Vụ "vẽ” dự án để chiếm đoạt hơn 347 tỷ đồng: Chưa rõ dấu vết dòng tiền

Đỗ Mến
Chia sẻ

Việc truy tố đối với Hoàng Văn Cường là diễn biến mới vì đây là “mắt xích” trong vụ án Lê Hồng Bàng (cựu giám đốc CTCP Sàn bất động sản Việt Nam) lừa đảo chiếm đoạt hơn 347 tỷ đồng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố đối với Hoàng Văn Cường (SN 1960, cựu giám đốc CTCP đầu tư phát triển xây dựng thương mại Cường Thịnh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

THỦ ĐOẠN "VẼ" DỰ ÁN ĐỂ CHIẾM ĐOẠT TIỀN

Theo cáo trạng, năm 2008-2009, Lê Hồng Bàng đã ký các hợp đồng liên doanh đầu tư, kinh doanh dự án nhà ở với Công ty Hoàng Hà do Hà Tuấn Linh làm giám đốc và Công ty Cường Thịnh do Hoàng Văn Cường làm giám đốc.

Thực chất, các công ty này đều không có khả năng về tài chính, không đủ điều kiện và đăng ký kinh doanh đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để kinh doanh.

Trong thời gian từ tháng 2-7/2009, các đối tượng đã bàn nhau ký hợp đồng liên doanh để tạo dựng tên các dự án nhà ở là dự án 683, dự án Lộc Hòa, dự án Cửu Long, dự án Phương Đông trên địa bàn xã Minh Khai, huyện Từ Liêm (nay là quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Trên thực tế, cả 4 dự án trên chưa được phê duyệt quy hoạch, chưa chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở, chưa phê duyệt chủ đầu tư, chưa có quyết định giao đất làm dự án…

Tuy nhiên, các đối tượng tạo dựng hồ sơ pháp lý giả, ký các hợp đồng liên danh để tạo dựng tên các dự án, thuê làm bản vẽ thiết kế dự án để phân lô và ghi rõ chủ đầu tư là Công ty Sàn bất động sản Việt Nam, Công ty Cường Thịnh, Công ty Hồng Hà.

Sau đó, các đối tượng quảng bá dự án, mua đất nông nghiệp của một số hộ dân để san lấp mặt bằng trái phép để bị hại tin tưởng là có dự án thật và đang triển khai. Nhiều người đồng ý nộp tiền dưới hình thức “hợp đồng vay vốn”, đặt cọc để đăng ký mua căn hộ, thực chất là mua bán lô đất.

Với thủ đoạn trên, từ tháng 3-7/2009, Lê Hồng Bàng đã ký 758 hợp đồng vay vốn với 397 người và chiếm đoạt hơn 347 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, Cường và Linh bỏ trốn. Năm 2018, ông Bàng nhận mức án tù chung thân. Ngày 27/10/2021, Cường ra đầu thú. Hiện nay, cơ quan công an đang truy nã đối với Hà Tuấn Linh và Đặng Hoàng Duy (cổ đông Công ty Hoàng Hà).

Tại cơ quan điều tra, Cường khai nhận đã tạo dựng 2 dự án với Bàng là dự án Khu nhà ở 683 và dự án Lộc Hòa. Cường biết dự án này không có thật nhưng vẫn triển khai lập dự án, thu tiền của các bị hại. Cường thừa nhận cầm 2,5 tỷ đồng Bàng chuyển cho để chi phí vào hoạt động công ty.

Ngoài ra, từ tháng 6-7/2000, Cường ký 36 phiếu thu tiền của 25 khách hàng có nhu cầu mua đất dưới hình thức hợp đồng vay vốn rồi chiếm đoạt 46,2 tỷ đồng.

Hiện nay có 15 khách hàng làm việc với cơ quan công an. Họ khai thông qua các đối tượng môi giới hoặc các mối quan hệ xã hội nên biết đến dự án Lộc Hòa do Công ty Cường Thịnh là chủ đầu tư. Khi các bị hại đến trụ sở công ty thì được nhân viên tư vấn và cho xem bản đồ quy hoạch chi tiết khu nhà ở tỷ lệ 1/500 để chọn căn hộ.

Còn 10 bị hại khác, công an xác minh thì có người không có mặt tại địa chỉ trên phiếu thu, có bị hại không đủ thông tin để xác minh.

Cơ quan tố tụng xác định, tổng số tiền Cường chiếm đoạt cho các bị hại là hơn 48,7 tỷ đồng.

DÒNG TIỀN 162 TỶ ĐỒNG ĐI ĐÂU?

Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều ra đã thu tài liệu tại bộ phận kế toán của Công ty Sàn bất động sản Việt Nam liên quan đến việc chi số tiền đã thu của những người đăng ký mua căn hộ.

Theo sổ sách có chứng từ Công ty Cường Thịnh chi tạm ứng cho Đoàn Văn Kim để trả tiền nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp tại xã Minh Khai, huyện Từ Liêm. Căn cứ vào giấy biên nhận tiền và lời khai của 33 hộ dân, số tiền Kim đã chuyển cho họ là hơn 21,3 tỷ đồng.

Các hộ dân đã chi tiêu hết số tiền đã nhận, không có khả năng giao nộp lại tiền cho cơ quan điều tra.

Ngoài ra, trong vụ án còn có số tiền 162 tỷ đồng. Theo bản kết luận điều tra năm 2010 nhận định Cường chỉ đạo Đặng Hoàng Duy (hiện đang bị truy nã) đến Công ty Sàn bất động sản Việt nam nhận 162 tỷ đồng từ Lê Hồng Bàng. Đây là số tiền nằm trong 347 tỷ đồng do Bàng chiếm đoạt của các bị hại.

Cường khai không biết số tiền này Duy sử dụng như thế nào và hiện nay, chưa có lời khai của Duy để làm rõ việc sau khi nhận tiền, Duy có đưa về cho Công ty Cường Thịn

h không. Còn ông Lê Hồng Bàng không nhớ chi tiết việc giao nhận tiền. Do đó, cơ quan điều tra xác định chưa đủ căn cứ Cường đồng phạm với Bàng chiếm đoạt 162 tỷ đồng. Công an tách phần tài liệu này để tiếp tục xử lý sau.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con