Ấn Độ, Pakistan nghèo hơn Bangladesh?

Ngọc Trang
Chia sẻ

Trong khi GDP đầu người của Bangladesh hiện là 2.227 USD, con số này của Ấn Độ và Pakistan lần lượt là 1.947 USD và 1.543 USD...

Bangladesh cần chuyển trọng tâm xuất khẩu từ hàng dệt may sang những mặt hàng xuất khẩu giá trị cao hơn - Ảnh: Bloomberg
Bangladesh cần chuyển trọng tâm xuất khẩu từ hàng dệt may sang những mặt hàng xuất khẩu giá trị cao hơn - Ảnh: Bloomberg

Theo Mihir Swarup Sharma, thành viên cấp cao tại Quỹ Nghiên cứu Quan sát ở New Delhi (Ấn Độ), nửa thế kỷ trước, vào tháng 3/1971, Bangladesh tuyên bố độc lập khỏi quốc gia giàu có và quyền lực hơn - Pakistan. Vào năm 1971, GDP đầu người của Pakistan cao hơn 70% so với của Bangladesh, nhưng giờ đây, mọi thứ đã đảo ngược.

Mới đây, Thư ký Nội các Bangladesh cho biết GDP đầu người của nước này đã tăng 9% trong một năm qua, lên 2.227 USD. Trong khi đó, thu nhập đầu người của Pakistan hiện là 1.543 USD. 

Trong khi đó, Ấn Độ, nền kinh tế hàng đầu tại khu vực châu Á, giờ đây cũng vật lộn với thực tế rằng nước này cũng đang nghèo hơn Bangladesh tính theo GDP đầu người. Thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ trong giai đoạn 2020-2021 là 1.947 USD.

 

Theo ông Sharma, Bangladesh nên học tập từ Việt Nam - hiện là thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định (CPTPP)... Việt Nam cũng ký các FTA với nhiều quốc gia, khu vực, trong đó có Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).

Theo ông Mihir Swarup Sharma, tại Ấn Độ, các chính trị gia cánh hữu phủ nhận thành công của Bangladesh và cho rằng người dân nước này quá nghèo nên di cư trái phép sang Ấn Độ.

“Trên thực tế, Bangladesh giàu hơn nhiều so với một số bang của Ấn Độ”, ông Sharma nhấn mạnh. “Mọi chuyện ở Ấn Độ diễn ra như kiểu bang Mississippi của Mỹ lo sợ dòng người nhập cư trái phép từ Canada vậy”.

Điều này có thể giải thích vì sao mạng xã hội Ấn Độ lại bùng nổ phẫn nộ và phủ nhận khi Bangladesh công bố GDP. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Bangladesh ít đưa so sánh - điều mà theo ông Sharma cho là “kiểu tự tin xuất phát từ sự tăng trưởng đều đặn”.

Tăng trưởng kinh tế của Bangladesh dựa trên 3 trụ cột chính: xuất khẩu, tiến bộ xã hội và chính sách tài khóa thận trọng. Trong khoảng thời gian từ năm 2011- 2019, xuất khẩu của Bangladesh tăng trưởng 8,6% mỗi năm, vượt xa mức trung bình 0,4% toàn cầu. Thành công này chủ yếu nhờ quốc gia này liên tục tập trung phát triển các mặt hàng có lợi thế như dệt may.

Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động của Bangladesh ngày càng tăng trong những năm qua, ngược lại với xu hướng tại Ấn Độ và Pakistan. Ngoài ra, Bangladesh cũng duy trì tỷ lệ nợ trên GDP trong khoảng 30-40%. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 đã đẩy tỷ lệ nợ trên GDP của Ấn Độ và Pakistan tăng lên gần 90% GDP.

Tuy vậy, thành công trong phát triển kinh tế của Bangladesh cũng đặt ra nhiều thách thức. Ví dụ, hoạt động xuất khẩu của Bangladesh được hưởng lợi từ việc quốc gia này tham gia vào các cơ chế khác nhau và được miễn thuế khi tiếp cận các nền kinh tế phát triển, như Hệ thống Ưu đãi chung của Mỹ. Những cơ chế này chỉ dành cho các quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế của mình, Bangladesh có thể sẽ phải từ bỏ những đặc quyền này vào năm 2026 hoặc một thời điểm gần đó trong tương lai.

Bên cạnh đó, khi nền kinh tế phát triển, những lợi thế cũng thay đổi. Theo ông Sharma, cũng giống như Việt Nam và nhiều quốc gia khác, Bangladesh sẽ phải chuyển trọng tâm xuất khẩu từ hàng dệt may sang những mặt hàng xuất khẩu giá trị cao hơn. Đây sẽ là phép thử đối với quốc gia Nam Á này.

“Trong thập kỷ tới, chính phủ Bangladesh cần có chiến lược tập trung vào các cơ chế hội nhập toàn cầu mới và tiếp tục chuyển đổi nền kinh tế. Điều khôn ngoan nhất là duy trì tiếp cận với các thị trường phát triển nhất thế giới bằng cách ký các hiệp định thương mại tự do (FTA)”, ông Sharma nhận định.

Theo ông Sharma, Bangladesh nên học tập từ Việt Nam - hiện là thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định (CPTPP)... Việt Nam cũng ký các FTA với nhiều quốc gia, khu vực, trong đó có Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).

“Thay đổi chính sách thương mại không phải điều dễ dàng với Bangladesh. Đó là lý do nước này phải nỗ lực từ ngay bây giờ. Hiện tại, Bộ Thương mại Bangladesh thậm chí không có nhóm chuyên gia đàm phán thương mại riêng”, ông Sharma nói.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con