Dự kiến lập “siêu ủy ban” quản tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước

Kiều Châu
Chia sẻ

“Siêu ủy ban” này sẽ quản lý toàn bộ khối tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp lên tới nhiều triệu tỷ đồng

Một máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines.<br>
Một máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines.<br>
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang soạn thảo nghị định về các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước. Theo đó, Chính phủ sẽ thành lập Ủy ban Quản lý, giám sát vốn và Tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) nhằm mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Cơ quan này có nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý, giám sát có hiệu quả vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, tập trung nguồn vốn nhà nước đang đầu tư tại doanh nghiệp. Đồng thời, thực hiện các chủ trương, định hướng về tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Ủy ban sẽ thực hiện đầu tư và quản lý danh mục tài sản, vốn đầu tư của nhà nước tại các doanh nghiệp trên nguyên tắc bảo toàn và tối đa hóa giá trị tài sản, vốn đầu tư nhà nước được giao quản lý.

Ủy ban trực thuộc Chính phủ và chịu sự quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ theo ngành. Trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả và hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng tài sản và vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Chịu sự đánh giá, giám sát của Chính phủ, của Quốc hội, các cơ quan có liên quan của Quốc hội, các cơ quan có liên quan trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ làm đại diện chủ sở hữu nhà nước, các mục tiêu, chỉ tiêu về bảo toàn, phát triển và tối đa hóa giá trị tài sản và vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Theo đó, danh sách dự kiến doanh nghiệp và vốn nhà nước tại doanh nghiệp chuyển giao cho Ủy ban quản lý gồm 30 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.

Trong đó có 9 tập đoàn gồm: Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt.

Các tổng công ty lớn khác như: Tổng công ty Cà phê, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Tổng công ty Đường sắt, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD), Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp, Tổng công ty Đầu tư Phát triển đô thị và Khu công nghiệp, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Dược Việt Nam, Tổng công ty Rượu-  Bia - Nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2015, vốn chủ sở hữu của Nhà nước tại các doanh nghiệp lên tới 1,2 triệu tỷ đồng, giá trị tài sản là hơn 3,1 triệu tỷ đồng. Như vậy, đây sẽ là một siêu cơ quan quản lý khối tài sản lớn nhất Việt Nam.

Về cơ cấu tổ chức, Ủy ban có chủ tịch và các phó chủ tịch do chính Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các ban chuyên môn như: Ban Đầu tư tài chính; Ban Phân tích, dự báo, kế hoạch và đầu tư chiến lược; Ban Đầu tư phát triển hạ tầng và năng lượng; Ban Công nghệ thông tin và truyền thông; Ban Công nghiệp chế tác; Ban Đầu tư và Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp.

Theo đó, Uỷ ban sẽ xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch 5 năm và hằng năm của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Thực hiện cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo phương án được Chính phủ phê duyệt.

Xây dựng danh mục đầu tư; thiết lập thông tin đánh giá danh mục đầu tư, giá trị vốn đầu tư, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả hoạt động của cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp nhà nước; người đại diện tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Ủy ban thực hiện chức năng giám sát thông qua người đại diện đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước.

Khi phát hiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, phải cảnh báo kịp thời cho doanh nghiệp. Chỉ đạo doanh nghiệp có giải pháp kịp thời ngăn chặn, khắc phục các rủi ro, yếu kém; đưa ra các biện pháp chấn chỉnh và xử lý sai phạm; báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con