15:07 06/11/2014

“Tăng chiều cao là vấn đề rất lớn của quốc gia”

Thiên Di

Con số trung bình chiều cao của nam thanh niên Việt Nam thấp hơn so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới

GS.TS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào.
GS.TS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào.
Con số trung bình chiều cao của nam thanh niên Việt Nam thấp hơn so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 13,1 cm khiến nhiều người cảm thấy buồn.

Nhiều chuyên gia lo ngại, thắc mắc tại sao mình không có một chương trình nâng chiều cao tầm quốc gia?

Mới đây, theo đề án Sữa học đường, việc mỗi học sinh được uống một ly sữa hàng ngày là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy chiều cao, phát triển trí tuệ trẻ.

“Nhiều lần thấy học sinh mình lên sân khấu nhận bằng khen, biểu diễn với các nước bạn mà xót xa, sốt ruột quá. Vì trẻ em mình quá thấp bé”, GS.TS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói.
 
Thưa ông, khoảng 50-60 năm trước xét về chiều cao, thể lực của người Nhật như thế nào so với bây giờ?

Ngày xưa, người Nhật nói chung trung bình chiều cao của họ thấp.

Tuy nhiên đó là chuyện của ngày xưa. Nhiều năm nay, họ có cả một chương trình quốc gia để nâng chiều cao người dân lên. Đó là chủ trương rất quan trọng, chính phủ họ chủ động, phấn đấu toàn diện ngoài dinh dưỡng và tập luyện rất hiệu quả.

Nhìn trở lại Việt Nam, ông thấy thế nào khi thấy con số của Bộ Y tế đưa ra về chiều cao trung bình của người dân Việt Nam thấp hơn tiêu chuẩn của WHO, với nam là 13,1cm và nữ là 10,7 cm, trong khi chiều cao trung bình của nam thanh niên Nhật Bản đã lên đến mức 1,715 m, Hàn Quốc là 1,739 m?

Ở Việt Nam những con số đó là đáng buồn vì nhiều chục năm chiều cao trung bình của mình có lên vài centimet. Việc phấn đấu để nâng chiều cao lên vẫn là vấn đề bức xúc, trăn trở.

Nhiều lần thấy học sinh mình lên sân khấu nhận bằng khen, biểu diễn với các nước bạn mà xót xa, sốt ruột quá. Vì trẻ em mình quá thấp bé. Nếu thấy em nào cao lớn tôi vui mừng lắm. Hoặc mỗi lần xem bóng đá giải đấu khu vực thấy các cầu thủ mình nhỏ bé, sức khỏe không dẻo dai bằng người Hàn, Nhật. Đó là điều đáng tiếc!

Rõ ràng, ở thành phố phát triển thì trẻ thường cao hơn vì được bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong đó có sữa uống hàng ngày. Nhưng nếu nhìn trẻ miền núi, những nơi khó khăn, trẻ còi cọc, nhỏ bé, nhiều học sinh cấp 2 mà cứ như tiểu học. Phần lớn con cái có chế độ dinh dưỡng tốt đều có chiều cao tốt hơn bố mẹ, gen di truyền không ảnh hưởng nhiều lắm.

Và theo tôi nghĩ, một trong những giải pháp để nâng cao chiều cao chính là rèn luyện thói quen uống sữa của trẻ, hỗ trợ sữa cho các em lứa tuổi mầm non, tiểu học. Vì vậy, tôi thực sự hoan nghênh đề án Sữa học đường. Chúng ta cần khẩn trương triển khai đề án này.

Việc thực hiện đề án này có cần sự chung tay của toàn xã hội, theo ông?

Người Việt Nam truyền thống xưa không có thói quen uống sữa, vì chúng ta thiếu sữa quá. Nhưng giờ đời sống được nâng dần lên, chúng ta phải nâng mức bình quân sữa trên đầu người dân.

Thời chúng tôi không biết sữa là gì, như một thứ xa xỉ, mà sữa thì có tác dụng, hiệu quả rất lớn nếu sử dụng với lứa tuổi mầm non, tiểu học.

Tăng chiều cao là vấn đề rất lớn của quốc gia, nếu chúng ta thực hiện đến nơi đến chốn thì sẽ hiệu quả.

Vậy chúng ta cần làm gì và bắt đầu từ đâu, thưa ông?

Phải triển khai ngay một chương trình quốc gia để đặt kế hoạch các giải pháp toàn diện để nâng cao chiều cao cho người Việt, đặc biệt là trẻ con. Chúng ta có thể kêu gọi các công ty sữa góp sữa cho học đường hoặc đưa ra chính sách khuyến khích địa phương triển khai đề án này.

Những người đứng đầu ngành giáo dục, y tế và doanh nghiệp cần ngồi lại hợp tác để đưa ra kế hoạch cụ thể, có hệ thống để triển khai một cách khẩn trương, hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, điều tôi lo ngại là rất nhiều vấn đề chúng ta biết, kêu gọi, thậm chí là đặt mục tiêu nhưng kế hoạch thực hiện không đến nơi đến chốn. Đặt ra mục tiêu nhưng không làm được.

Những người có trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hành động ra sao, theo ông?

Triển khai được là quá tốt nhưng triển khai như thế nào thì cần bàn kỹ, lên kế hoạch cụ thể.

Tôi đã nghe chương trình Sữa học đường này đã lâu nhưng còn nhiều câu hỏi về cách thức thực hiện. Vì nguồn đầu tư ở đâu, vận chuyển sữa như thế nào, triển khai đề án trong vòng bao năm?

Nếu là tôi, tôi sẽ ưu tiên số sữa đó cho học sinh vùng nông thôn, miền núi khó khăn. Tôi mong mọi trẻ em Việt Nam đều có ly sữa mỗi ngày để uống.

Theo một số nghiên cứu, khoảng 54% chiều cao tối đa của trẻ đã đạt được khi tròn 3 tuổi, 32% chiều cao tối đa vào khoảng 12 tuổi và 14% còn lại vào 18 tuổi. Vì thế, nếu trẻ em lứa tuổi vàng không được uống sữa chất lượng, đúng quy chuẩn, thì tầm vóc người Việt sẽ không được cải thiện.

Từ năm 2013, Viện Dinh dưỡng Quốc gia kết hợp với chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Pháp cùng TH đã nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng sữa TH School Milk trên 3.600 học sinh tại 13 trường mầm non và tiểu học ở Nghĩa Đàn (Nghệ An).

Kết quả được thử nghiệm được Hội đồng Khoa học của Viện Dinh dưỡng Quốc gia xác nhận: TH School Milk góp phần giảm đáng kể tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu, thiếu kẽm và thiếu vitamin.

Đánh giá kết quả này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói: “Đây là cơ sở khoa học để Bộ Y tế cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ ngành địa phương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai chương trình sữa học đường quốc gia”.

(Nguồn: TH True Milk)