Vốn đầu tư trung tâm dữ liệu vào Đông Nam Á có nguy cơ giảm mạnh sau thành công của DeepSeek 

Hạ Chi
Chia sẻ

Các chuyên gia cảnh báo thành công của DeepSeek có khả năng làm giảm nhu cầu trung tâm dữ liệu và ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư khu vực Đông Nam Á, theo South Morning China… 

Hàng loạt cổ phiếu công nghệ của Mỹ đã giảm mạnh sau khi DeepSeek phát hành mô hình chatbot AI R1.
Hàng loạt cổ phiếu công nghệ của Mỹ đã giảm mạnh sau khi DeepSeek phát hành mô hình chatbot AI R1.

Công ty khởi nghiệp DeepSeek của Trung Quốc mới đây thiết kế thành công một mô hình ngôn ngữ với chi phí đào tạo chưa đến 6 triệu USD, chỉ bằng một phần nhỏ so với hàng tỷ USD mà các công ty tại Thung lũng Silicon đang chi để xây dựng các mô hình trí tuệ nhân tạo. 

Sự kiện này đã gây cú nổ lớn trong giới công nghệ, song đặc biệt dấy lên câu hỏi về sự cần thiết về việc đầu tư nhiều hơn vào các trung tâm dữ liệu. Dĩ nhiên, vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến Đông Nam Á, khu vực đang nhận được nhiều tài trợ để thiết lập các trung tâm dữ liệu quy mô lớn. 

Hàng loạt cổ phiếu công nghệ của Mỹ đã giảm mạnh sau khi DeepSeek phát hành chatbot AI R1 - sử dụng ít dữ liệu hơn và chi phí cũng rẻ hơn. Trong đó, cổ phiếu của Nvidia - nhà sản xuất các chip hàng đầu được sử dụng để đào tạo các mô hình AI bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nguyên nhân xuất phát từ việc các nhà đầu tư lo ngại sự chênh lệch lớn về chi phí phát triển giữa DeepSeek và các đối thủ lớn như OpenAI (được Microsoft hậu thuẫn) và Gemini của Google.

Đáng chú ý là DeepSeek sử dụng ít chip hơn so với đối thủ AMD của Nvidia, đặt ra câu hỏi lớn về tính hiệu quả của các khoản đầu tư khổng lồ vào trung tâm dữ liệu tại các quốc gia Đông Nam Á, vốn được kỳ vọng mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng tiêu tốn không ít tài nguyên. 

Adib Zalkapli, Giám đốc điều hành của Viewfinder Global Affairs, một công ty tư vấn về chính sách công và địa chính trị, nhận định: “Còn quá sớm để đánh giá liệu DeepSeek có thể thay đổi toàn bộ hệ sinh thái AI hay không. Nhưng những gì họ đạt được đã buộc các nhà đầu tư phải cân nhắc lại chiến lược của mình trong lĩnh vực này”.

Ông dự đoán: “Chúng ta sẽ chứng kiến nhiều cuộc cạnh tranh và những gián đoạn tương tự trong tương lai”.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội, Giám đốc điều hành OpenAI, Sam Altman, cho biết sự xuất hiện của DeepSeek như một đối thủ cạnh tranh mới đã “tiếp thêm năng lượng thực sự” cho OpenAI, khuyến khích công ty đẩy nhanh tốc độ phát triển.

Ngành công nghiệp trung tâm dữ liệu – cung cấp hạ tầng lưu trữ cho thương mại điện tử, điện toán đám mây, và khối lượng dữ liệu khổng lồ để huấn luyện các mô hình AI – đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ tại Đông Nam Á.

Các tập đoàn lớn như Nvidia, Microsoft, và Alphabet – công ty mẹ của Google – cùng với những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như ByteDance (chủ sở hữu TikTok), đã đầu tư đáng kể vào khu vực này.

Malaysia hiện dẫn đầu xu hướng bùng nổ trung tâm dữ liệu tại Đông Nam Á. Theo báo cáo từ công ty tư vấn bất động sản Knight Frank, quốc gia này được xếp hạng là điểm đến hàng đầu trong khu vực năm thứ hai liên tiếp vào năm 2024, với khoản đầu tư lên tới 141,7 tỷ ringgit (32,2 tỷ USD) vào trung tâm dữ liệu chỉ trong năm đó.

Phần lớn sự bùng nổ AI và nhu cầu về GPU được thúc đẩy bởi "Luật mở rộng quy mô", một khái niệm trong phát triển AI do các nhà nghiên cứu OpenAI đề xuất vào năm 2020. Khái niệm gợi ý rằng các hệ thống AI tốt hơn có thể được phát triển bằng cách mở rộng đáng kể lượng tính toán và dữ liệu để xây dựng một mô hình mới, đòi hỏi ngày càng nhiều chip.

Thế nhưng, sự thành công của mô hình chi phí thấp mà DeepSeek xây dựng có thể sẽ làm giảm nhu cầu đối với chip tiên tiến, nhà máy điện, và các trung tâm dữ liệu quy mô lớn. Điều này có khả năng ảnh hưởng đến giá trị của các khoản đầu tư khổng lồ vào lĩnh vực này ở Đông Nam Á.

Farlina Said, nhà phân tích cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Malaysia, cho rằng các quốc gia như Malaysia, vốn đã đặt cược vào ngành công nghiệp trung tâm dữ liệu, cần cân nhắc kỹ lưỡng cách ứng phó với những gián đoạn này dựa trên các mục tiêu phát triển cụ thể của mình.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con