Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault?

Tường Bách
Chia sẻ

Bên bờ sông Seine, mất năm phút đi bộ từ bảo tàng Louvre, là cửa hàng bách hóa Samaritaine. Được mệnh danh là “lâu đài xa xỉ”, Samaritaine là một trong những trung tâm thương mại nổi tiếng bậc nhất Paris, với diện tích hơn 48.000m2…

Được mệnh danh là thành phố của sự xa hoa phù phiếm, Paris luôn thu hút tín đồ thời trang với những cửa hiệu mua sắm nổi tiếng như Galeries Lafayette, BHV Marais, Printemps Haussmann và Le Bon Marché. Tuy nhiên, sự trở lại của Samaritaine – một trong số những trung tâm thương mại lừng danh bậc nhất Paris – đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới trong bối cảnh Pháp quyết định sống chung với virus và quay lại cuộc sống bình thường mới.

La Samaritaine nằm trên đại lộ Rue de Rivolin, là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất kinh đô thời trang Paris của Pháp. Nơi đây đã trải qua tổng cộng ba lần trùng tu: lần đầu tiên vào khoảng thời gian từ năm 1883 đến 1933 bởi kiến trúc sư Frantz Jourdain với phong cách Tân nghệ thuật (Art Nouveau); lần thứ hai vào năm 1933, kiến trúc sư Henri Sauvage thiết kế lại Samaritaine theo phong cách Art Déco; và lần cuối cùng, tập đoàn xa xỉ của Pháp LVMH đã hợp tác với nhà bán lẻ cao cấp DFS để tiến hành một đợt tân trang tốn 894 triệu USD, nhằm xây dựng lại Samaritaine sau lần đóng cửa vào tháng 6/2005 vì lý do an toàn.

Cửa hàng bách hóa biểu tượng của nước Pháp sau khi được cải tạo trong đợt đóng cửa lần thứ hai của nước này vào năm ngoái.
Cửa hàng bách hóa biểu tượng của nước Pháp sau khi được cải tạo trong đợt đóng cửa lần thứ hai của nước này vào năm ngoái.

Sau 16 năm im lặng với người dân Paris, Samaritaine trở lại với một diện mạo hoàn toàn mới, trở thành khu phức hợp của những nhà hàng, khách sạn, cửa hàng xa xỉ thuộc 600 thương hiệu lớn nhỏ. Tập đoàn LVMH đã hợp tác với rất nhiều những tài năng thiết kế đẳng cấp thế giới để mang vẻ huy hoàng trước đây trở lại với Samaritaine.

Toàn bộ công trình kiến trúc vĩ đại của toà nhà có thể được chiêm ngưỡng ngay khi bước vào sảnh chính. 6 tầng cầu thang dát hơn 16.000 miếng lá vàng được tô màu xanh thanh thiên dịu nhẹ xoáy tròn lên mãi, tạo ra không gian rộng lớn như một khoảng giếng trời cao vút, và ánh sáng mặt trời qua lớp kính mái vòm chiếu rọi xuống từng tầng của Samaritaine, khiến người ta cứ ngỡ như đang tản bộ giữa những đại lộ ở Paris.

Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 1
Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 2
 
Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 3
Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 4

Vốn là một khu phức hợp, trung tâm Samaritaine dành riêng 4 tầng đầu tiên cho 600 cửa hàng thời trang cao cấp, đồ trang sức và đồng hồ. Chủ sở hữu LVMH, tỷ phú Bernard Arnault – người giàu nhất châu Âu, đã sưu tầm những thương hiệu đắt giá nhất vào trong tòa lâu đài cổ tích của mình. Sản phẩm trưng bày toàn hàng xa xỉ của các thương hiệu: Dior, Gucci, Prada và Louis Vuitton. Một đôi giày có giá 1.000 euro. Chai champaign được thiết kế cho từng khách riêng. Một chai nước hoa giá "6 con số". Trong đại dịch, hàng hóa ở đây vẫn bán chạy như thường.

Liên quan đến ẩm thực, toàn bộ tầng 5 và sân thượng đều được dành để phục vụ thực khách, bao gồm 10 nhà hàng, quán bar và quán café. Ngoài ra, bên dưới tầng hầm mở ra không gian làm đẹp lý tưởng dành cho phái đẹp cùng một viện thẩm mỹ và khu vực spa trải rộng hơn 3.000 mét vuông.

Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 5
Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 6
 
Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 7
Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 8
 
Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 9
Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 10
 
Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 11
Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 12
 
Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 13
Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 14
 

Đặc biệt, khách sạn mới nhất thuộc thương hiệu Cheval Blanc của LVMH cũng được khai trương trong khuôn viên của Samaritaine. Trong khi phát triển lại cửa hàng bách hóa ban đầu, tỷ phú Arnault được truyền cảm hứng để xây dựng một khách sạn ở phía sông Seine của tòa nhà khi ông nhận ra rằng giá trị lớn nhất của nó là tầm nhìn không bị gián đoạn. Sở hữu 72 phòng với hướng tầm nhìn ra dòng sông Seine lãng mạn, khách sạn chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2021 với giá khởi điểm 1.270 USD cho một đêm lưu trú.

Nhưng quan trọng hơn Arnault đã công bố dinh thự độc nhất của khách sạn: một căn hộ rộng 1.000m2 gồm bảy phòng ngủ, một khu vực sinh hoạt chung rất lớn, phòng tắm lát đá cẩm thạch và một phòng tập thể dục riêng. Được gọi là Suite Ravel, nó sẽ có giá hàng chục nghìn USD mỗi đêm.

Suite Ravel có lối đi độc lập và an toàn thẳng ra đường phố, một đội ngũ nhân viên tận tâm sẵn sàng phục vụ mọi yêu cầu và để tạo phấn khích thêm cho những khách thuê VIP nhất, một hồ bơi riêng đáng chú ý. Trong phòng ăn của căn hộ, một bức tranh trừu tượng, T1989-L42 của Hans Hartung, treo trên một dãy ghế màu vàng chanh. Arnault tự hào giới thiệu rằng, một lan can hoa mạ vàng trải dọc theo cầu thang được đưa vào sử dụng cùng với ghế sofa đôi và hai tác phẩm điêu khắc, chính là đại diện cho một số tác phẩm cuối cùng được thực hiện vào năm 2018, bởi nghệ sĩ Claude Lalanne.

Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 15
Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 16
 
Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 17
Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 18
 
Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 19
Có gì bên trong “bách hóa xa xỉ” Samaritaine của tỷ phú Bernard Arnault? - Ảnh 20
 

Ngoài việc là một tòa nhà tuyệt đẹp, Samaritaine đã trở thành một biểu tượng. Đó là một điều kỳ diệu: các mặt tiền theo trường phái tân nghệ thuật, các bảng hiệu bằng gang và giếng trời đầy kính tạo nên đặc điểm đầu tiên của cửa hàng bách hóa đã được phục hồi một cách cẩn thận. Kể từ khi mở cửa trở lại, Samaritaine đã đón tiếp ​​trung bình 35.000 du khách mỗi ngày. Và đó là một sự thúc đẩy tinh thần cho thành phố sau một thời gian dài bất ổn. Arnault nói: “Đó là biểu tượng của sự mở cửa trở lại của Paris. Đó là biểu tượng của sự trở lại cuộc sống bình thường”.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con