Bình Định kiến nghị xây thêm nhà ga, "nâng đời" Phù Cát thành cảng hàng không quốc tế

Anh Tú
Chia sẻ

UBND tỉnh Bình Định đề xuất mở rộng cảng hàng không Phù Cát đạt cấp 4E và xây dựng mới nhà ga theo phương thức PPP, hướng đến mục tiêu phát triển thành cảng hàng không quốc tế...

UBND tỉnh Bình Định kiến nghị xây dựng mới nhà ga theo phương thức PPP và đầu tư xây dựng thêm 1 đường băng mới (đường băng thứ 2) đạt cấp 4E từ nguồn ngân sách.
UBND tỉnh Bình Định kiến nghị xây dựng mới nhà ga theo phương thức PPP và đầu tư xây dựng thêm 1 đường băng mới (đường băng thứ 2) đạt cấp 4E từ nguồn ngân sách.

UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương khảo sát, lập quy hoạch thiết kế mở rộng cảng hàng không Phù Cát đạt cấp 4E hướng đến mục tiêu phát triển thành cảng hàng không quốc tế.

Giai đoạn trước mắt, UBND tỉnh Bình Định đề nghị đầu tư xây dựng mở rộng sân đỗ, từ 7 chỗ đậu hiện nay lên 14 chỗ đậu; với 11 chỗ đậu máy bay Code C và 3 chỗ đậu máy bay Code E. 

 

UBND tỉnh Bình Định kiến nghị xây dựng mới nhà ga theo phương thức PPP  đầu và tư xây dựng thêm 1 đường băng mới (đường băng thứ 2) đạt cấp 4E từ nguồn ngân sách nhà nước nhằm phục vụ nhu cầu cho dân sự và quân sự.

UBND tỉnh Bình Định sẽ xây dựng Đề án huy động nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư nâng cấp mở rộng cảng hàng không Phù Cát, đồng thời, phối hợp với các đơn vị của Bộ Quốc phòng triển khai đầu tư, quản lý và vận hành tuân thủ theo đúng quy định hiện hành.

Việc huy động nguồn vốn xã hội hóa theo phương thức PPP để đầu tư xây dựng nâng cấp mở rộng cảng hàng không Phù Cát là giải pháp đột phá, đưa sân bay này trở thành một cảng hàng không hiện đại tạo động lực giao thương thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và hành lang kinh tế Đông - Tây.

Cảng hàng không Phù Cát, trước đây là sân bay Phù Cát, được Mỹ xây dựng từ những năm 1960 - 1970, là căn cứ quan trọng của Không quân Mỹ - Ngụy. Từ năm 2000 đến nay, Cảng hàng không Phù Cát được đầu tư xây dựng mới một số công trình thiết yêu phục vụ các hoạt động hàng không dân dụng như: đường lăn, sân đô máy bay (năm 2001 - 2002), nhà ga hành khách dân dụng và đài chỉ huy (năm 2003), mở rộng sân đỗ tàu bay (năm 2015)...

Cảng hàng không Phù Cát hiện đang khai thác bao gồm 3 hạng mục chính: sân đỗ với 7 vị trí đỗ máy bay; nhà ga 2 tầng và đường băng.

Trong đó, nhà ga hành khách có năng lực phục vụ 600 hành khách giờ cao điểm, công suất thiết kế 2,5 triệu hành khách/năm, có khả năng mở rộng để nâng công suất lên 5 triệu hành khách/năm; diện tích sử dụng 8.397m2.

Năng lực khai thác của sân đỗ tàu bay hiện là 7 vị trí đỗ, đáp ứng nhu cầu khai thác hiện tại các loại tàu bay Code C (A320, A321 và tương đương) với điều kiện hạn chế về tải trọng khai thác do sức chịu tải của hệ thống sân đường khu bay xuống cấp vì được xây dựng, khai thác từ lâu.

Đồng thời, Cảng hàng không Phù Cát là sân bay quân sự cấp I, có mật độ bay huấn luyện cao.

Với quy mô hiện tại, Cảng hàng không Phù Cát bị quá tải, nhất là vào mùa cao điểm du lịch hè kéo dài và các dịp hội nghị, sự kiện, lễ, tết.

Theo kết quả dự báo về tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại du lịch của tỉnh Bình Định, đến năm 2025 sẽ đón khoảng 7,5 triệu hành khách và đến năm 2030 là 12 triệu hành khách.

Do đó, việc đầu tư nâng cấp hạ tầng Cảng hàng không Phù Cát để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân là rất cần thiết.

 

Trước đó, tại báo cáo đầu kỳ điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát, tỉnh Bình Định, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất đến năm 2030, xây mới nhà ga hành khách cạnh nhà ga hành khách hiện hữu, công suất thiết kế 2,3 triệu hành khách; đồng thời, cải tạo nhà ga hiện hữu đạt công suất 2,4-2,7 triệu hành khách. Tổng công suất nhà ga đạt được 5 triệu hành khách/năm tương đương 2.000 hành khách/giờ cao điểm. Tính chất là ga nội địa, 2 cao trình.

Về kiến trúc, dự kiến sẽ cải tạo khối nhà ga cũ đồng bộ với 2 khối nhà ga mới thành tập hợp công trình có 3 tòa tháp mang dáng dấp những tòa Tháp Chàm, một trong những biểu tượng văn hóa, lịch sử của địa phương.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con