Xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ: Thị trường dễ tính nhưng khó giữ

Vũ Khuê
Chia sẻ

Ấn Độ đang bắt đầu trồng thanh long ở một số địa phương, doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh lẫn nhau tại thị trường Ấn Độ… là những thách thức mới cho trái thanh long Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường hơn tỷ dân này...

Thanh long Việt Nam có tiềm năng tại Ấn Độ
Thanh long Việt Nam có tiềm năng tại Ấn Độ

Ấn Độ với 1,3 tỷ dân là thị trường tiêu thụ lớn, được Bộ Công Thương đánh giá là tiềm năng để phát triển xuất khẩu thanh long.

THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG NHƯNG ĐẦY THÁCH THỨC

Ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ cho rằng, Ấn Độ đang trở thành đối tác đầy tiềm năng của trái cây Việt Nam. Bởi gần 60% người dân của Ấn Độ ăn chay chủ yếu rau quả, trái cây. Tính trung bình mỗi người dân Ấn Độ ăn 3 kg trái cây trong một tháng, tính một năm cả nước Ấn Độ tiêu thụ 48 triệu tấn trái cây.

Thống kê cho thấy, trong vòng 5 năm qua xuất khẩu thanh long từ Việt Nam sang Ấn Độ tăng 10 lần, từ 1 triệu USD năm 2015 tăng lên 10 triệu USD năm 2020. Thị phần thanh long của Việt Nam tăng mạnh, từ 26% lên 52% trong giai đoạn 5 năm qua. Điều này chứng tỏ đây là thị trường rất tiềm năng cho trái thanh long Việt Nam.

 
Trong vài năm qua, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ đã liên tục quảng bá thanh long của Việt Nam, tổ chức nhiều hội chợ - triển lãm chuyên đề. Chính điều này đã mang lại kết quả tích cực.

Hiện nay do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây cản trở đến khâu vận chuyển nên xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ gặp khó khăn. Vì vậy, ông Châu khuyến nghị, chúng ta cần tính toán ngay sau khi đại dịch kết thúc để việc xuất khẩu thanh long được tiến hành. 

Trước mắt lúc này, theo ông Châu, chúng ta cần tìm được nguồn nhập, tăng cường giao lưu, tuyên truyền quảng bá quả thanh long.

Tuy nhiên, ông Châu cho biết có vấn đề mới nảy sinh, đó là Ấn Độ đã bắt đầu trồng thanh long ở một số địa phương, thậm chí những lãnh đạo cao cấp cũng tuyên truyền thanh long như trái cây gốc của họ. Đồng thời, Ấn Độ cũng đã đề nghị phía Việt Nam chuyển giao công nghệ trồng thanh long. Đây là thách thức khá lớn với những người trồng thanh long của Việt Nam.

Hiện nay xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ còn khá khiêm tốn. Song nếu không xuất khẩu được thì người trồng thanh long ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thậm chí dẫn tới cả hậu quả xã hội. "Dù kim ngạch còn khá nhỏ nhưng xuất khẩu thanh long đóng vai trò rất quan trọng trong kinh tế, xã hội ý nghĩa chính trị", ông Châu nhận định.

DOANH NGHIỆP VIỆT TỰ LÀM KHÓ NHAU

Theo ông Bùi Trung Thướng, Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, cơ bản thị trường Ấn Độ là dễ tính nhưng để giữ được thị trường rất khó.

Hơn nữa, câu chuyện đáng buồn, trong thời gian qua tính đoàn kết của doanh nghiệp Việt Nam chưa được nâng cao. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh về giá, về khách hàng… ảnh hưởng tới uy tín của trái thanh long Việt Nam.

"Có doanh nghiệp đối tác đang mua với giá ổn định, doanh nghiệp mới Việt Nam nhảy vào chào giá thấp hơn. Thị trường Ấn Độ rộng lớn, doanh nghiệp Việt Nam nhỏ bé nên cần đoàn kết mới chiến thắng được”, ông Thướng nhấn mạnh.

 
Cùng với việc tuân thủ quy định an toàn vệ sinh thực phẩm, doanh nghiệp Việt Nam cần phải hết sức chú ý đến vấn đề bao bì, nhãn mác sản phẩm. Bởi hiện nay, nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đều là bao bì của Trung Quốc. 

Đặc biệt, sau đại dịch các thị trường sẽ khó khăn do nhu cầu yếu, nên cạnh tranh là tất yếu đòi hỏi doanh nghiệp cần đổi mới. Bên cạnh xuất khẩu thanh long tươi cần cả các sản phẩm chế biến từ thanh long, đưa công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản để xuất khẩu. Đây là điều tiên quyết để phát triển thị trường.

Thúc đẩy đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối tại Ấn Độ cũng cần được quan tâm. Vì hiện nay chúng ta vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp nhập khẩu.

Mặt khác, khi làm ăn với đối tác Ấn Độ, doanh nghiệp cần quan tâm tới phương thức thanh toán, tránh rủi ro.

Bà Huỳnh Thuý Vy, Hội người Việt Nam tại Ấn Độ lưu ý có ba hình thức thanh toán chủ yếu tại Ấn Độ: đặt cọc 30% khi ký kết hợp đồng mua bán sau đó thanh toán 70% khi đã có bản copy chứng từ gửi vào email; thanh toán cọc 30% khi ký kết hợp đồng mua bán sau khi nhận được hàng, kiểm tra và thanh toán 70% còn lại sau 5-7 ngày; 100% trả sau sau 5-7 ngày khi người mua nhận được hàng, kiểm tra chất lượng hàng hoá.

“Phương pháp thứ 2 là phù hợp với cả 2 bên nhất. Nếu thanh toán 100% sau khi nhận hàng thì khi đó chất lượng hàng hoá không được như ban đầu nên dễ xảy ra tranh chấp”, bà Vy khuyến cáo.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con