Vụ phá sản ngân hàng thương mại lớn nhất lịch sử nước Mỹ

Kiều Oanh
Chia sẻ

Ngân hàng Washington Mutual của Mỹ vừa bị cơ quan chức năng tiếp quản do không còn khả năng thanh khoản

Một văn phòng của WaMu ở New York - Ảnh: Bloomberg.
Một văn phòng của WaMu ở New York - Ảnh: Bloomberg.
Ngân hàng Washington Mutual (WaMu) của Mỹ vừa bị cơ quan chức năng của nước này tiếp quản do không còn khả năng thanh khoản. Đây là vụ phá sản ngân hàng thương mại lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

JPMorgan Chase ngay lập tức đã mua lại WaMu với giá 1,9 tỷ USD và trở thành ngân hàng thương mại lớn nhất nước Mỹ xét về số lượng tiền gửi của khách.

Chặng đường đi tới… phá sản

Cách đây ít giờ đồng hồ, Văn phòng Giám sát Tiết kiệm Mỹ (OTS) đã tiến hành các thủ tục đóng cửa ngân hàng tiết kiệm WaMu. “Do không còn đủ khả năng thanh khoản để thực hiện các nghĩa vụ của mình, WaMu ở trong tình trạng không an toàn để tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường”, OTS cho biết lý do của việc đóng cửa ngân hàng này.

Có lịch sử 119 năm,  tài sản lên tới 307 tỷ USD và 2.300 chi nhánh tại 15 bang, trước khi bị các nhà chức trách tiếp quản, WaMu là ngân hàng cho vay dưới chuẩn lớn thứ hai ở Mỹ, sau Wachovia, và là ngân hàng tiết kiệm lớn nhất ở Mỹ dưới sự giám sát của OTS.

Cũng theo OTS, sở dĩ WaMu lâm vào tình trạng bi đát như hiện nay là do tình trạng thua lỗ nặng nề ở danh mục cho vay cầm cố địa ốc và sự tháo chạy của các khách hàng gửi tiết kiệm. Từ ngày 15/9 tới nay, lượng tiền gửi mà khách rút khỏi WaMu đã là 16,7 tỷ USD, sau khi tình hình căng thẳng ở Phố Wall leo thang và có những thông tin về việc WaMu đang tìm đối tác mua lại.

Tính tới thời điểm bị đóng cửa, lượng tiền gửi của khách hàng trong WaMu đã giảm xuống còn 135 tỷ USD, so với mức 188 tỷ USD hồi cuối tháng 6.

WaMu “ra đi” trong bối cảnh xếp hạng tín nhiệm bị đánh tụt và giá cổ phiếu sụt giảm mạnh. Trong vòng 1 năm qua, giá cổ phiếu của WaMu đã sụt giảm tới 95%. Sau khi quyết định tiếp quản WaMu được FDIC công bố, giá cổ phiếu của ngân hàng này chỉ còn có 0,45 USD/cổ phiếu.

Giám đốc OTS John Reich nói: “Sự điều chỉnh sâu của thị trường địa ốc đã tác động lớn tới hoạt động cho vay địa ốc của WaMu và dẫn tới việc ngân hàng này thua lỗ 3 quý liên tiếp với tổng số tiền 6,1 tỷ USD”. Danh mục nợ bất động sản xấu của WaMu hiện có khả năng đem tới thêm cho ngân hàng này khoản thua lỗ 19 tỷ USD trong thời gian tới.

Cựu CEO mới bị sa thải cách đây chưa đầy 1 tháng của WaMu là Kerry Killinger gia nhập ngân hàng này vào năm 1982. Hai năm sau đó, ông trở thành Chủ tịch kiêm CEO của ngân hàng với 7 tỷ USD tài sản này.

Từ năm 1995 trở đi, Killinger đẩy mạnh hoạt động mua lại, với 17 vụ mua lại trong vòng 7 năm sau đó, nâng tổng tài sản của WaMu lên hơn 300 tỷ USD. Từ năm 1990 tới năm 2006, cổ phiếu của WaMu tăng giá tới 20 lần nhờ hoạt động cho vay địa ốc ăn nên làm ra, trong khi chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ tăng có 4 lần.

Sau đó, khủng hoảng địa ốc diễn ra và nợ xấu của WaMu vì thế cũng tăng vọt theo, rốt cuộc dẫn tới phá sản. Theo giới phân tích, CEO Alan Fishman mới nhậm chức của WaMu vẫn sẽ được nhận khoản tiền 11,6 triệu USD do gián đoạn hợp đồng và số tiền thường 7,5 triệu USD.

“Người hùng” JPMorgan Chase

Sau khi tiếp quản WaMu từ OTS, tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã tổ chức bán đấu giá lại các tài sản của ngân hàng này. Trong cuộc bán đấu giá này, JPMorgan Chase đã vượt lên 3 đối thủ khác, trả mức giá cao nhất là 1,9 tỷ USD cho toàn bộ lượng tiền gửi, tài sản và một số nghĩa vụ nợ nhất định của WaMu.

Cùng với việc thông báo quyết định mua lại nói trên, JPMorgan Chase cũng đã lên kế hoạch sẽ phát hành lượng cổ phiếu phổ thông trị giá 8 tỷ USD để huy động vốn.

OTS cho biết, việc bán lại WaMu cho JPMorgan Chases sẽ không ảnh hưởng gì tới khách hàng gửi tiền tiết kiệm và các khách hàng khác của WaMu. Các chi nhánh của các ngân hàng này sẽ mở cửa hoạt động bình thường trong ngày thứ Sáu theo giờ địa phương. Các khách hàng có tài khoản tiền gửi trong WaMu sẽ được FDIC bảo hiểm tối đa đối với 100.000 USD, số tiền vượt quá khoản này sẽ được JPMorgan Chase đảm bảo.

Những đối tượng có nguy cơ bị thiệt hại nặng nề nhất trong vụ sụp đổ của WaMu là cổ đông và các chủ nợ của ngân hàng này. Một công ty có tên TPG Inc hồi đầu năm đã có thỏa thuận rót lượng vốn 7 tỷ USD cho WaMu. Tới nay, lượng vốn đã chuyển cho WaMu là khoảng 2 tỷ USD và TPG coi như mất gần hết số tiền này.

Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay được JPMorgan Chase coi là một cơ hội thâu tóm tuyệt vời. Hồi tháng 3, chính JPMorgan Chase đã mua lại Bear Stearns bên bờ vực phá sản. Cũng trong tháng 3, JPMorgan Chase từng đề nghị mua lại WaMu nhưng bị CEO của WaMu từ chối.

Có thêm WaMu, JPMorgan Chase sẽ có tổng cộng 5.400 văn phòng với 900 tỷ USD tiền gửi, nhiều hơn bất kỳ ngân hàng thương mại nào ở Mỹ. Tuy nhiên, mua lại WaMu, JPMorgan Chase phải đương đầu với ít nhất 31 tỷ USD thua lỗ. Đồng thời, JPMorgan Chase cũng sẽ phải đóng cửa một số văn phòng ở các địa phương mà trước đây JPMorgan Chase cạnh tranh với WaMu.

Theo Chủ tịch FDIC Sheila Bair, với việc bán lại WaMu nhanh gọn cho JPMorgan Chase, quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC hầu như không tổn hại gì. Nếu JPMorgan Chase không mua lại WaMu, chắc chắn số lỗ 31 tỷ USD nói trên sẽ đổ xuống FDIC, đe dọa nghiêm trọng tới quỹ bảo hiểm của cơ quan này.

Phải hành động gấp

Theo bà Bair, thông thường, OTS thường đóng cửa các ngân hàng vỡ nợ vào tối thứ Sáu sau khi các chi nhánh đã ngừng hoạt động, nhưng việc rò rỉ tin đồn về sự phá sản của WaMu đã buộc các nhà chức trách Mỹ phải hành động sớm hơn một ngày.

Vụ phá sản của WaMu là diễn biến lớn mới nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Tính tới thời điểm này, cuộc khủng hoảng đã khiến ngân hàng đầu tư Lehman Brothers phá sản, Bear Stearns và Merrill Lynch bị bán lại, Goldman Sachs và Morgan Stanley buộc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh sang tập đoàn ngân hàng đa chức năng.

Ba đại gia tài chính khác đã bị Chính phủ Mỹ tiếp quản là Fannie Mae, Freddie Mac và AIG.Thêm vào đó, cùng với vụ phá sản của WaMu, số ngân hàng thương mại của Mỹ lâm vào cảnh phá sản đã lên tới 13.

Trước vụ phá sản của WaMu, vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử ở Mỹ là vụ đổ vỡ của ngân hàng Continental Illinois National Bank & Trust Co. có tài sản 40 tỷ USD ở thời kỳ khủng hoảng tiết kiệm và cho vay thập niên 1980. Các nhà chức trách Mỹ cũng phải tiếp quản ngân hàng này, và đó là ngân hàng đầu tiên mà Chính phủ Mỹ coi là “quá lớn để đổ vỡ”.

Trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra, trước vụ phá sản của WaMu, phải kể đến vụ phá sản của IndyMac với tài sản 32 tỷ USD. FDIC cũng đã tiếp quản ngân hàng này hồi tháng 7 vừa qua.

(Theo CNN, Bloomberg, New YorkTimes)

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con