Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong quý 1/2025 đạt gần 11 tỷ USD, tăng 34,7%

Anh Nhi
Chia sẻ

Báo cáo mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính) cho biết, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/3/2025 đã đạt 10,98 tỷ USD, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 34,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều thách thức…

Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng.

Cụ thể, trong quý 1/2025, có 850 dự án mới được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 4,33 tỷ USD, tăng 11,5% về số lượng dự án nhưng giảm 31,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2024. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký mới đạt 2,62 tỷ USD, chiếm 60,5% tổng vốn đăng ký cấp mới. Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 1,13 tỷ USD, chiếm 26,1%. Các ngành còn lại thu hút 581,5 triệu USD, chiếm 13,4%.

Xét về quốc gia và vùng lãnh thổ, Singapore dẫn đầu về vốn đầu tư mới với 1,32 tỷ USD, chiếm 30,5%. Tiếp theo là Trung Quốc (1,23 tỷ USD, chiếm 28,5%), Đài Loan (368,1 triệu USD, chiếm 8,5%), Nhật Bản (341,8 triệu USD, chiếm 7,9%), Hồng Kông (Trung Quốc) (310,2 triệu USD, chiếm 7,2%) và Quần đảo Virgin thuộc Anh (190,7 triệu USD, chiếm 4,4%).

Bên cạnh các dự án mới, vốn đăng ký điều chỉnh cũng ghi nhận sự tăng trưởng đột phá. Có 401 dự án đã được cấp phép từ trước đó đăng ký điều chỉnh tăng thêm vốn đầu tư với tổng giá trị 5,16 tỷ USD, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút tổng cộng 6,30 tỷ USD, chiếm 66,5% tổng vốn FDI đăng ký. Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 2,24 tỷ USD, chiếm 23,6%. Các ngành còn lại thu hút 943 triệu USD, chiếm 9,9%.

Hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Trong quý 1/2025, có 810 lượt góp vốn với tổng giá trị 1,49 tỷ USD, tăng 83,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 374 lượt góp vốn làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị 654,14 triệu USD và 436 lượt mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 835,31 triệu USD. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hình thức này với 487,6 triệu USD (32,7%), tiếp theo là hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với 337,2 triệu USD (22,7%).

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2025 ước đạt 4,96 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức vốn FDI thực hiện cao nhất trong quý 1/2025 của 5 năm trở lại đây. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm phần lớn với 4,05 tỷ USD (81,7%), tiếp theo là hoạt động kinh doanh bất động sản với 387,7 triệu USD (7,8%) và sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí với 193,3 triệu USD (3,9%).

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm.

Về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, trong ba tháng đầu năm 2025, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài ghi nhận sự tăng trưởng đột biến. Có 30 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 233,6 triệu USD, gấp 9,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, có 5 dự án điều chỉnh vốn tăng thêm 5,4 triệu USD, gấp 24,3 lần so với cùng kỳ.

Tính chung, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (cấp mới và điều chỉnh) đạt gần 239 triệu USD, gấp 9,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu bao gồm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (111,2 triệu USD, chiếm 46,5%), công nghiệp chế biến, chế tạo (65,6 triệu USD, chiếm 27,4%) và khai khoáng (41 triệu USD, chiếm 17,1%).

Trong quý 1/2025, có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư từ Việt Nam, trong đó Lào dẫn đầu với 139,7 triệu USD (58,4%), tiếp theo là Philippines (34,2 triệu USD, 14,3%), Indonesia (31,1 triệu USD, 13%), Quần đảo Virgin thuộc Anh (21,0 triệu USD, 8,8%) và Cuba (4,0 triệu USD, 1,7%).

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con