xe hứa hẹn sẽ giải quyết tại triển lãm VMS 2017 là sản phẩm. Thông thường, tại mỗi kỳ triển lãm, các hãng xe sẽ tận dụng để đưa về thị trường những mẫu xe mới. Và ở VMS 2017, dù chưa tiết lộ cụ thể song theo đại diện các hãng xe, danh mục sản phẩm mới thậm chí sẽ dày đặc hơn.
Bên cạnh đó, chủ đề chính của VMS 2017 nhấn mạnh đến yếu tố công nghệ và vì vậy, các mẫu xe xuất hiện tại triển lãm cũng sẽ được trang bị nhiều công nghệ mới nhất của ngành ôtô hiện nay.
Theo đại diện VAMA, trong bối cảnh mà kịch “bản giảm” giá xe nhập khẩu ASEAN khó được như kỳ vọng thì việc mua xe lúc này, nhất là tận dụng triển lãm VMS 2017 sẽ giúp người tiêu dùng cùng lúc hưởng nhiều lợi ích.
Tăng chưa xứng kỳ vọng
Theo báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), cộng dồn 6 tháng đầu năm 2017, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường đạt hơn 134.273 chiếc, sụt giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, tính riêng 2 tháng gần đây, sức mua ôtô đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu hồi phục với từng bước tăng trưởng. Cụ thể là trong tháng 5/2017, tổng sản lượng bán hàng ôtô trên toàn thị trường đạt 23.232 chiếc, tăng 6% so với tháng liền kề trước đó. Sang tháng 6/2017, sức mua ôtô tiếp tục tăng trưởng thêm 5%, đạt tổng cộng 24.365 chiếc.
Sẽ không có điều gì đáng để băn khoăn nếu chỉ nhìn thuần túy vào các con số thống kê nêu trên. Tuy nhiên, những diễn biến thực tế trên thị trường trong suốt giai đoạn nửa đầu năm lại khiến những người quan tâm đến ngành ôtô khó tránh khỏi lo lắng.
Tại thị trường ôtô Việt Nam, giá bán lẻ là một yếu tốt quan trọng và luôn có những tác động mạnh mẽ lên tổng sức mua nói chung và lên từng nhà sản xuất hay phân phối nói riêng.
Khác biệt là ở chỗ, ngay khi bước sang năm 2017, các hãng xe đã liên tiếp tung ra những đợt giảm giá và khuyến mại lớn chưa từng có. Thậm chí với một vài thương hiệu, chỉ tính trong khoảng một năm, chưa bao giờ giá bán lẻ của một mẫu xe phổ thông lại giảm đến mốc 100 triệu đồng như thời gian vừa qua.
Sau đợt “bão giá” này, tổ chức doanh nghiệp ôtô lớn nhất cả nước là VAMA đã khẳng định rằng hiện tại, giá bán lẻ bình quân của các loại xe phổ thông tại thị trường Việt Nam đã rất gần với mặt bằng giá của các thị trường trong khu vực. Đây cũng là một “hiện tượng” chưa từng xảy ra và nó đang xóa dần đi những so sánh về giá bán ôtô giữa Việt Nam và một số thị trường khác trên thế giới.
Thế nhưng, dù giá bán lẻ đã rất thấp song sức mua ôtô trên thị trường không vì thế mà tăng mạnh. Lực cản khiến sức mua không được như kỳ vọng cũng vẫn là câu chuyện giá bán.
Một thực tế khá rõ ràng là hiện nay, không ít nhiều tiêu dùng vẫn đang trông chờ vào một đợt giảm giá khác, một đợt giảm giá “bắt buộc” đến từ lộ trình giảm thuế ôtô nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á. Cụ thể là theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc (CBU) từ các nước nội khối sẽ giảm về 0% kể từ ngày 1/1/2018.
Vấn đề là ở chỗ, viễn cảnh về một đợt giảm giá theo ATIGA có xảy ra như hình dung của nhiều người tiêu dùng hay không. Bởi lẽ, để có thể hưởng mức thuế suất 0%, các loại ôtô nhập khẩu từ Đông Nam Á buộc phải đáp ứng ít nhất một điều kiện là tỷ lệ nội địa hóa nội khối ASEAN từ 40% trở lên. Chỉ một tiêu chí này đã không có nhiều mẫu xe có thể đáp ứng.
Bước ngoặt VMS 2017?
Đến thời điểm này, các hãng xe (trừ các thương hiệu hạng sang) vẫn đang nỗ lực để kích thích tiêu dùng ôtô, trước mắt là cho giai đoạn cuối năm. Và theo đánh giá của VAMA, kỳ triển lãm VMS 2017 dự kiến diễn ra vào đầu tháng 8 tại Tp.HCM nhiều khả năng sẽ tạo nên một bước ngoặt cho thị trường.
Lý do, theo những “úp mở” của nhiều hãng xe trước thềm triển lãm, là những yếu tố bị coi là lực cản khiến sức mua ôtô giai đoạn nửa đầu năm không tương xứng với kỳ vọng sẽ được giải quyết đáng kể ngay trong khuôn khổ triển lãm.
Trước hết là câu chuyện giá bán. Tại cuộc họp báo giới thiệu sự kiện VMS 2017 mới đây, đại diện ban tổ chức là VAMA cho biết các hãng xe tham gia sẽ cùng nhau áp dụng những mức giá bán lẻ thấp hơn so với hiện nay, ít nhất là giảm giá mang tính thời điểm.
“Giá bán bình quân hiện nay đã rất thấp nên chỉ cần giảm giá thêm một lần nữa, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi lớn, kể cả so với số ít mẫu xe có thể sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% từ 2018”, đại diện một hãng xe thuộc VAMA nhận định.
Cũng theo vị doanh nhân nước ngoài này, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi đáng kể nếu như mua xe lúc này, nhất là ngay trong triển lãm VMS 2017. Ngoài việc có thể mua với mức giá thấp, người tiêu dùng cũng sẽ tránh được nguy cơ có thể sẽ phải chịu một số loại thuế hoặc phí tăng lên kể từ năm tới.
Trên thực tế, thuế nhập khẩu chỉ là một bộ phận cấu thành giá bán lẻ của mỗi loại xe. Bên cạnh thuế là giá thành sản xuất, chi phí nhập khẩu, kho vận và cả các loại phí, lệ phí. Để loại bỏ những bất ổn do giảm thuế và chênh lệch thuế giữa các loại xe nhập khẩu có xuất xứ khác nhau, các hãng xe cũng phải cân đối danh mục sản phẩm và bài toán kinh doanh của mình và các cơ quan quản lý cũng sẽ có những biện pháp khắc phục.
Chẳng hạn, theo Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ của Chính phủ, kể từ năm 2018, các địa phương có thể tăng mức thu lệ phí trước bạ đối với mặt hàng ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi từ 10% như hiện tại lên mức 15%. Đối với Hà Nội, mức lệ phí trước bạ 12% hiện hành cũng có thể được điều chỉnh lên 17-18%. Lúc này, một số địa phương cũng bắt đầu rục rịch tính đến phương án điều chỉnh.
Câu chuyện tếp theo mà các hãng xe hứa hẹn sẽ giải quyết tại triển lãm VMS 2017 là sản phẩm. Thông thường, tại mỗi kỳ triển lãm, các hãng xe sẽ tận dụng để đưa về thị trường những mẫu xe mới. Và ở VMS 2017, dù chưa tiết lộ cụ thể song theo đại diện các hãng xe, danh mục sản phẩm mới thậm chí sẽ dày đặc hơn.
Bên cạnh đó, chủ đề chính của VMS 2017 nhấn mạnh đến yếu tố công nghệ và vì vậy, các mẫu xe xuất hiện tại triển lãm cũng sẽ được trang bị nhiều công nghệ mới nhất của ngành ôtô hiện nay.
Theo đại diện VAMA, trong bối cảnh mà kịch “bản giảm” giá xe nhập khẩu ASEAN khó được như kỳ vọng thì việc mua xe lúc này, nhất là tận dụng triển lãm VMS 2017 sẽ giúp người tiêu dùng cùng lúc hưởng nhiều lợi ích.