Đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật hàng không Việt - Pháp

Đan Tiên
Chia sẻ

Cục Hàng không Việt Nam và Tổng cục Hàng không dân dụng Pháp vừa ký kết Phụ lục VI, mở rộng hợp tác trong giám sát an toàn và đào tạo nguồn nhân lực hàng không…

Cục Hàng không Việt Nam và Tổng cục Hàng không dân dụng Pháp ký kết hợp tác trước sự chứng kiến của Thứ trưởng Lê Anh Tuấn và ngài Đại sứ Olivier Brochet. Ảnh: Bộ Xây dựng
Cục Hàng không Việt Nam và Tổng cục Hàng không dân dụng Pháp ký kết hợp tác trước sự chứng kiến của Thứ trưởng Lê Anh Tuấn và ngài Đại sứ Olivier Brochet. Ảnh: Bộ Xây dựng

Ngày 9/4/2025, tại Hà Nội, Cục Hàng không Việt Nam và Tổng cục Hàng không dân dụng Pháp ký Phụ lục VI của Thỏa thuận Hợp tác kỹ thuật giữa 2 bên trước sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam Lê Anh Tuấn và ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet.

Sự kiện còn có sự tham dự của ông Thibaut Lallemand, Trưởng ban Bắc Á, Đông Nam Á và Châu Đại Dương, Tổng cục Hàng không dân dụng Pháp; ông Yannick Malinge, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách An toàn hàng không của Tập đoàn Airbus, cùng lãnh đạo Vietnam Airlines, Vietjet Air, các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng, đại diện Tập đoàn Airbus và nhiều chuyên gia từ Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.

Được biết, Thỏa thuận Hợp tác kỹ thuật giữa hai cơ quan hàng không được ký từ tháng 5/2018 tại Paris. Từ năm 2019 đến nay, hai bên đã ký 5 phụ lục, tổ chức định kỳ các cuộc họp Uỷ ban điều hành luân phiên tại Pháp và Việt Nam nhằm xác định các lĩnh vực hỗ trợ ưu tiên. Trong đó, Tổng cục Hàng không dân dụng Pháp đã tích cực hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực giám sát an toàn và quản lý hoạt động bay.

Về Phụ lục VI vừa ký kết, phụ lục này bao gồm các nội dung về kế hoạch chiến lược, hệ thống giám sát, chương trình An toàn hàng không quốc gia và đào tạo kỹ thuật.

Cụ thể, về kế hoạch chiến lược, phía Pháp sẽ giúp Cục Hàng không Việt Nam xây dựng kế hoạch chiến lược để ứng phó với sự tăng trưởng của ngành hàng không trong những năm tới.

Đối với hệ thống giám sát, phía Pháp sẽ hỗ trợ Cục Hàng không Việt Nam tăng cường các hoạt động giám sát liên quan đến các hãng hàng không, các tổ chức bảo dưỡng và giúp Cục Hàng không Việt Nam tự đào tạo nội bộ các giám sát viên an toàn hàng không đồng thời hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang giám sát dựa trên rủi ro.

Đối với Chương trình An toàn hàng không quốc gia, phía Pháp sẽ giúp Cục Hàng không Việt Nam thiết lập một chương trình hiệu quả giải quyết các rủi ro của hệ thống vận tải hàng không Việt Nam.

Bên cạnh đó, Pháp cũng sẽ cung cấp đào tạo kĩ thuật theo nhu cầu của dự án nhằm phát triển năng lực cho các giám sát viên an toàn của phòng tiêu chuẩn an toàn bay.

Phát biểu tại Lễ ký kết, Đại sứ Olivier Brochet đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai cơ quan hàng không và nhấn mạnh lĩnh vực này đã trở thành điểm sáng trong quan hệ đối tác chiến lược Việt - Pháp.

Nhắc lại chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Pháp trong năm 2024, Đại sứ toàn quyền Pháp tại Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác hàng không trong khuôn khổ hợp tác song phương.

Đồng quan điểm, ông Thibaut Lallemand, Trưởng ban Bắc Á, Đông Nam Á và Châu Đại Dương, Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Hàng không dân dụng Pháp nhấn mạnh bảo đảm an toàn hàng không là yếu tố cốt lõi trong quản lý ngành.

Ông Thibaut Lallemand đề xuất hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật, đặc biệt trong bối cảnh ngành hàng không Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, đòi hỏi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực tài chính và hiệu quả điều hành an toàn bay.

Về phía Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Anh Tuấn đánh giá cao sự hỗ trợ của phía Pháp trong thời gian qua, khẳng định kết quả hợp tác không chỉ dừng lại ở cấp cơ quan hàng không mà còn được mở rộng ra nhiều lĩnh vực hợp tác giữa hai bộ ngành.

Thứ trưởng đề nghị Tổng cục Hàng không dân dụng Pháp tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo giám sát viên an toàn cảng hàng không, đánh giá chất lượng mặt đường cất hạ cánh, tổ chức hội thảo và các khóa đào tạo chuyên sâu.

Đáng chú ý, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cũng kêu gọi Tập đoàn Airbus và Vietnam Airlines sớm triển khai chương trình làm việc nhằm đạt được thỏa thuận cung cấp tàu bay trong thời gian tới. Đồng thời, lãnhđạo Bộ Xây dựng đề nghị Airbus hỗ trợ kỹ thuật để các tàu bay Việt Nam sớm được đưa trở lại khai thác bình thường.

Khép lại buổi lễ, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn bày tỏ cảm ơn Đại sứ Olivier Brochet và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã luôn đồng hành, hỗ trợ tích cực Bộ Xây dựng cũng như các đơn vị chuyên ngành, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con