Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Dàn nhạc thiếu nhạc trưởng
Vẫn có thể nghĩ đến 1,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong năm 2010, dù các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn
Vẫn có thể nghĩ đến 1,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong năm 2010, dù các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn.
Đó là nhận định của ông Lưu Duy Dần, Phó chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, về triển vọng xuất khẩu của mặt hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian tới.
Cột mốc 1 tỷ USD
Ông Dần dẫn chứng, những năm qua, mặt hàng này luôn có mức tăng trưởng khá cao, bình quân khoảng 20%/năm, lọt vào top 10 mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao của cả nước. Bộ Công Thương cũng đánh giá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu rất lớn của Việt Nam.
Trong năm 2008, mặc dù ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch ngành hàng này thu về vẫn đạt gần 1 tỷ USD. Năm 2009, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, theo dự báo xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, trong đó có sản phẩm thủ công mỹ nghệ sang các thị trường có xu hướng tăng trưởng trở lại. Do đó, kim ngạch mà sản phẩm này mang về sẽ đạt mức trên 1 tỷ USD, ông Dần ước tính.
Hiện hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia trên thế giới, với các thị trường truyền thống là Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
Thêm nữa, Việt Nam và một số nước ASEAN đang đàm phán với EU về hiệp định thương mại tự do. Nếu hiệp định sớm được thông qua, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam có thể sẽ được tiếp thêm sức mạnh khi vào thị trường này.
Vẫn mạnh ai nấy làm
So với một số ngành xuất khẩu khác như da giày, dệt may..., tuy kim ngạch của hàng thủ công mỹ nghệ chưa cao, nhưng tỷ trọng ngoại tệ thực thu của ngành lại rất lớn, do nguyên liệu nhập khẩu chỉ chiếm từ 3-3,5% giá trị xuất khẩu.
Trong khi đó, các ngành khác do nguyên liệu chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, nên giá trị thực thu về cho đất nước nhiều khi chỉ chiểm tỷ trọng 5-20% trong tổng kim ngạch.
Thêm nữa, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ còn có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi, người già, trẻ nhỏ góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.
Thống kê cho thấy, hiện cả nước có trên 1.400 làng nghề thủ công mỹ nghệ, tạo việc làm cho khoảng 70.000 lao động, sản xuất trên 300 chủng loại hàng với bốn nhóm chính là: mây, tre, cói, lá, thảm; gốm sứ; thêu, ren, dệt; sản phẩm đá và kim loại quý.
Song, các làng sản xuất hàng thủ công mỹ nghề trên cả nước vẫn rất manh mún, phát triển nhưng thiếu định hướng, nên chủ yếu mạnh ai nấy làm. “Nói cách khác, vẫn đang thiếu một nhạc trưởng trong quy hoạch, phát triển làng nghề”, ông Dần nhìn nhận.
Điều này đã góp phần khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thiếu vốn, ít có điều kiện áp dụng công nghệ mới, mẫu mã chậm cải tiến…, dẫn tới sản phẩm khó tiếp cận trực tiếp với các thị trường lớn và thường phải thông qua các trung gian thương mại.
Do vậy, để đạt được mục tiêu 1,5 tỷ USD vào năm 2010, ông Dần cho rằng vẫn rất cần có sự chuyển biến mạnh mẽ trong quy hoạch nguồn nguyên liệu, nhân lực và tăng cường xúc tiến thương mại.
Đó là nhận định của ông Lưu Duy Dần, Phó chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, về triển vọng xuất khẩu của mặt hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian tới.
Cột mốc 1 tỷ USD
Ông Dần dẫn chứng, những năm qua, mặt hàng này luôn có mức tăng trưởng khá cao, bình quân khoảng 20%/năm, lọt vào top 10 mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao của cả nước. Bộ Công Thương cũng đánh giá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu rất lớn của Việt Nam.
Trong năm 2008, mặc dù ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch ngành hàng này thu về vẫn đạt gần 1 tỷ USD. Năm 2009, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, theo dự báo xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, trong đó có sản phẩm thủ công mỹ nghệ sang các thị trường có xu hướng tăng trưởng trở lại. Do đó, kim ngạch mà sản phẩm này mang về sẽ đạt mức trên 1 tỷ USD, ông Dần ước tính.
Hiện hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia trên thế giới, với các thị trường truyền thống là Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
Thêm nữa, Việt Nam và một số nước ASEAN đang đàm phán với EU về hiệp định thương mại tự do. Nếu hiệp định sớm được thông qua, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam có thể sẽ được tiếp thêm sức mạnh khi vào thị trường này.
Vẫn mạnh ai nấy làm
So với một số ngành xuất khẩu khác như da giày, dệt may..., tuy kim ngạch của hàng thủ công mỹ nghệ chưa cao, nhưng tỷ trọng ngoại tệ thực thu của ngành lại rất lớn, do nguyên liệu nhập khẩu chỉ chiếm từ 3-3,5% giá trị xuất khẩu.
Trong khi đó, các ngành khác do nguyên liệu chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, nên giá trị thực thu về cho đất nước nhiều khi chỉ chiểm tỷ trọng 5-20% trong tổng kim ngạch.
Thêm nữa, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ còn có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi, người già, trẻ nhỏ góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.
Thống kê cho thấy, hiện cả nước có trên 1.400 làng nghề thủ công mỹ nghệ, tạo việc làm cho khoảng 70.000 lao động, sản xuất trên 300 chủng loại hàng với bốn nhóm chính là: mây, tre, cói, lá, thảm; gốm sứ; thêu, ren, dệt; sản phẩm đá và kim loại quý.
Song, các làng sản xuất hàng thủ công mỹ nghề trên cả nước vẫn rất manh mún, phát triển nhưng thiếu định hướng, nên chủ yếu mạnh ai nấy làm. “Nói cách khác, vẫn đang thiếu một nhạc trưởng trong quy hoạch, phát triển làng nghề”, ông Dần nhìn nhận.
Điều này đã góp phần khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thiếu vốn, ít có điều kiện áp dụng công nghệ mới, mẫu mã chậm cải tiến…, dẫn tới sản phẩm khó tiếp cận trực tiếp với các thị trường lớn và thường phải thông qua các trung gian thương mại.
Do vậy, để đạt được mục tiêu 1,5 tỷ USD vào năm 2010, ông Dần cho rằng vẫn rất cần có sự chuyển biến mạnh mẽ trong quy hoạch nguồn nguyên liệu, nhân lực và tăng cường xúc tiến thương mại.