Giá dầu xuống đáy 5 năm, đồng Rúp Nga chao đảo
Đồng Rúp và thị trường chứng khoán Nga đồng loạt giảm điểm mạnh phiên hôm qua do tác động của giá dầu giảm sâu
Phiên giảm giá mạnh vào đêm qua (8/12) theo giờ Việt Nam đã đưa giá dầu thô quốc tế xuống mức thấp nhất trong 5 năm.
Tờ Wall Street Journal đánh giá rằng, đà giảm chưa có dấu hiệu chững lại của dầu đang gây áp lực lớn cho một loạt quốc gia phụ thuộc vào nguồn thu từ nhiên liệu cũng như các công ty năng lượng.
Lúc đóng cửa tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX), giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau giảm 2,79 USD/thùng, tương đương mức giảm 4,2%, chốt ở 63,05 USD/thùng. Đây là mức giá đóng cửa thấp nhất của dầu ngọt nhẹ kể từ ngày 16/7/2009.
Từ đầu năm đến nay, giá dầu giao sau trên sàn NYMEX đã giảm 36%.
Tại thị trường London, giá dầu thô Brent giảm 2,88 USD/thùng, tương đương giảm 4,2%, chốt ở 66,19 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 29/9/2009. Tính từ đầu năm, giá dầu Brent đã giảm 40%.
Giá dầu đã giảm liên tiếp trong mấy tháng trở lại đây do nguồn cung dầu toàn cầu gia tăng vượt dự báo trong khi nhu cầu tiêu thụ lại ảm đạm. Trong bối cảnh này, các công ty năng lượng lớn của thế giới đang buộc phải có sự thay đổi.
Hôm qua, hãng dầu lửa ConocoPhillips của Mỹ tuyên bố dự kiến giảm 20% vốn đầu tư cơ bản trong năm 2015 so với năm nay, còn 13,5 tỷ USD. Theo ConocoPhillips, công ty này sẽ đầu tư ít hơn cho các dự án lớn đã sắp sửa hoàn thành cũng như giảm tốc các khoản chi cho các mỏ dầu đá phiến tại khu vực Bắc Mỹ.
Trước đó, cuối tuần vừa rồi, hãng Statoil AS A của Nauy cho biết sẽ tạm dừng hoạt động của ba giàn khoan dầu trong thời gian dài hơn dự kiến ban đầu do tình trạng dư thừa công suất.
Tháng trước, một công ty dầu lửa lớn khác của Mỹ là Continental Resources nói sẽ đầu tư 4,6 tỷ USD trong năm 2015, giảm 600 triệu USD so với dự kiến ban đầu, do giá dầu giảm.
Giới phân tích nhận định, các công ty dầu lửa sẽ phải xem xét lại một số khoản đầu tư lớn. Trong trường hợp giá dầu không sớm hồi phục, sẽ có những dự án bị hủy.
Giá dầu giảm khiến giá cổ phiếu năng lượng tại thị trường chứng khoán Phố Wall giảm mạnh trong phiên đêm qua. Trong đó, giá cổ phiếu của Exxon Mobil và Chevron giảm tương ứng 1,9% và 3,3%.
Giá dầu giảm cũng đang khiến những quốc gia sản xuất dầu gặp thách thức, nhất là những nước có độ phụ thuộc lớn vào nguồn thu ngân sách và ngoại tệ từ “vàng đen” như Iraq, Algeria hay Nigeria.
Đối với những nước đang đối mặt hàng loạt vấn đề kinh tế lớn như Nga, Venezuela hay Iran, thì khó khăn mà giá dầu giảm đem lại càng lớn hơn.
Rúp Nga đang trở thành đồng tiền mất giá mạnh nhất thế giới trong năm nay trong số các đồng tiền của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine và giá dầu giảm là đòn đánh kép vào tỷ giá của đồng Rúp.
Theo số liệu từ Reuters, phiên hôm qua, đồng Rúp mất giá 2,2% so với đồng USD và 1,8% so với Euro. Hai chỉ số Micex và RTS của thị trường chứng khoán Nga giảm tương ứng lần lượt là 2,4% và 3,6%.
Từ đầu năm đến nay, đồng Rúp Nga đã mất giá khoảng 1/3. Hôm thứ Sáu tuần trước, đồng Rúp tăng giá 3% so với USD. Giới giao dịch cho rằng, Ngân hàng Trung ương Nga đã can thiệp vào thị trường ngoại hối để cứu tỷ giá, mặc dù điều này không được Moscow chính thức thừa nhận.
Quyết định của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) hôm 27/11 về không cắt giảm sản lượng đang tiếp tục tạo sức ép giảm giá lên dầu. Ngoài ra, giá dầu còn chịu ảnh hưởng bất lợi từ xu hướng tăng giá của đồng USD. Phiên hôm qua, tỷ giá USD so với một rổ tiền tệ đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm.
Ngân hàng Morgan Stanley dự báo giá dầu sẽ còn giảm tiếp. Hôm qua, ngân hàng này hạ dự báo giá dầu thô trong vòng 5 năm tới.
Theo kịch bản cơ bản mà Morgan Stanley, giá dầu sẽ ở mức trung bình 70 USD/thùng trong năm 2015, giảm gần 28 USD/thùng so với dự báo đưa ra lần trước.
Còn trong kịch bản xấu nhất, Morgan Stanley nhận định giá dầu năm tới có thể giảm 38%.
Tờ Wall Street Journal đánh giá rằng, đà giảm chưa có dấu hiệu chững lại của dầu đang gây áp lực lớn cho một loạt quốc gia phụ thuộc vào nguồn thu từ nhiên liệu cũng như các công ty năng lượng.
Lúc đóng cửa tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX), giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau giảm 2,79 USD/thùng, tương đương mức giảm 4,2%, chốt ở 63,05 USD/thùng. Đây là mức giá đóng cửa thấp nhất của dầu ngọt nhẹ kể từ ngày 16/7/2009.
Từ đầu năm đến nay, giá dầu giao sau trên sàn NYMEX đã giảm 36%.
Tại thị trường London, giá dầu thô Brent giảm 2,88 USD/thùng, tương đương giảm 4,2%, chốt ở 66,19 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 29/9/2009. Tính từ đầu năm, giá dầu Brent đã giảm 40%.
Giá dầu đã giảm liên tiếp trong mấy tháng trở lại đây do nguồn cung dầu toàn cầu gia tăng vượt dự báo trong khi nhu cầu tiêu thụ lại ảm đạm. Trong bối cảnh này, các công ty năng lượng lớn của thế giới đang buộc phải có sự thay đổi.
Hôm qua, hãng dầu lửa ConocoPhillips của Mỹ tuyên bố dự kiến giảm 20% vốn đầu tư cơ bản trong năm 2015 so với năm nay, còn 13,5 tỷ USD. Theo ConocoPhillips, công ty này sẽ đầu tư ít hơn cho các dự án lớn đã sắp sửa hoàn thành cũng như giảm tốc các khoản chi cho các mỏ dầu đá phiến tại khu vực Bắc Mỹ.
Trước đó, cuối tuần vừa rồi, hãng Statoil AS A của Nauy cho biết sẽ tạm dừng hoạt động của ba giàn khoan dầu trong thời gian dài hơn dự kiến ban đầu do tình trạng dư thừa công suất.
Tháng trước, một công ty dầu lửa lớn khác của Mỹ là Continental Resources nói sẽ đầu tư 4,6 tỷ USD trong năm 2015, giảm 600 triệu USD so với dự kiến ban đầu, do giá dầu giảm.
Giới phân tích nhận định, các công ty dầu lửa sẽ phải xem xét lại một số khoản đầu tư lớn. Trong trường hợp giá dầu không sớm hồi phục, sẽ có những dự án bị hủy.
Giá dầu giảm khiến giá cổ phiếu năng lượng tại thị trường chứng khoán Phố Wall giảm mạnh trong phiên đêm qua. Trong đó, giá cổ phiếu của Exxon Mobil và Chevron giảm tương ứng 1,9% và 3,3%.
Giá dầu giảm cũng đang khiến những quốc gia sản xuất dầu gặp thách thức, nhất là những nước có độ phụ thuộc lớn vào nguồn thu ngân sách và ngoại tệ từ “vàng đen” như Iraq, Algeria hay Nigeria.
Đối với những nước đang đối mặt hàng loạt vấn đề kinh tế lớn như Nga, Venezuela hay Iran, thì khó khăn mà giá dầu giảm đem lại càng lớn hơn.
Rúp Nga đang trở thành đồng tiền mất giá mạnh nhất thế giới trong năm nay trong số các đồng tiền của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine và giá dầu giảm là đòn đánh kép vào tỷ giá của đồng Rúp.
Theo số liệu từ Reuters, phiên hôm qua, đồng Rúp mất giá 2,2% so với đồng USD và 1,8% so với Euro. Hai chỉ số Micex và RTS của thị trường chứng khoán Nga giảm tương ứng lần lượt là 2,4% và 3,6%.
Từ đầu năm đến nay, đồng Rúp Nga đã mất giá khoảng 1/3. Hôm thứ Sáu tuần trước, đồng Rúp tăng giá 3% so với USD. Giới giao dịch cho rằng, Ngân hàng Trung ương Nga đã can thiệp vào thị trường ngoại hối để cứu tỷ giá, mặc dù điều này không được Moscow chính thức thừa nhận.
Quyết định của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) hôm 27/11 về không cắt giảm sản lượng đang tiếp tục tạo sức ép giảm giá lên dầu. Ngoài ra, giá dầu còn chịu ảnh hưởng bất lợi từ xu hướng tăng giá của đồng USD. Phiên hôm qua, tỷ giá USD so với một rổ tiền tệ đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm.
Ngân hàng Morgan Stanley dự báo giá dầu sẽ còn giảm tiếp. Hôm qua, ngân hàng này hạ dự báo giá dầu thô trong vòng 5 năm tới.
Theo kịch bản cơ bản mà Morgan Stanley, giá dầu sẽ ở mức trung bình 70 USD/thùng trong năm 2015, giảm gần 28 USD/thùng so với dự báo đưa ra lần trước.
Còn trong kịch bản xấu nhất, Morgan Stanley nhận định giá dầu năm tới có thể giảm 38%.