Xuất khẩu tôm khó đạt mục tiêu 10 tỷ USD

Chương Phượng
Chia sẻ

Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu tôm đứng thứ hai thế giới, chiếm 13 - 14% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn cầu. Tuy nhiên, đến thời điểm này có thể khẳng định mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD đề ra trong Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 là khó thực hiện được...

Xuất khẩu tôm đặt mục tiêu 4-4,3 tỷ USD năm 2024
Xuất khẩu tôm đặt mục tiêu 4-4,3 tỷ USD năm 2024

Theo ước tính của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), xuất khẩu tôm tháng 5/2024 đạt 361 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu tôm 5 tháng đầu năm 2024 lên 1,335 tỷ USD. Năm 2024, ngành tôm phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 4 - 4,3 tỷ USD.

MỤC TIÊU 10 TỶ USD TRỞ NÊN XA VỜI

Việt Nam là một trong 5 quốc gia sản xuất tôm lớn nhất thế giới (cùng với Ecuado, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia). Năm quốc gia này cung ứng 74% sản lượng tôm cho toàn cầu.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện diện tích nuôi tôm của cả nước đạt 737.000 ha. Sản lượng tôm thu hoạch trong 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt 372 nghìn tấn (trong đó sản lượng tôm nuôi ước 329 nghìn tấn, còn lại là tôm đánh bắt trên biển), tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu tôm khó đạt mục tiêu 10 tỷ USD  - Ảnh 1

Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 79/QĐ-TTg ngày 18/1/2018 đề ra mục tiêu đến năm 2025, tổng diện tích nuôi tôm cả nước sẽ đạt 750 nghìn ha, sản lượng đạt trên 1 triệu tấn, giá trị xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD.

Diện tích nuôi tôm của Việt Nam đã tăng từ mức 644 nghìn ha năm 2012 lên 737 nghìn ha năm 2022; sản lượng tôm thu hoạch từ mức 463 nghìn tấn năm 2012 lên 1 triệu tấn năm 2022. Nhìn tổng thể, ngành nuôi tôm đã đạt được mục tiêu về diện tích và sản lượng. Thế nhưng giá trị xuất khẩu tôm gần như “dậm chân tại chỗ” từ năm 2018 đến nay.

Cụ thể: năm 2017 đạt 3,7 tỷ USD; năm 2018 là 3,55 tỷ USD; năm 2019 là 3,38 tỷ USD; năm 2020 là 3,69 tỷ USD; năm 2021 đạt 3,88 tỷ USD. Năm 2022, xuất khẩu tôm lập kỷ lục với 4,3 tỷ USD. Tuy nhiên đến năm 2023, xuất khâu tôm chỉ còn 3,38 tỷ USD, giảm 21,7% so với năm 2022. Năm 2024, ngành tôm phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 4 - 4,3 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng này, có thể nói mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD của ngành tôm là bất khả thi.

Lý giải nguyên nhân, TS. Hồ Quốc Lực, nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty FIMEX, cho biết giá xuất khẩu tôm bình quân hiện nay chỉ bằng 2/3 so với cách đây 5 năm. Đồng thời, xung đột địa chính trị, suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến sức tiêu thụ mặt hàng tôm, trong khi đó chi phí vận chuyển và giá đầu vào tăng mạnh, tất cả đã khiến ngành tôm bị ảnh hưởng.

TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM

Đồng bằng sông Cửu Long là thủ phủ nghề nuôi tôm của Việt Nam, diện tích nuôi tôm đạt hơn 700.000 ha, chiếm trên 90% về diện tích nuôi tôm của cả nước. Cà Mau và Bạc Liêu là hai tỉnh nuôi tôm lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Bạc Liêu có 143.000 ha diện tích nuôi tôm, sản lượng 257.000 tấn năm 2023. Cà Mau có tích nuôi tôm gần 280.000 ha, chiếm 45% diện tích nuôi tôm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2023, sản lượng tôm nuôi của Cà Mau đạt 233.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD.

Ngày 25/5/2024, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt đã ký quyết định phê duyệt phương án phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự kiến nguồn vốn đầu tư phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2030 khoảng 20.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách 4.050 tỷ đồng, còn lại là vốn từ các thành phần kinh tế khác.

Mục tiêu đến năm 2030, Cà Mau giữ ổn định diện tích nuôi tôm đạt 280.000 ha. Trong đó nuôi tôm siêu thâm canh đạt 8.000 ha, thâm canh 1.700 ha, quảng canh cải tiến 240.000 ha, quảng canh 30.300 ha. Phát triển hai khu phức hợp thủy sản ở hai huyện Năm Căn và Đầm Dơi.

Mục tiêu đến năm 2030, tổng sản lượng tôm nuôi của Cà Mau đạt 350.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 1,65 tỷ USD. Nâng cao năng lực chế biến cho các nhà máy thủy sản. Chuyển đổi cơ cấu các sản phẩm chế biến xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu giá trị gia tăng lên 80%, giảm tỷ trọng sản phẩm sơ chế xuất khẩu xuống dưới 20%...

Nội dung đầy đủ của bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 23-2024, phát hành ngày 03/6/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:  

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Xuất khẩu tôm khó đạt mục tiêu 10 tỷ USD  - Ảnh 2

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con