Giám sát tối cao của Quốc hội năm 2011: Ưu tiên nào là số 1?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2011
Thảo luận về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2011 tại phiên họp sáng 28/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất chọn chuyên đề Việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề trình Quốc hội quyết định để giám sát tối cao tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa 13.
Mặc dù, bên cạnh nội dung này, Văn phòng Quốc hội còn đề xuất hai chuyên đề khác. Là, việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2003 và thực hiện chính sách, pháp luật về thuế và quản lý thuế.
Ưu tiên số 1
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề của xã hội Trương Thị Mai đề nghị “chọn môi trường là vấn đề ưu tiên số 1” cho giám sát. Bởi Quốc hội đã giám sát tối cao nhiều về kinh tế, riêng về môi trường chưa làm lần nào.
Đồng tình chọn chuyên đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh môi trường là vấn đề rất lớn ở tầm vĩ mô, có liên quan nhiều đến thu hút và hiệu quả đầu tư.
Cho rằng chuyên đề này phù hợp với thực tiễn và thời gian, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền phân tích thêm, rằng chỉ riêng vụ Vedan đã cho bộc lộ rất rõ ràng chính sách pháp luật về môi trường “có vấn đề” nên rất cần thực hiện giám sát.
Ông Hiền cũng đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện giám sát về cơ chế, chính sách đầu tư và phát triển các vùng kinh tế động lực (khu kinh tế mở, kinh tế ven biển, kinh tế cửa khẩu và các khu công nghiệp). Bởi những nơi này đều có đầu tư vốn của Nhà nước nhưng đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần có sự điều chỉnh.
Chưa đưa ra kết luận cuối cùng, song đa số các ý kiến thống nhất chọn chuyên đề về việc thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân theo đề xuất của Văn phòng Quốc hội cho giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm tới.
Đồng thời, có thể chọn thêm một trong hai chuyên đề thuộc lĩnh vực an sinh xã hội và chuyên đề theò đề xuất của Chủ nhiệm Hà Văn Hiền để thực hiện giám sát.
Chọn vấn đề vừa sức?
Bên cạnh các chuyên đề do Văn phòng Quốc hội đề xuất, bản tập hợp ý kiến từ Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, cho thấy lĩnh vực kinh tế vẫn nhận được nhiều đề nghị giám sát.
Trong đó, một số đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị giám sát về hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và xử lý sai phạm của Vinashin.
Cũng từ “điển hình” Vinashin, Văn phòng Quốc hội đề xuất đưa nội dung giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng vốn của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam vào chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm sau.
Tuy nhiên, đề xuất này chưa nhận được sự đồng tình cao. Bởi theo Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng “rất khó phát hiện ra điều gì đến nơi đến chốn”. Vì ngay như Vinashin cũng đã từng có rất nhiều đoàn thanh tra vào nhưng không phải đoàn nào cũng phát hiện được sai phạm.
Quốc hội cũng đã giám sát tối cao Việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nhưng “cũng chả phát hiện được gì nhiều. Vì vậy, nên lựa chọn vấn đề đủ sức (theo nghĩa rộng), để giám sát, ông Vượng đề nghị.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng nên giao cho kiểm toán chứ không nên để ủy ban giám sát về nội dung liên quan đến quản lý sử dụng vốn của Tập đoàn Dầu khí. Vì “người ta làm đến nơi đến chốn, làm đến cùng chứ các ủy ban thì không phát hiện ra cái gì lớn lắm đâu”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển thì cho rằng chuyên đề giám sát về tập đoàn Dầu khí nên giao cho Ủy ban Kinh tế là phù hợp.
Bên cạnh nội dung, một số ý kiến cũng đề nghị cần có cơ chế hữu hiệu để giám sát việc thực hiện những kiến nghị từ kết quả giám sát.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền lấy dẫn chứng, năm 2009 thực hiện giám sát về việc thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển ngành điện đến năm 2015, Ủy ban này đã phát hiện ra nhiều dự án thuộc quy hoạch điện VI không được thực hiện đúng tiến độ và nhiều bất cập khác. Song những kiến nghị của ủy ban chưa được quan tâm thực hiện tốt.
Chủ tịch Hôị đồng Dân tộc Ksor Phước chia sẻ kinh nghiệm: sau giám sát chuyên đề, cơ quan chủ trì giám sát nên có văn bản “cô” lại các nội dung, kiến nghị, gửi cho Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan để nhắc thực hiện kiến nghị của đoàn giám sát.
“Nếu quá 6 tháng mà không nhúc nhích gì, thì phải chất vấn Thủ tướng, các bộ trưởng trước các kỳ họp Quốc hội. Tôi đề nghị phải thành quy định luôn”, ông nhấn mạnh.
Mặc dù, bên cạnh nội dung này, Văn phòng Quốc hội còn đề xuất hai chuyên đề khác. Là, việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2003 và thực hiện chính sách, pháp luật về thuế và quản lý thuế.
Ưu tiên số 1
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề của xã hội Trương Thị Mai đề nghị “chọn môi trường là vấn đề ưu tiên số 1” cho giám sát. Bởi Quốc hội đã giám sát tối cao nhiều về kinh tế, riêng về môi trường chưa làm lần nào.
Đồng tình chọn chuyên đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh môi trường là vấn đề rất lớn ở tầm vĩ mô, có liên quan nhiều đến thu hút và hiệu quả đầu tư.
Cho rằng chuyên đề này phù hợp với thực tiễn và thời gian, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền phân tích thêm, rằng chỉ riêng vụ Vedan đã cho bộc lộ rất rõ ràng chính sách pháp luật về môi trường “có vấn đề” nên rất cần thực hiện giám sát.
Ông Hiền cũng đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện giám sát về cơ chế, chính sách đầu tư và phát triển các vùng kinh tế động lực (khu kinh tế mở, kinh tế ven biển, kinh tế cửa khẩu và các khu công nghiệp). Bởi những nơi này đều có đầu tư vốn của Nhà nước nhưng đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần có sự điều chỉnh.
Chưa đưa ra kết luận cuối cùng, song đa số các ý kiến thống nhất chọn chuyên đề về việc thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân theo đề xuất của Văn phòng Quốc hội cho giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm tới.
Đồng thời, có thể chọn thêm một trong hai chuyên đề thuộc lĩnh vực an sinh xã hội và chuyên đề theò đề xuất của Chủ nhiệm Hà Văn Hiền để thực hiện giám sát.
Chọn vấn đề vừa sức?
Bên cạnh các chuyên đề do Văn phòng Quốc hội đề xuất, bản tập hợp ý kiến từ Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, cho thấy lĩnh vực kinh tế vẫn nhận được nhiều đề nghị giám sát.
Trong đó, một số đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị giám sát về hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và xử lý sai phạm của Vinashin.
Cũng từ “điển hình” Vinashin, Văn phòng Quốc hội đề xuất đưa nội dung giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng vốn của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam vào chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm sau.
Tuy nhiên, đề xuất này chưa nhận được sự đồng tình cao. Bởi theo Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng “rất khó phát hiện ra điều gì đến nơi đến chốn”. Vì ngay như Vinashin cũng đã từng có rất nhiều đoàn thanh tra vào nhưng không phải đoàn nào cũng phát hiện được sai phạm.
Quốc hội cũng đã giám sát tối cao Việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nhưng “cũng chả phát hiện được gì nhiều. Vì vậy, nên lựa chọn vấn đề đủ sức (theo nghĩa rộng), để giám sát, ông Vượng đề nghị.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng nên giao cho kiểm toán chứ không nên để ủy ban giám sát về nội dung liên quan đến quản lý sử dụng vốn của Tập đoàn Dầu khí. Vì “người ta làm đến nơi đến chốn, làm đến cùng chứ các ủy ban thì không phát hiện ra cái gì lớn lắm đâu”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển thì cho rằng chuyên đề giám sát về tập đoàn Dầu khí nên giao cho Ủy ban Kinh tế là phù hợp.
Bên cạnh nội dung, một số ý kiến cũng đề nghị cần có cơ chế hữu hiệu để giám sát việc thực hiện những kiến nghị từ kết quả giám sát.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền lấy dẫn chứng, năm 2009 thực hiện giám sát về việc thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển ngành điện đến năm 2015, Ủy ban này đã phát hiện ra nhiều dự án thuộc quy hoạch điện VI không được thực hiện đúng tiến độ và nhiều bất cập khác. Song những kiến nghị của ủy ban chưa được quan tâm thực hiện tốt.
Chủ tịch Hôị đồng Dân tộc Ksor Phước chia sẻ kinh nghiệm: sau giám sát chuyên đề, cơ quan chủ trì giám sát nên có văn bản “cô” lại các nội dung, kiến nghị, gửi cho Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan để nhắc thực hiện kiến nghị của đoàn giám sát.
“Nếu quá 6 tháng mà không nhúc nhích gì, thì phải chất vấn Thủ tướng, các bộ trưởng trước các kỳ họp Quốc hội. Tôi đề nghị phải thành quy định luôn”, ông nhấn mạnh.