Hiệu suất bay cao, các quỹ cổ phiếu mạnh tay "xuống tiền" trong tháng 5

Thu Minh
Chia sẻ

Trong tháng 5/2025, có 19/35 mở đầu tư cổ phiếu giảm tỷ trọng tiền mặt, tăng so với 13/32 quỹ trong tháng 4/2025...

Trong tháng 5/2025, có 19/35 mở đầu tư cổ phiếu giảm tỷ trọng tiền mặt, tăng so với 13/32 quỹ trong tháng 4/2025, theo thống kê từ FiinTrade. 

Đáng chú ý, hai quỹ thuộc Dragon Capital là quỹ Cổ phiếu Việt Nam Chọn lọc (VFMVSF) và Quỹ Chứng khoán Năng động DC (DCDS) đều ghi nhận động thái giảm tỷ trọng tiền mặt trong hai tháng liên tiếp. Xu hướng này phản ánh tâm lý bớt phòng thủ hơn ở các quỹ cổ phiếu, trong bối cảnh thị trường đang trên đà phục hồi.

Về dòng tiền, xu hướng rút ròng vẫn tiếp diễn trong tháng 5/2025, nhưng quy mô rút ròng đã giảm đáng kể, với gần 1,8 nghìn tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức 3,3 nghìn tỷ đồng trong tháng 4/2025.

Quy mô rút ròng giảm mạnh ở nhóm quỹ Cổ phiếu và Trái phiếu: Giá trị rút ròng trong tháng 5 tập trung chủ yếu ở nhóm quỹ Cổ phiếu và Trái phiếu, nhưng quy mô rút ròng đã thu hẹp rõ rệt. Cụ thể, nhóm quỹ Cổ phiếu ghi nhận rút ròng 1,7 nghìn tỷ đồng, giảm một nửa so với mức rút ròng trong tháng 3/2025 (gần 3,5 nghìn tỷ đồng). Dòng tiền nộp/rút khá cân bằng trong tháng 5/2025 ở nhóm quỹ trái phiếu, với giá trị rút ròng giảm còn 26 tỷ đồng từ mức 800 tỷ đồng trong tháng 4/2025.

Quy mô rút ròng giảm mạnh ở nhóm quỹ thụ động: Các quỹ ETF ghi nhận rút ròng gần 400 tỷ đồng trong tháng 5/2025, giảm mạnh so với tháng 4 (rút ròng gần 2,5 nghìn tỷ đồng) nhờ (1) sự đảo chiều vào ròng 335 tỷ đồng ở quỹ DCVFMVN Diamond, (2) dòng vốn nộp/rút cân bằng ở quỹ VNM ETF, và (3) động thái giảm rút ròng ở quỹ ETF DCVFMVN30, Fubon FTSE Vietnam ETF.

Ở chiều ngược lại, quỹ Xtrackers FTSE Vietnam chứng kiến quy mô rút ròng tăng gấp đôi, nối dài chuỗi rút vốn sang tháng thứ 9 liên tiếp với tổng giá trị lũy kế gần 1.100 tỷ đồng. Danh mục đầu tư của quỹ này tập trung vào các cổ phiếu VN30 như HPG, VIC, VCB, VHM và MSN.

Dòng vốn thiếu ổn định ở nhóm quỹ mở và tiếp tục rút ròng ở nhóm quỹ đóng: Tháng 5/2025, dòng vốn đảo chiều rút ròng mạnh ở quỹ PYN Elite (-536 tỷ đồng) và quỹ Chứng khoán Năng động DC (-200 tỷ đồng) và ngược lại, tiếp tục vào ròng tháng thứ 19 liên tiếp ở quỹ Kinh tế Hiện đại VinaCapital (VMEEF) dù hiệu suất của quỹ này -5,2% trong 5 tháng năm 2025, kém xa năm 2024 (+34%). Danh mục nắm giữ của PYN Elite chủ yếu là Ngân hàng, trong đó MBB vừa được tăng tỷ trọng lên 12,1% từ mức 10,1% trong tháng 4/2025. Với quỹ đóng, áp lực rút vốn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở VEIL và VOF.

Áp lực rút vốn dịu đi đáng kể ở nhóm quỹ trái phiếu trong tháng 5/2025, với dòng tiền nộp/rút chênh lệch nhẹ ở mức -26 tỷ đồng, giảm mạnh so với quy mô rút ròng trong tháng 4 (-849 tỷ đồng). Sự cải thiện này đến từ quy mô rút ròng giảm mạnh ở quỹ TCBF và quỹ TP Bảo Thịnh Vinawealth (VFF) và dòng vốn đảo chiều vào ròng ở 8/23 quỹ trái phiếu, đáng chú ý nhất là quỹ Trái phiếu DCIP với giá trị vào ròng khoảng 191,6 tỷ đồng (trước đó bị rút ròng gần 164 tỷ đồng trong tháng 3-4/2025).

Ngược chiều với xu hướng chung, quỹ TP An Bình (ABBF) ghi nhận dòng vốn rút ròng gần 186 tỷ đồng trong tháng 5, tăng mạnh so với tháng 4 (-96,3 tỷ đồng). Trước đó, quỹ này ghi nhận dòng tiền vào ròng hơn 344 tỷ đồng từ tháng 12/2024 đến tháng 3/2025. Quỹ ABBF tăng mạnh tỷ trọng nắm giữ trái phiếu từ 68,5% trong tháng 4/2025 lên 73,6% trong tháng 5/2025, với top nắm giữ phần lớn là trái phiếu doanh nghiệp của Vingroup, Masan.

Cũng theo thống kê của FiinTrade, hiệu suất trung bình của các quỹ cổ phiếu đạt +7,4% trong tháng 5/2025, đánh dấu mức cao nhất trong 12 tháng qua và phản ánh đà phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam trong ngắn hạn. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 5/2025, vẫn có tới 38/66 quỹ ghi nhận hiệu suất âm, chủ yếu ở nhóm quỹ mở và quỹ đóng, cho thấy mức độ phục hồi giữa các quỹ còn chưa đồng đều.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con